Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư thích thú uống nước giếng cổ 5.000 năm
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã nhận ly nước từ một người dân lấy ở giếng cổ 5.000 năm tại xã Gio An (Gio Linh, Quảng Trị) để uống và khen ngon.
Chiều tối 16/6, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã dẫn đầu đoàn công tác cùng lãnh đạo tỉnh Quảng Trị đến thăm Giếng Trạng (thôn An Nha) – một trong 14 giếng cổ 5.000 năm tại xã Gio An.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng uống nước được lấy từ giếng cổ Gio An. Ảnh: Ngọc Vũ
Ông Nguyễn Đức Chính, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị cho biết, hệ thống giếng cổ ở Gio An được người Chăm Pa xây dựng vào cuối thời đại đồ đá, ước tính ra đời cách đây khoảng 5.000 năm. Giếng cổ Gio An là công trình hệ thống dẫn thủy cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất, là di tích có giá trị khảo cổ, văn hoá nghệ thuật độc đáo do người Chăm sáng tạo và được người Việt tiếp thu giữ gìn cho đến nay.
Các giếng cổ hầu hết đều nằm ở chân sườn các quả đồi đất đỏ ba zan lớn, được tạo thành nhờ kỹ thuật lắp ghép, kè đá để khai thác các mạch nước ngầm trong lòng đồi. Từ xưa đến nay, dù thời tiết khô hạn đến đâu, nước trong hệ thống giếng cổ cũng không bao giờ cạn, vẫn trong xanh, mát lạnh. Nhờ nguồn nước từ giếng cổ, người dân Gio An đã trồng ra loại rau xà lách xoong sạch 100%, cũng là đặc sản của vùng đất nắng gió này.
Tại đây, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đã nhận ly nước trong vắt từ một người dân lấy ở giếng Trạng để uống và khen ngon.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cùng lãnh đạo tỉnh Quảng Trị thăm vườn sâm Bố Chính. Ảnh: Ngọc Vũ
Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, hệ thống giếng cổ Gio An là công trình tuyệt đẹp, cần phải đầu tư bảo tồn và khai thác du lịch cộng đồng đem lại hiệu quả kinh tế, gìn giữ nét đẹp văn hoá.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cùng đoàn công tác còn đến thăm mô hình trồng thí điểm cây sâm dược liệu Bố Chính trên đất đỏ bazan của một nhóm 3 hộ dân triển khai ở thôn An Nha (Gio An).
Video đang HOT
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng được nhóm hộ dân tặng rượu sâm Bố Chính. Ảnh: Ngọc Vũ
Ông Lê Phước Hiếu, Phó trưởng nhóm dự án trồng sâm Bố Chính cho biết, mô hình được triển khai từ tháng 2/2019 trên diện tích 3 ha với số vốn 1,6 tỷ đồng. Sau hơn 4 tháng trồng, đến nay sâm Bố Chính của nhóm hộ dân đã phát triển tươi tốt, ra củ dài từ 12-22cm, đường kính khoảng 2,3cm.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cùng lãnh đạo tỉnh Quảng Trị thưởng thức nước sâm Bố Chính ngay tại vườn sâm. Ảnh: Ngọc Vũ
Dự kiến, sau 3 năm triển khai (2019-2021) dự án sẽ bán ra thị trường 125 tấn củ sâm tươi và một số sản phẩm từ sâm với số tiền 7,5 tỷ đồng, lợi nhuận khoảng 3,8 tỷ đồng. Từ khi dự án được triển khai đã tạo việc làm cho 30-40 lao động địa phương.
Ngay tại vườn sâm Bố Chính, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đã kiểm tra thực tế, đồng thời thưởng thức nước sâm thơm ngon, bổ dưỡng.
Sau khi thưởng thức, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng khen nước sâm Bố Chính thơm ngon. Ảnh: Ngọc Vũ
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đánh giá cao tinh thần khởi nghiệp của người dân Quảng Trị nói chung và nhóm hộ trồng sâm Bố Chính nói riêng.
