Bộ trưởng Bộ GD-ĐT: Thầy, trò, sách đều phải thay đổi
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Phạm Vũ Luận hôm 29-4 đã nhấn mạnh sự cần thiết phải đổi mới chương trình, sách giáo khoa và cho rằng đó là yếu tố quan trọng để thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục.
Tại cuộc họp báo ở Văn phòng Chính phủ chiều 29-4, trả lời câu hỏi của phóng viên về việc liệu có cần thiết phải đổi mới chương trình, sách giáo khoa (SGK) hay không, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận khẳng định: “Đây là việc cần thiết”. Ông dẫn Nghị quyết 29 (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và cho rằng, chúng ta phải chuyển nền giáo dục đang chú trọng truyền thụ kiến thức một chiều hiện nay sang một nền giáo dục chú trọng hình thành, phát triển kỹ năng, năng lực, phẩm chất của người học. “Để làm được việc đó thì phải thay đổi. Thầy thay đổi, trò thay đổi, cán bộ quản lý thay đổi, chương trình thay đổi, SGK thay đổi, cách dạy, cách học và cách thi cử đều phải thay đổi”, Bộ trưởng nêu rõ.
Theo Bộ trưởng, việc thay đổi thế nào thì trong Nghị quyết 29 đã khẳng định chúng ta sẽ thay việc thiết kế các môn học theo các vòng tròn đồng tâm như bây giờ (Toán, Lý, Hóa, Văn, Sử, Địa), các lĩnh vực khoa học ngoài cuộc sống như thế nào thì kiến thức trong nhà trường như vậy. Kiến thức nhân loại bùng nổ, tăng lên làm cho chương trình quá tải. Phải thay đổi cách đó bằng một cách khác là thiết kế khối lượng kiến thức nhằm vào việc hình thành các năng lực, phẩm chất của học sinh và theo hướng các môn học và chương trình học ở cấp dưới, lớp dưới sẽ tích hợp cao, còn phân hóa, tự chọn mạnh và sâu ở bậc học, lớp học trên. Muốn làm được việc đó không có cách nào khác là phải thay đổi chương trình, SGK.
Video đang HOT
Trước những băn khoăn về đề án đổi mới chương trình, SGK đang gây xôn xao dư luận thời gian qua, Bộ trưởng GD-ĐT Phạm Vũ Luận cho biết, Đề án này được Bộ GD-ĐT chuẩn bị, theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng, tương tự như lần chuẩn bị để Quốc hội ra Nghị quyết 40 về chủ trương đổi mới chương trình, SGK vào năm 2000.
Tại kỳ họp của UBTVQH có nhiều ý kiến yêu cầu phải làm cụ thể, chi tiết hơn, có cả kinh phí, tiến độ thời gian. Chúng tôi chấp hành ý kiến đó và cần có thời gian để bổ sung, làm tiếp các nội dung của dự án.
Về khoản kinh phí 34.000 tỷ đồng, Bộ trưởng khẳng định lại, con số đó là anh em tổng hợp lại từ những nghiên cứu khác nhau. Trong quá trình nghiên cứu đề án đổi mới giáo dục, đào tạo để trình Trung ương “mỗi nội dung chúng tôi đều phải khái toán tiền nong”. Làm vậy là để mà cân đối. Giải pháp hay nhưng đòi hỏi nhiều quá, chúng ta không có tiền để thực hiện thì là không tưởng. Những con số ấy là những con số khái toán của những nhà nghiên cứu khi đề xuất những nội dung khác nhau của vấn đề đổi mới giáo dục. Tôi xin khẳng định cho đến thời điểm này chưa một con số nào cả về kinh phí.
Theo Giaoduc
Lượng hồ sơ đăng ký dự thi đại học giảm
Đó là nhận định của nhiều trường ĐH khi tổng kết số lượng hồ sơ đăng ký dự thi tại trường theo thời hạn quy định của Bộ GD-ĐT vào ngày 29-4.
Tuy số liệu này chưa kết hợp được thống kê số hồ sơ đăng ký qua hệ thống sở GD-ĐT, nhưng lãnh đạo nhiều trường cho biết đã dự báo tình hình sụt giảm hồ sơ dự thi đại học năm nay.
Tại Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội - trường ĐH luôn có số lượng thí sinh đăng ký dự thi đông nhất trong các trường phía Bắc, thì lượng hồ sơ dự thi tại trường giảm khoảng 10% so với năm 2013. Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Kiều Xuân Thực (trưởng phòng đào tạo) cho biết số hồ sơ trường nhận được đến chiều ngày 29-4 là khoảng 5.400 hồ sơ.
"Năm 2013, lượng hồ sơ đăng ký dự thi vào trường giảm 8% so với năm 2012 với số thí sinh đăng ký là 55.000. Tuy nhiên, năm 2014, trường dự kiến tổng hồ sơ đăng ký dự thi nói chung sẽ phải giảm đến 20% so với năm trước. Nhận định này bắt nguồn từ khảo sát sơ bộ qua một số sở GD-ĐT và thấy nhiều tín hiệu phân luồng mạnh mẽ. Bằng chứng là nhiều em học lực yếu không dự thi đại học, các em dự thi cũng chỉ nộp 1-2 bộ hồ sơ so với 3-4 bộ trước đây", ông Thực phân tích.
Trường ĐH Sân khấu và Điện ảnh Hà Nội - trường ĐH bị dừng tuyển sinh nhiều ngành sau đó lại được khôi phục quyền tuyển sinh hàng chục ngành cũng có sự sụt giảm hồ sơ đăng ký dự thi tại trường. Tuy nhiên, ông Nguyễn Đình Thi (trưởng phòng đào tạo) cho hay kinh nghiệm hàng năm cho thấy, thường vào những giờ cuối, ngày cuối của hạn nộp hồ sơ thì lượng đăng ký sẽ tăng bất ngờ.
Năm 2014, trường đã cho phép kéo dài thời hạn nhận hồ sơ đăng ký dự thi đến ngày 9-5, trùng với hạn nhận hồ sơ bàn giao từ các sở GD-ĐT- với nhiều ngành được Bộ GD-ĐT cho phép tuyển sinh trở lại.
Trong khi đó, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội năm nay thực hiện sơ tuyển trước "ba chung" nên đến thời điểm này đã chính thức "chốt sổ" và thống kê được chính xác số thí sinh đăng ký dự thi vào trường đạt điểm chuẩn sơ tuyển.
Phương thức sơ tuyển của trường dựa vào kết quả học tập THPT với điểm xét sơ tuyển là tổng điểm trung bình các học kỳ THPT của ba môn thuộc khối thi ở năm học kỳ THPT (sáu học kỳ đối với thí sinh đã tốt nghiệp các năm trước) với khối A, A1 là 19,5 điểm và khối D1 là 18 điểm. Với 5.600 chỉ tiêu ĐH, số thí sinh vượt qua sơ tuyển là 12.000 với khối A,A1 và hơn 500 thí sinh với khối D.
Theo Tuoitre
Giải nhanh, "thắng" điểm bài trắc nghiệm Hóa học Kinh nghiệm giải nhanh các bài tập Hóa học vô cùng hữu ích đối với học sinh, đặc biệt khi môn Hóa chuyển đổi hình thức thi sang trắc nghiệm. Với cách thi trắc nghiệm, đòi hỏi trong một thời gian ngắn học sinh phải giải nhiều bài tập với nhiều dạng khác nhau huy động nhiều đơn vị kiến thức cả về...