Bộ trưởng Cao Đức Phát: Chất cấm trong chăn nuôi tác hại không thua kém ma túy
Mục tiêu của đợt cao điểm an toàn vệ sinh thực phẩm trong nông nghiệp từ nay đến 2/2016 là giải quyết tình trạng sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.
Sử dụng tràn lan chất cấm trong chăn nuôi
Trình bày báo cáo tại hội nghị trực tuyến triển khai đợt cao điểm hành động vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP) trong lĩnh vực nông nghiệp chiều 19/10, ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (Nafiqad) cho biết, 9 tháng đầu năm, các cơ quan chức năng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã tổ chức 22 đoàn thanh tra chuyên ngành theo kế hoạch và 33 đoàn thanh tra đột xuất.
Chất cấm trong chăn nuôi đang bị sử dụng tràn lan gây hại cho người tiêu dùng
Kết quả cho thấy, cơ quan chức năng đã ban hành gần 1.200 quyết định xử phạt, với tổng số tiền là 21,8 tỷ đồng.
Số liệu giám sát an toàn thực phẩm (ATTP) nông thủy sản trên diện rộng 9 tháng đầu năm của Nafiquad cũng cho thấy tỷ lệ mẫu giám sát vi phạm ATTP còn cao, một số chỉ số ATTP chưa có cải thiện so với năm 2014. Cụ thể, 10,3% mẫu rau có dư lượng hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) vượt mức giới hạn cho phép; 16% mẫu thịt phát hiện có Salmonella, 7,6% mẫu thịt có dư lượng hóa chất, kháng sinh vượt ngưỡng.
Đặc biệt, đợt thanh tra đột xuất của Thanh tra Bộ tại các cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y đã phát hiện và xử lý 5 công ty sử dụng chất cấm trong chăn nuôi để sản xuất thức ăn chăn nuôi, sản xuất thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi không có trong danh mục cho phép.
5 cơ sở nêu trên bao gồm Công ty CP SX&TM Đại An Tín, Công ty TNHH Vimark, Cơ sở sản xuất thuốc thú y Khoa Nguyên, Công ty TNHH thuốc thú y- thủy sản Cường Phát, Công ty TNHH Cổ phần thương mại và sản xuất Bắc Âu Mỹ.
Video đang HOT
Cũng trong đợt thanh kiểm tra này, cơ quan chức năng đã tiêu hủy tại chỗ 13,3 kg hóa chất vàng ô là chất tạo màu trong chăn nuôi gia cầm, có thể gây ung thư. 20kg chất bột màu trắng nghi là chất cấm Salbutamol tạo nạc không rõ nhãn mác, nguồn gốc, xuất xứ cũng bị cơ quan chức năng phát hiện và tịch thu.
Nhận định về tình hình sử dụng chất cấm tràn lan hiện nay, Bô trương Bộ NN&PTNT Cao Đưc Phat cho rằng, tinh hinh cai thiên song tốc độ châm hơn so với mong đơi. “Gân đây nổi lên môt so viêc nôi côm gây lo lăng cho nhân dân, anh hương tơi uy tin nông san như sư dung chât câm, lam dung khang sinh trong chăn nuoi va thuy san, lam dung chât kich thich, thuôc bao vê thưc vât trong trông trot…”, Bộ trưởng nói.
Xử lý triệt để tình trạng dùng chất cấm trong chăn nuôi
Theo Bộ trưởng Cao Đức Phát, để giải quyết tình trạng trên, trươc hêt cần tâp trung xư ly nhưng vân đê nôi côm. Bộ trưởng kiên nghi Pho thu tương Vũ Đức Đam phôi hơp đê triên khai đơt cao điêm hanh đông vê sinh ATTP trong nông nghiêp.
Mục tiêu của đợt cao điểm an toàn vệ sinh thực phẩm trong nông nghiệp kéo dài từ nay đến hết tháng 2/2016 là giải quyết tình trạng sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, đặc biệt là nhóm chất tạo nạc Salbutamol và chất Vàng Ô (thường sử dụng làm ve tường trong xây dựng); hạn chế tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong rau, quả và tồn dư hoá chất, kháng sinh trong thủy sản nuôi, tạo niềm tin cho người tiêu dùng thực phẩm nông sản, thuỷ sản.