Theo Bộ trưởng, mô hình trồng sâm Bố Chính rất có tiềm năng, chính quyền địa phương cần đề xuất cơ quan chuyên môn như Bộ Khoa học Công nghệ cùng vào cuộc giúp đỡ người dân về bảo tồn, phát triển nguồn giống để nhân rộng …
Theo Danviet
Bộ trưởng KH&ĐT đón Tết sớm cùng những người kém may mắn
Trong không khí hối hả chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Xuân Kỷ hợi 2019, Hội trường Bộ Bộ Kế hoạch đầu tư (KH&ĐT) như lắng đọng với những bản nhạc, lời ca, tiếng hát của những người khuyết tật... Đây là năm thứ 2, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng cũng cán bộ, công nhân viên chức của Bộ đón Tết sớm cùng với những người kém may mắn.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng phát biểu tại Chương trình. Ảnh: MPI
Khoảng lặng trước thếm năm mới...
Câu chuyện ngày cuối năm được dẫn dắt bằng hình ảnh và những trăn trở về một ngôi trường cho những đưa trẻ bị tự kỷ, về hình ảnh của Minh với số điện thoại của người cha cùng dòng chữ "Xin đừng đánh" in sau áo khiến không ít người chạnh lòngt...
Trong trong không khí lắng đọng đó, tiếng kèn saxophone của Minh Hiếu, một cậu bé tự kỷ vang lên khúc nhạc chào mừng năm mới. Chị Mai Anh, mẹ của Minh Hiếu đã dắt em lên tận sân khấu và đứng dưới bắt nhịp khích lệ con. Dường như quá hào hứng với những tiếng vỗ tay sau khi trao tặng bức tranh "suối Yến" cho Bộ trưởng Bộ KH&ĐT, Minh Hiếu vùng khỏi vòng tay của mẹ chạy đến bên chiếc đàn piano ngẫu hững chơi thêm bản nhạc "Happy New Year" của ban nhạc ABBA trong tiếng vỗ tay khán phục và sẻ chia của cả hội trường...
Hành trình để cậu bé tự kỷ Minh Hiếu vẽ đẹp, đàn hay là cả một quá trình gian truân đầy nước mắt và minh chứng rằng "những gì người bình thường làm được thì những người yếu thế cũng có thể làm được" để đóng góp một phần công sức của mình vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước ...
Nghe rất nhiều lần bản nhạc "Happy New Year" của ban nhạc ABBA song GS. Tôn Thất Triêm - nghệ sỹ piano đạt nhiều giải thưởng danh giá quốc tế phải thốt lên rằng ông chưa bao giờ nghe bản nhạc nào hay như thế. Đơn giản bởi Hiếu đã đánh thức người nghe bằng cả trái tim và sự nhạy cảm của những người không may bị thiệt thòi.
Cũng như Hiếu, Dàn hợp ca Hy vọng gồm 18 thành viên là những người khiếm thị do GS. Tôn Thất Triêm dẫn dắt cũng đã chinh phục cả hội trường với những nhạc phẩm của Beethoven, Handel... bằng tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Đức...
Lần thứ hai biểu diễn trước thềm năm mới tại Bộ KH&ĐT, tiếng đàn viola của nghệ sỹ Nguyệt Thu vút lên như ước mơ cháy bỏng của chị dùng âm thanh để chữa bệnh cho người tự kỷ... Có con bị tự kỷ nên chị thấu hiểu được những gì cần cho những đưa trẻ thiệt thòi và chị đã trở về Việt Nam thực hiện kể hoạch mở trường...
Bộ trưởng chụp ảnh lưu niệm với cùng các đại biểu và các "nghệ sỹ"
yếu thế. Ảnh: MPI
Hạnh phúc của người dân là thước đo của một Việt Nam thịnh vượng...
Tưởng như không có sự liên quan giữa những người làm chính sách vì mô với những thân phận yếu thế trong xã hội. Chia sẻ tầm nhìn 2019 trong buổi gặp gỡ đầu Xuân, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng đã phá tan mối nghi ngờ đó khi khẳng định hạnh phúc của người dân là thước đo sự thịnh vượng của đất nước.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng, năm 2019, chúng ta không chỉ ước mơ, khát vọng về một năm bứt phá phát triển trên mọi lĩnh vực mà còn về cả một chặng đường dài phía trước, vượt qua mọi chông gai, khó khăn, thách thức, nắm bắt mọi cơ hội để giải phóng sức sản xuất, khơi thông được mọi nguồn lực, tìm kiếm được những động lực mang tính đột phá mới của nền kinh tế. Bên cạnh đó, phải biến được những thách thức thành cơ hội và biến cơ hội thành hiện thực.
