Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến: Còn khám chữa bệnh là còn sai sót
“Một khi có bệnh, đi khám chữa bệnh thì vẫn có thể khỏi bệnh, có thể biến chứng, tai biến và có thể tử vong. Còn khám chữa bệnh là còn sai sót. Tai biến y khoa là điều không thể tránh trong y học, có những điều y học bất lực”, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến giải trình trước QH trong phiên chất vấn chiều 1.4.
Loại khỏi ngành y bác sĩ không có y đức
Trong phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến của Ủy ban thường vụ Quốc hội (UBTV QH), nhiều ĐB đã đặt vấn đề liên quan đến chất lượng khám chữa bệnh, y đức.
ĐB Đặng Xuân Thăng (Hải Dương) chất vấn Bộ trưởng đánh giá thế nào trước băn khoăn của cử tri là thời gian qua y đức chưa chuyển biến tích cực.
ĐB Trương Minh Hoàng đặt vấn đề: “Nhiều trường hợp sai sót y khoa, khiến người làm bác sĩ phải hổ thẹn với bậc thầy, các y bác sĩ đi trước. Nên chăng cần lập một quỹ bảo hiểm nghề nghiệp để bù đắp cho người dân trong sai sót y khoa?”
Không để chấp nhận, để chuyện y bác sĩ mê tiền hơn mê điều trị bệnh cho người dân
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng
Một khi có bệnh, đi khám chữa bệnh thì vẫn có thể khỏi bệnh, có thể biến chứng, tai biến và có thể tử vong. Còn khám chữa bệnh là còn sai sót. Tai biến y khoa là điều không thể tránh trong y học, có những điều y học bất lực”, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến giải trình.
Video đang HOT
Người đứng đầu Bộ Y tế nói không dám trả lời được là khi nào chấm dứt về sai sót y khoa của y bác sĩ.
Tuy nhiên, theo bà Bộ trưởng, hiện ngành y tế đang chấn chỉnh, xử lý nghiêm các trường hợp sai sót y khoa, đặc biệt, y đức vẫn là vấn đề rất nóng bỏng.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến trả lời chất vấn trước QH chiều 1.4 – Ảnh: Ngọc Thắng
“Kiên quyết đưa ra khỏi ngành cán bộ mất phẩm chất, đạo đức của ngành. Đồng thời, động viên, tuyên dương cán bộ làm tốt, hết lòng vì bệnh nhân. Chứ nếu làm cho họ buồn chán thì bệnh nhân cũng thiệt thòi”, Bộ trưởng Bộ Y tế phát biểu.
Không chấp nhận, để chuyện y bác sĩ mê tiền hơn mê điều trị bệnh
Trong khi đó, theo các ĐB, nhiều ý kiến cử trí phản ánh có sự phân biệt đối xử giữa bệnh nhân khám dịch vụ với bệnh nhân bảo hiểm y tế (BHYT). Công tác quản lý đối với cơ sở y tế tư nhân, đặc biệt là phòng khám có yếu tố nước ngoài còn lỏng lẻo, nhiều trường hợp vi phạm gây hại cho sức khỏe người dân, tiền mất tật mang. ĐBQH đề nghị Bộ trưởng Bộ Y tế có giải pháp chấn chỉnh.
Trong phiên chất vấn, ĐB Nguyễn Văn Phúc cho rằng: Nếu QH cho phép trưng cầu ý dân thì tôi sẽ chọn bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến hơn bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh (Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch). Vì nếu làm cuộc trưng cầu ý dân là tiếp tục đầu tư cho ngành y tế hay ASIAD thì tôi sẽ chọn đầu tư cho y tế.
Theo ĐB Trương Minh Hoàng (Cà Mau): hiện nay, điều kiện cơ sở vật chất, chất lượng điều trị tuyến cơ sở còn hạn chế, người dân không tin tưởng thì vượt tuyến là đương nhiên.
Bà Tiến nhìn nhận: Bên khám bệnh bảo hiểm thì rất đông, chi phí do BHYT chi trả theo mức thanh toán nhất định. Trong khi đó, khám dịch vụ người dân phải tự chi trả nhiều hơn, điều kiện khám tốt hơn, chờ có máy lạnh. Đó là sự khác biệt.
