Bộ trưởng Bộ GD-ĐT đề nghị xây dựng Luật Nhà giáo để hạn chế tình trạng giáo viên nghỉ việc
Báo cáo của Bộ GD-ĐT vừa được gửi đến các vị đại biểu Quốc hội nêu đề nghị xây dựng Luật Nhà giáo như một trong những giải pháp căn cơ cho tình trạng giáo viên nghỉ việc.
Cần quan tâm chính sách tiền lương và các chế độ ưu đãi khác
Theo báo cáo ngày 1-11 do Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn ký, năm học 2021 – 2022 có 16.265 giáo viên nghỉ việc, chuyển việc ra khỏi ngành giáo dục; trong đó số giáo viên công lập nghỉ việc là 10.407 người, số giáo viên ngoài công lập nghỉ việc là 5.858 người. Trong đó, số lượng đông nhất là giáo viên mầm non và giảm dần ở các cấp học lớn hơn.
Giáo viên nghỉ việc, chuyển việc ra khỏi ngành chủ yếu tập trung ở các vùng có điều kiện kinh tế – xã hội phát triển như Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương… Ở đó, giáo viên có nhiều sự lựa chọn để chuyển đổi nghề nghiệp với mức thu nhập cao hơn (giáo viên nghỉ việc sẽ chuyển sang làm việc ở các trường tư thục hoặc chuyển sang làm việc ở các lĩnh vực khác có thu nhập cao hơn).
Một số ít địa phương có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn như Gia Lai, Sơn La…, số giáo viên nghỉ việc cũng nhiều hơn các địa phương khác.
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT nhìn nhận, đối với cơ sở giáo dục công lập, tình trạng nghỉ việc của giáo viên do những nguyên nhân chủ yếu như chế độ, chính sách về tiền lương còn nhiều bất cập ; một số cơ sở giáo dục chậm đổi mới trong quản lý, áp lực công việc đối với giáo viên còn lớn. Cơ sở vật chất các trường công lập chưa đáp ứng được nhu cầu hoạt động nghề nghiệp của giáo viên.
Cuối cùng, nhưng không kém phần quan trọng, là tác động của nền kinh tế thị trường và nhu cầu của giáo viên tăng, giáo viên có năng lực tốt sẽ có xu hướng tìm đến những nơi có điều kiện tốt hơn để tìm cơ hội thăng tiến cho bản thân; một số giáo viên chấp nhận bỏ nghề, đi học lại để tìm kiếm cơ hội việc làm khác.
Để hạn chế tình trạng giáo viên nghỉ việc, Bộ trưởng GD-ĐT đề nghị Quốc hội cho phép xây dựng Luật Nhà giáo nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến tiêu chuẩn, tuyển dụng, quản lý, đãi ngộ, tôn vinh… phù hợp với vai trò, vị trí quan trọng, đặc thù lao động nghề nghiệp của nhà giáo; tạo động lực để nhà giáo gắn bó, tâm huyết với sự nghiệp giáo dục.
Ông cũng đề nghị Nhà nước quan tâm tới chính sách tiền lương và các chế độ ưu đãi khác của viên chức giáo dục để tiền lương và thu nhập của viên chức giáo dục cơ bản đáp ứng được nhu cầu của cuộc sống; đối với giáo viên mới vào nghề, giáo viên hợp đồng cần có chính sách hỗ trợ để đảm bảo thu nhập không thấp hơn lương tối thiểu vùng; được hưởng phụ cấp ưu đãi, các khoản hỗ trợ học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng dạy học…
Ngoài chính sách chung của Nhà nước, các địa phương căn cứ điều kiện kinh tế – xã hội, có các chính sách hỗ trợ khác về thu nhập, điều kiện làm việc, nhà công vụ, đi lại… cho giáo viên.
Về phần mình, Bộ GD-ĐT tiếp tục rà soát, sửa đổi các quy định về chế độ làm việc, chính sách với nhà giáo theo thẩm quyền, tạo động lực và động viên nhà giáo hoàn thành nhiệm vụ; rà soát các quy định về hồ sơ, sổ sách của giáo viên, về tổ chức các hội thi, hội thao, về thi đua, khen thưởng… để đảm bảo tính thiết thực, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà trường và quản lý đội ngũ giáo dục…
Video đang HOT
Tăng học phí phù hợp với chỉ số giá tiêu dùng
Hồi đáp ý kiến ĐBQH về vấn đề học phí, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn vừa có văn bản cho biết, ngày 27-8-2022, Chính phủ ban hành Nghị định số 81/2021/NĐ-CP quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.
