Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp cảnh báo nguy cơ cao xâm nhiễm các dịch bệnh nguy hiểm dịp Tết
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết, tình trạng gia cầm nhập lậu từ Trung Quốc vào Việt Nam có thể tăng mạnh trong các tháng trước và sau Tết Nguyên đán là nguy cơ rất cao về xâm nhiễm các loại dịch bệnh nguy hiểm, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình phát triển chăn nuôi, an toàn thực phẩm và sức khỏe người dân.
Báo cáo từ các cơ quan chuyên môn thú y của Trung ương, địa phương cho thấy tình trạng gia cầm, sản phẩm gia cầm, đặc biệt là gia cầm nhập lậu từ Trung Quốc vào Việt Nam có thể tăng mạnh trong các tháng trước và sau Tết Nguyên đán. Cụ thể, tại tỉnh Lạng Sơn từ đầu năm 2018 đến nay đã bắt giữ và xử lý trên 102 vụ vận chuyển trái phép với tổng số trên 118.000 con gia cầm giống, trên 3.000 kg gia cầm thịt và 26.000 quả trứng.
Trước tình trạng này, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường nhận định, tình trạng trên là nguy cơ rất cao về xâm nhiễm các loại dịch bệnh nguy hiểm, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình phát triển chăn nuôi, an toàn thực phẩm và sức khỏe người dân.
Qua đó, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT đã gửi công điện khẩn đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các Bộ, ngành có liên quan; Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban chỉ đạo 389 quốc gia) phối hợp chỉ đạo tổ chức triển khai đồng bộ các giải pháp ngăn chặn tình trạng nhập lậu, vận chuyển trái phép, buôn bán, tiêu thụ động vật, sản phẩm động vật nhập lậu từ nước ngoài vào Việt Nam.
Nhập lậu gia cầm dịp Tết, nguy cơ cao xâm nhiễm các dịch bệnh nguy hiểm. (Ảnh minh họa).
Công điện nêu rõ cần tổ chức giám sát chặt chẽ tại cửa khẩu, đường mòn, lối mở khu vực biên giới đối với người và phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật vào Việt Nam, đặc biệt các tỉnh biên giới phía Bắc; trường hợp bắt được các kiện hàng động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu bất hợp pháp thì phải tiêu hủy ngay (trước khi tiêu hủy phải lấy mẫu gửi các cơ quan thú y để xét nghiệm bệnh).
Video đang HOT
Đồng thời yêu cầu Ban chỉ đạo 389 Quốc gia thành lập các đoàn công tác của Ban chỉ đạo 389 quốc gia trực tiếp đến các địa bàn trọng điểm để hướng dẫn, đôn đốc và kiểm tra việc tổ chức triển khai đồng bộ các biện pháp phòng và ngăn chặn tình trạng vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật từ nước ngoài vào Việt Nam.
Trước đó, cơ quan báo chí đã phản ánh về việc “Gà Trung Quốc ồ ạt nhập lậu “biến” thành gà nội”. Việc gia cầm nhập lậu hàng triệu con mỗi ngày diễn ra công khai mà không chịu bất kỳ sự kiểm soát nào của các cơ quan chức năng. Gia cầm giống, trứng gia cầm được đóng khu vực đường biên, chuyển ra một số điểm ở Lộc Bình (Lạng Sơn) rồi lên xe ô tô đưa đi các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, Hà Nội…
Không chỉ vậy, các đối tượng mua bán, vận chuyển gia cầm lậu đã dùng các thủ đoạn tinh vi như sử dụng ô tô chở hàng thường xuyên đổi biển kiểm soát, thuê lực lượng “trông đường” hay còn gọi là “chim lợn” để “thông chốt”, trả tiền cho những người “bảo kê” để “làm luật”.
Hoàng Dũng
Theo Dân trí
Xuất khẩu nông sản 2018: Cao su, tiêu, điều"ôm" nỗi buồn riêng
Năm 2018 đánh dấu sự tăng trưởng vượt bậc trong xuất khẩu (XK) nông sản với kim ngạch dự báo sẽ đạt 40 tỷ USD. Tuy nhiên, bên cạnh những tín hiệu tích cực của mặt hàng lúa gạo, rau quả..., vẫn còn nhiều mặt hàng phải ngậm ngùi với nỗi buồn riêng.
Lượng tăng, giá trị giảm
Báo cáo của Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NNPTNT) cho thấy, 10 tháng năm 2018, XK nông, lâm, thủy sản ước đạt 32,6 tỷ USD, tăng 8,1% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó, giá trị XK các mặt hàng nông sản chính ước đạt 16,4 tỷ USD (tăng 2,3%); thủy sản ước đạt 7,24 tỷ USD (tăng 6,2%) và chăn nuôi ước đạt 0,46 tỷ USD (tăng 9,5%)...
Diện tích hồ tiêu gấp 5 lần so với quy hoạch khiến giá xuất khẩu giảm đáng kể. Ảnh: T.L