Đồng quan điểm, Thư trương Bô Y tê Nguyên Thanh Long cho hay, Bộ Y tế hiện đang rât mong muôn Đề an thanh tra thi điêm về thanh tra vệ sinh an toàn thực phẩm trong đó có sự phối hợp chặt chẽ giữa 3 bộ là Bộ NN&PTNT, Bộ Y tế và Bộ Công thương.
Theo ông Long, điểm nổi bật của đề án trên là cho phép thanh tra ca tuyên huyên va tuyên xa. Thu tướng cho phep trưng dung hoăc giao nhiêm vu cho công chưc, viên chưc tuyên huyên xa đê thực hiện thanh tra. Ngoài ra, theo Thư trương Nguyên Thanh Long: “Ngươi thanh tra đôc lâp đươc xư ly vi pham như canh sat, đươc xư ly vi pham va phat tiền vơi đung mưc ngương như canh sat phat. Tông sô tiên phat đươc giư lai 100% cho cac cơ sơ. Chinh phu không cho tăng biên chê ma chi giao nhiêm vu va quyên han xư ly”.
Tình hình sử dụng chât câm trong chăn nuôi hiện rất đáng lo ngại. Theo Bộ trưởng Cao Đức Phát, môt sô ngươi dân phan anh mua bich nilong chất cấm vê trôn vao thưc ăn. “Tương tư với chât khang sinh, năm nay người chăn nuôi thuy san dung khang sinh rât nhiêu vưa với mục đích tri bênh vừa với mục đích la pha khang sinh vao thưc ăn để kich thich tăng trương. Việc này sẽ rất nguy hại bởi nó sẽ đê lai dư lương kháng sinh lơn trong cơ thể vật nuôi. Ngươi ăn nhiêu các nông sản này dân đên nhơn khang sinh”, Bộ trưởng nói. Theo đó, Bộ trưởng đề nghị ngành y tê kiêm soat ngăt ngheo viêc nhập khẩu va kinh doanh một số loại khang sinh được sử dụng tràn lan trên.
Đặc biệt, để việc kiểm soát chất cấm trong chăn nuôi được đẩy mạnh hơn, tại cuộc họp, Bộ trưởng đề nghi Bô Công an vao cuôc điêu tra va xư ly như đối với chất ma tuy. “Chât cấm trong chăn nuôi tác hại không thua kem ma tuy. Do đó phai triêt pha băng đươc, moi thư cư đêu đêu là không đươc, phai cung nhau chiên đâu. Đê nghi hội nông dân, phu nư… phôi hơp đâu tranh vơi nhưng đôi tương vi lơi ich ca nhân”, Bộ trưởng nói.
Sau khi nghe các Bộ và địa phương báo cáo tình hình, Pho Thu tương Chính phủ Vu Đưc Đam bày tỏ quan điểm đông tinh việc các Bộ ngành cùng phat đông tháng cao điêm về vệ sinh ATTP. Phó Thủ tướng chỉ đạo các cơ quan chức năng tập trung vào 3 chất cấm la vàng ô, sabutamol va thuôc bao vê thưc vât. “Trong đó, hôi nông dân, phu nư phai kêt hơp vơi cac nganh cua minh, canh bao tơi tưng hô nông dân và người tiêu dung nguy cơ cu thê. Vi du, đối với dư lương vang ô, phai noi tơi cung cho moi ngươi hiêu la cai gi, tác hại như thế nao… hiêu rôi ai tiêp tuc thi la vi pham, xư ly”, Phó Thủ tướng nói.
Theo_Vietq
Rau, thịt "bẩn" hoành hành đáng báo động
Có tới 10,3% mẫu rau có dư lượng hoạt chất thuốc BVTV vượt mức giới hạn cho phép; 16% mẫu thịt phát hiện có chất cấm Salmonella, 7,6% mẫu thịt có dư lượng hóa chất, kháng sinh vượt ngưỡng.
Thông tin trên vừa được ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm Thủy sản (Bộ NN&PTNT) công bố tại Hội nghị Trực tuyến về vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp, tổ chức chiều 19/10 tại Hà Nội.