Sau hơn 30 năm đổi mới, Việt Nam đã khẳng định được vị thế, vai trò của mình trên trường quốc tế với những thành quả đạt được rất lớn và quan trọng. Quy mô và tiềm lực của nền kinh tế không ngừng lớn mạnh, đời sống của N hân dân ngày càng được nâng cao.
Về kinh tế, Việt Nam đã duy trì được tốc độ tăng trưởng ở mức khá trong thời gian dài, bình quân giai đoạn 1989-2018, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt 6,8%, mức cao ở trong khu vực ASEAN. Quy mô nền kinh tế tăng gần 39 lần (từ 6,3 tỷ USD năm 1989 lên 244,9 tỷ USD năm 2018). GDP bình quân đầu người tăng gấp 27,4 lần (từ 94 USD năm 1989 lên 2587 USD năm 2018).
"Tuy nhiên, nếu so với một số nước trong khu vực thì quy mô của chúng ta vẫn còn khiêm tốn, chất lượng tăng trưởng còn thấp, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế còn chưa cao. Năng suất lao động còn khoảng cách khá xa so với các nước trong khu vực. Nguy cơ tụt hậu so với thế giới và khu vực vẫn luôn hiện hữu...", Bộ trưởng nhận xét và cho rằng nguyên nhân là do "khi Việt Nam chạy thì các nước chạy với tốc độ nhanh hơn".
Ở khía cạnh xã hội, Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế đánh giá cao trong việc thực hiện thành công các mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ vào năm 2015 nhờ có chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước trong việc xây dựng cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện hiệu quả các chính sách an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo.
"Việt Nam đã xây dựng cách tiếp cận đúng đắn, lấy tăng trưởng kinh tế làm nền tảng, tạo nguồn lực để thực thi hiệu quả các chính sách xã hội, kết hợp giữa hỗ trợ của Nhà nước đối với người nghèo, các đối tượng yếu thế trong xã hội với tạo môi trường khuyến khích người nghèo, người yếu thế nỗ lực, tự vươn lên bằng chính sức của mình, hòa nhập với cộng đồng, xóa bỏ sự phân biệt trong xã hội nhằm tạo điều kiện để mọi người đều được hưởng lợi công bằng từ thành quả tăng trưởng kinh tế....", Bộ trưởng nhấn mạnh.
Mặc dù Việt Nam được coi là quốc gia hình mẫu thành công trong việc xóa đói giảm nghèo, đạt kết quả ấn tượng, hoàn thành mục tiêu xóa đói giảm nghèo trước thời hạn, tỷ lệ nghèo về thu nhập giảm liên tục, nhưng Bộ trưởng nhấn mạnh, số lượng người thiệt thòi, yếu thế vẫn còn nhiều trong xã hội.
"Do vậy, chúng ta không chỉ tập trung phát triển kinh tế mà còn phải chăm lo đến công tác xã hội để hướng tới mục tiêu lớn là phát triển xã hội công bằng, thực hiện thành công Chương trình nghị sự phát triển bền vững đến năm 2030, lấy con người làm trọng tâm của phát triển, phát triển bao trùm, không để ai bị bỏ lại phía sau trong quá trình phát triển...", Bộ trưởng nói và khẳng định điều cốt lõi là phải khơi gợi được sức mạnh con người Việt Nam, từ đó sẽ khơi thông được mọi nguồn lực trong xã hội.
Thanh Thanh
Theo PLVN
Quảng Trị: Mưa lớn không dứt, nước sông đang dâng, thiệt hại nhiều nơi Đêm 9.12 và rạng sáng 10.12, mưa lớn vẫn chưa chịu dứt trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Nhiều địa phương đang phải gánh chịu các thiệt hại. Một điểm sạt lở lớn tại tường thành khu di tích Thành Cổ Quảng Trị (thị xã Quảng Trị, Quảng Trị) do mưa lớn kéo dài. ẢNH: THANH LỘC Theo báo cáo mới nhất phát...