“Tuy nhiên, tôi hiểu người dân bức xúc là thái độ của cán bộ y tế. Đây là vấn đề y đức chúng tôi vẫn đang chấn chỉnh. Đồng thời, chúng tôi đang chấn chỉnh lại quy trình khám chữa bệnh cho bớt phiền hà nhân dân”, người đứng đầu Bộ Y tế nói.
Còn về chất lượng tại các bệnh viện thì theo Bộ trưởng Bộ Y tế: “Đi nhiều bệnh viện tỉnh chúng tôi thấy sự thay đổi đáng ngạc nhiên. Ở các phòng khoa khám bệnh, có bệnh viện mua cả ghế ngồi chờ như ở sân bay cho bệnh nhân, có quạt, cầu thang máy cho người dân đi”.
Bà Tiến cho biết sự thay đổi đó ở các bệnh viện do đã trích đầu tư từ 15% trong số tiền tăng viện phí.
Cảnh quá tải, bệnh viện phải lấy gầm giường làm… giường bệnh cho bệnh nhân, tại Bệnh viện Ung bướu TP.HCM – Ảnh: Nguyên Mi
“Khi giá dịch vụ khám chữa bệnh ở bệnh viện công được tính đúng, tính đủ như bệnh viện tư nhân, có sự cạnh tranh lành mạnh thì các bệnh viện bắt buộc phải nâng cao chất lượng, chứ không người dân sẽ ra ngoài khám hết. Bộ Y tế đang tính tới lộ trình đảm bảo cạnh tranh công bằng giữa bệnh viện tư công để người dân thụ hưởng sự chăm sóc sức khỏe tốt nhất”, Bộ trưởng nêu giải pháp.
Trước những vấn đề y tế được chất vấn, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng kết luận đề nghị Bộ Y tế chấn chỉnh, loại ra khỏi ngành những người không có y đức, không thể để người không có y đức mà lại hoạt động trong ngành khám chữa bệnh cho người dân, một lĩnh vực hết sức quan trọng.
“Không chấp nhận, để chuyện y bác sĩ mê tiền hơn mê điều trị bệnh cho người dân”, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nói.
Theo TNO
Chủ tịch nước trao tặng danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân
Nhân kỷ niệm 59 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam, ngày 27-2, tại Cung Văn hóa Hữu nghị, Hà Nội, Bộ Y tế đã tổ chức lễ trao tặng danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân cho 67 cá nhân. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang; đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã tham dự buổi lễ.
Trao tặng danh hiệu Thầy thuốc nhân dân cho 67 cá nhân; đồng thời chúc mừng cán bộ ngành y tế nhân ngày Thầy thuốc Việt Nam 27-2, Chủ tịch nước khẳng định 59 năm qua, ngành y tế nước ta đã luôn lấy lời dạy của Bác Hồ: "Lương y phải như từ mẫu" là mục tiêu rèn luyện, phấn đấu. Trong các cuộc kháng chiến chống xâm lược, các thế hệ thầy thuốc đã vượt qua mọi khó khăn gian khổ để chăm sóc cứu chữa thương binh, bệnh binh, đồng bào, đồng chí. Đất nước hòa bình thống nhất, đội ngũ thầy thuốc tiếp tục tận tụy cống hiến vì sức khỏe cho mọi gia đình. Biểu dương ngành y tế đã có sự phát triển lớn mạnh về mọi mặt, góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, Chủ tịch nước đề nghị ngành y tế cần tiếp tục củng cố mạng lưới y tế từ Trung ương đến cơ sở; tăng cường quản lý các hoạt động khám, chữa bệnh, sản xuất kinh doanh thuốc, nâng cao y đức, xây dựng nền y học Việt Nam tiên tiến, hiện đại và dân tộc.
Khẳng định nghề y là nghề cao quý, đòi hỏi cao về phẩm chất và tài năng, Chủ tịch nước mong muốn cán bộ ngành y tế nâng cao trìnhđộ nghiệp vụ, không ngừng rèn luyện chuyên môn và đạo đức; tận tụy phục vụ nhân dân.
Theo ANTD
Đường dây nóng "nóng" máy vì dân phàn nàn về y đức Đường dây nóng của Bộ Y tế "nóng" máy vì dân phàn nàn về y đức. Mới được lập trong 10 ngày đã tiếp nhận gần 300 cuộc gọi phản ánh của người dân về công tác khám chữa bệnh, thái độ y bác sĩ ... Ngày 18/11, tại hội nghị trực tuyến về thiết lập đường dây nóng nâng cao chất lượng...