Theo đánh giá, lúa gạo, rau quả... là những mặt hàng có sự tăng trưởng vượt bậc cả về sản lượng và kim ngạch XK. Thậm chí, rau quả còn đến được nhiều thị trường khó tính sau khi vượt qua những đợt kiểm tra nghiêm ngặt. Ở chiều ngược lại, hàng loạt mặt hàng cây công nghiệp như tiêu, điều, cao su... lại ghi nhận sự sụt giảm đáng kể về kim ngạch XK dù sản lượng có tăng. Đây được cho là hệ quả tất yếu của một quá trình phát triển theo phong trào, không theo quy hoạch.
Đơn cử như mặt hàng hồ tiêu, thống kê mới nhất cho thấy, sản lượng XK 10 tháng năm 2018 ước đạt 207.000 tấn, kim ngạch 676 triệu USD, tăng 7,9% về khối lượng nhưng giảm tới 33,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017.
Các thị trường chính của hạt tiêu Việt Nam trong 9 tháng đầu năm tiếp tục là Mỹ, Ấn Độ, Pakistan. Điều đáng lo ngại là giá XK tiêu bình quân 10 tháng chỉ đạt 3.266 USD/tấn, giảm tới 38,3% so với cùng kỳ năm 2017.
Có vẻ như sau thời kỳ hoàng kim, hồ tiêu đã lâm vào "cơn bĩ cực" với những đợt giảm giá sâu chưa từng có. Đây là hệ quả tất yếu của sự phát triển quá "nóng" sau khi giá tiêu có thời điểm tăng "như lên đồng". Theo thống kê của Bộ NNPTNT, diện tích hồ tiêu đã vượt gấp 5 lần so với quy hoạch (mục tiêu đến năm 2020, diện tích hồ tiêu cả nước là 50.000ha, nhưng hiện đã đạt 152.000ha), khiến giá hồ tiêu đang ở đỉnh cao 200.000 đồng/kg, đột ngột giảm sâu chỉ còn 60.000 - 70.000 đồng/kg.
XK hạt điều cũng ghi nhận sự sụt giảm đáng kể về giá trị. Theo đó, 10 tháng năm 2018, XK hạt điều ước đạt 301.000 tấn, kim ngạch 2,78 tỷ USD, tăng 3,39% về lượng nhưng giảm 3,47% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017. Mỹ, Hà Lan và Trung Quốc vẫn duy trì là 3 thị trường nhập khẩu điều lớn nhất của Việt Nam. Giá XK bình quân hạt điều đạt khoảng 9.303 USD/tấn, giảm 5,2% so với cùng kỳ năm trước.
Với hạt điều, khó khăn lại nằm ở khâu sản xuất và chế biến khi cho đến thời điểm này dù có nhiều tiềm năng nhưng chúng ta vẫn chưa chủ động được nguồn nguyên liệu, phải phụ thuộc vào nhập khẩu; trong khi đó, nông dân không còn mặn mà với loại cây này do dịch bệnh tăng nhưng giá bán lại bấp bênh.
Cùng chung tình cảnh với hồ tiêu, hạt điều là mặt hàng cao su. Ước tính khối lượng XK cao su 10 tháng đạt 1,21 triệu tấn và 1,66 tỷ USD, tăng 13,4% về khối lượng nhưng giảm 7,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017. Giá cao su XK bình quân tháng 10 của Việt Nam ước đạt 1.293 USD/tấn, giảm tới 15,7% so với mức giá 1.535 USD/tấn của cùng kỳ năm 2017.
Hóa giải điểm yếu
Có thể nhận thấy, một trong những điểm yếu cố hữu của nông sản Việt Nam là sản xuất nhỏ lẻ nhưng lại theo phong trào, thiếu sự liên kết. Ông Ngô Văn Tiên ở xã Nam Giang, huyện Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai (chủ trang trại trồng hồ tiêu, cà phê, mỗi năm thu lãi 5 tỷ đồng/năm sau khi trừ chi phí) cho hay: Thực tế, việc tiêu thụ nông sản có khá nhiều bấp bênh, thường bị thương lái ép giá. Nông sản làm ra có chất lượng cao nhưng giá bán không được như mong muốn.
Xung quanh câu chuyện XK nông sản, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường cho hay: Năm nay, toàn ngành có thể đạt mục tiêu tăng trưởng và XK cao. Tuy nhiên, kết quả không được trọn vẹn, vì riêng khu vực cây công nghiệp năm nay giá thấp, thậm chí có một vài sản phẩm rất thấp, không phải chỉ có cao su, tiêu, điều mà kể cả mía.
Theo Bộ trưởng Cường, trên thực tế, Bộ NNPTNT đã nhìn thấy từng cây, từng đối tượng, ngành hàng có những điểm yếu gì để trong chương trình tái cơ cấu từng bước khắc phục. Điển hình như với riêng cây điều, điểm yếu có thể kể đến là Việt Nam phải nhập khẩu tới 70% nguyên liệu cho chế biến; năng suất cây điều Việt Nam mặc dù so với thế giới cao gấp đôi, nhưng so với cây trồng khác và so với yêu cầu người nông dân thì còn phải nâng lên nữa; cần tận dụng hơn nữa các phế liệu khác từ quả cây điều...
Theo Danviet
"Dọn đường" xuất khẩu sữa sang Trung Quốc vào năm 2019 Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Trung Quốc cho biết, Trung Quốc đã hoàn tất báo cáo đánh giá rủi ro mở cửa thị trường sữa cho Việt Nam. Năm 2019, các doanh nghiệp của Việt Nam có thể xuất khẩu (XK) sữa sang quốc gia này. Dọn đường để xuất khẩu sữa sang Trung Quốc Mới đây, tại buổi...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Một phụ nữ ở Lai Châu tử vong nghi ngộ độc do ăn nấm dại