Ông Tiệp cho biết: Công tác giám sát ATTP nông thủy sản trên diện rộng 9 tháng đầu năm cho thấy tỷ lệ mẫu giám sát vi phạm ATTP còn cao, một số chỉ số ATTP chưa có cải thiện so với năm 2014. Cụ thể, có 1,01% mẫu thủy sản nhiễm dư lượng hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng/vượt ngưỡng cho phép; 10,3% mẫu rau có dư lượng hoạt chất thuốc BVTV vượt mức giới hạn cho phép; 16% mẫu thịt phát hiện có Salmonella, 7,6% mẫu thịt có dư lượng hóa chất, kháng sinh vượt ngưỡng.
Tỷ lệ rau tồn dư thuốc BVTV gia tăng (Ảnh minh họa)
"Tỷ lệ rau có tồn dư thuốc BVTV tăng so với trung bình các năm. Mọi năm tỷ lệ này chỉ dao động từ 6-8%, nhưng năm nay đã tăng lên hơn 10%. Đây là điều đáng lo ngại," ông Tiệp nhấn mạnh.
Theo ông Tiệp, nguyên nhân của tình trạng trên là do các đơn vị còn chưa xác định trọng tâm, định hướng rõ ràng và tập trung nguồn lực để triển khai các nhiệm vụ được phân công; chưa chỉ đạo xuống các cấp địa phương để triển khai quyết liệt; tình hình triển khai tại các địa phương còn dàn trải, mang tính hình thức; chưa giám sát, đánh giá, xác định được kịp thời sản phẩm, công đoạn, địa bàn nguy cơ cao để tập trung xử lý hiệu quả, dứt điểm...
Tiêu hủy hơn 13kg chất Vàng-ô
Trong 9 tháng đầu năm các Tổng Cục, Cục chuyên ngành thuộc Bộ đã tổ chức được 22 đoàn thanh tra chuyên ngành theo kế hoạch và 33 đoàn thanh tra đột xuất và đã xử phạt 1.198 vụ với tổng số tiền hơn 21,8 tỷ đồng.
Trong đó đáng chú ý là phát hiện và xử lý 5 công ty sử dụng chất cấm trong sản xuất thức ăn chăn nuôi, sản xuất thuốc thú y/TĂCN không có trong danh mục cho phép; tiêu hủy tại chỗ 13,3 kg hóa chất Vàng-ô) (VAT YELLOW), tịch thu 20kg chất bột màu trắng không rõ nhãn mác, nguồn gốc, xuất xứ...
Tỷ lệ thịt nhiễm chất cấm, hóa chất vẫn cao (Ảnh minh họa)
Qua kiểm tra, giám sát các lô hàng nông lâm thủy sản nhập khẩu trong 9 tháng đầu năm, lực lượng chức năng cũng đã phát hiện và tiêu hủy 09 lô sản phẩm nguồn gốc động vật nhập khẩu do dương tính với bệnh MrNV, VNN và không đảm bảo ATTP theo quy định; đình chỉ 01 lô sản phẩm nguồn gốc thực vật nhập khẩu có dư lượng Chlorpyrifos vượt mức tối đa cho phép xuất xứ từ Indonesia.
Trong thời gian tới, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát cần tập trung giải quyết căn bản bức xúc nổi cộm hiện nay là sử dụng chất cấm trong chăn nuôi; giảm thiểu rõ nét mức tồn dư thuốc BVTV trong rau, quả; chất cấm, tồn dư hoá chất, kháng sinh trong thịt lợn, thịt gà, thủy sản nuôi, tạo niềm tin cho người tiêu dùng thực phẩm nông sản, thuỷ sản.
Nguyên An
Theo Dantri
Bộ trưởng nghe nói xin một lốt vào bến Mỹ Đình mất nửa tỉ, Sở GTVT nói không có đâu Bộ trưởng Đinh La Thăng nghe nói xin một lốt xe vào bến Mỹ Đình mất cả nửa tỉ đồng. Thế nhưng, lãnh đạo Sở GTVT Hà Nội quả quyết không có chuyện đó... Mới đây, tại cuộc họp giải quyết các kiến nghị của Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam, Bộ trưởng Đinh La Thăng tiếp tục truy vấn Vụ...