Những lợi ích sức khỏe sau một giờ đi bộ mỗi ngày

Phẫu thuật nội soi cắt vát dạ dày cho 20 người béo phì

Một người tử vong do ăn nấm lạ

'Mẹo' giảm ảnh hưởng của sóng điện thoại di động đến cơ thể người

Dịch sởi chưa có dấu hiệu dừng lại

Sàng lọc di truyền giúp hiện thực hóa giấc mơ được làm cha mẹ

6 tác hại bất ngờ của việc tiêu thụ quá nhiều nghệ

Thời điểm tốt nhất để uống vitamin D, sắt, kẽm...

Triệu chứng xuất hiện khi ăn của bệnh ung thư bị ví là 'sát thủ thầm lặng'

Uống sữa tách kem hay sữa nguyên kem tốt hơn cho sức khỏe?

Người đàn ông nguy kịch sau khi bị culi cắn
Có thể bạn quan tâm

Ly hôn 1 năm, ngày chồng cũ đến nhà xin tái hôn khiến tôi khó xử
Góc tâm tình
05:24:53 18/04/2025
Phim Việt 18+ chưa chiếu đã chiếm top 1 phòng vé, nam chính nhìn mặt thôi đã thấy buồn cười
Phim việt
23:54:55 17/04/2025
NSND Tự Long và Cục trưởng Xuân Bắc trên 1 chuyến bay, Quang Lê tạo dáng bên hoa
Sao việt
23:46:10 17/04/2025
Tuyệt phẩm lãng mạn Hàn phải xem năm 2025: Cặp chính đẹp đôi dã man, đứng thở thôi cũng thấy chemistry
Phim châu á
23:43:15 17/04/2025
Asensio nhận chỉ trích dữ dội
Sao thể thao
23:35:59 17/04/2025
Động thái của Justin Bieber trước tin phá sản, mắc nợ hàng triệu đô
Sao âu mỹ
23:06:28 17/04/2025
MC ngỡ ngàng khi cô gái 35 tuổi chưa yêu ai từ chối nam kỹ sư
Tv show
23:03:48 17/04/2025
Quách Ngọc Tuyên nói lý do quyết đến casting phim Lý Hải dù đã nổi tiếng
Hậu trường phim
22:59:58 17/04/2025
Bất chấp lời chê vũ đạo khiêu khích, Lisa vẫn thắng lớn tại Coachella 2025
Nhạc quốc tế
22:23:37 17/04/2025
Thành Long và các nghệ sĩ bị tẩy chay vì quảng cáo sản phẩm dính bê bối
Sao châu á
22:21:21 17/04/2025