Do dịch vụ giáo dục ảnh hưởng đến an sinh xã hội, nếu thực hiện lộ trình tính đủ chi phí vào năm 2021 thì mức học phí tăng cao, ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân.
Theo đó, Nghị định số 81/2021/NĐ-CP quy định giữ ổn định mức học phí của năm học 2021 – 2022, không tăng so với năm học 2020 – 2021 để chia sẻ khó khăn với người dân do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Tuy nhiên, từ năm học 2022 – 2023, mức tăng học phí hàng năm sẽ được điều chỉnh phù hợp với chỉ số giá tiêu dùng và mức tăng trưởng kinh tế hàng năm (khoảng 7,5%/năm đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập và 12,5%/năm đối với giáo dục đại học công lập. Mức tăng này cao hơn lộ trình học phí giai đoạn 2016 – 2020 quy định tại Nghị định số 86/2015/NĐ-CP là 2,5%/năm để bù đắp tốc độ tăng của chỉ số giá tiêu dùng).
Dự kiến mức tăng học phí hàng năm khoảng 7,5%/năm đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập
Theo lộ trình học phí tại Nghị định số 81/2021/NĐ-CP, dự kiến, đến năm 2025 tính đủ chi phí giáo dục đại học công lập, đến năm 2030 tính đủ chi phí giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập. Riêng đối với đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên hoặc tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư được áp dụng mức trần học phí gấp 2 hoặc 2,5 lần đơn vị chưa tự bảo đảm chi thường xuyên nên cơ bản đã bù đắp được chi phí theo yêu cầu của Nghị quyết số 19-NQ/TW.
Giải trình rõ thêm về học phí năm học 2022-2023,người đứng đầu Bộ GD-ĐT cho biết,bộ hiện đang hoàn thiện dự thảo nghị quyết của Chính phủ về học phí đối với cơ sở giáo dục và đào tạo công lập năm học 2022 – 2023 (đã xin ý kiến góp ý của các thành viên Chính phủ). Dự kiến như sau:
- Đối với học phí của các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập:
Đối với cơ sở giáo dục chưa tự bảo đảm chi thường xuyên: giữ ổn định mức thu học phí năm học 2022 – 2023 bằng mức học phí của năm học 2021 – 2022 do HĐND tỉnh đã ban hành áp dụng tại địa phương. Trường hợp địa phương tăng học phí năm học 2022 – 2023 thì ngân sách địa phương đảm bảo phần chênh lệch tăng thêm so với số thu học phí năm học 2021 – 2022. Mức hỗ trợ cho từng cơ sở giáo dục do địa phương xem xét quyết định.
Đối với cơ sở giáo dục tự bảo đảm chi thường xuyên, cơ sở giáo dục tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư: cơ sở giáo dục xây dựng mức thu học phí trên cơ sở định mức kinh tế – kỹ thuật, định mức chi phí, trình UBND để đề nghị HĐND cấp tỉnh xem xét phê duyệt.
Khuyến khích các địa phương bố trí ngân sách tăng chi thường xuyên cho các cơ sở giáo dục.
- Đối với học phí của các cơ sở giáo dục đại học và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập: Giữ ổn định mức thu học phí năm học 2022 – 2023 bằng mức thu học phí của năm học 2021 – 2022 do cơ sở giáo dục đã ban hành theo quy định của Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27-8-2021 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo. Nhà nước cấp bù tiền miễn, giảm học phí theo mức trần học phí năm học 2021 – 2022 đã quy định tại Nghị định số 81/2021/NĐ-CP.
- Khuyến khích các địa phương bố trí và huy động các nguồn lực hợp pháp để thực hiện việc hỗ trợ tiền đóng học phí năm học 2022 – 2023 đối với học sinh, sinh viên đang theo học các ngành, nghề đào tạo đáp ứng nhu cầu nhân lực cho các ngành nghề bị tác động do dịch Covid-19 và phục hồi kinh tế – xã hội theo tinh thần Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30-1-2022 của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội.
Nếu tăng phụ cấp lên 70% sẽ khắc phục được tình trạng GVMN nghỉ việc, chán việc
Hiệu trưởng trường Mầm non Minh Châu (Hà Nội) cho rằng, đây là đề xuất kịp thời, thiết thực để hạn chế được tình trạng giáo viên nghỉ việc, chán việc.
Tại phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước của Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, theo thống kê, số giáo viên bỏ việc nhiều nhất là ở cấp mầm non, chiếm 40%. Do đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo kiến nghị và hết sức mong muốn Quốc hội, Chính phủ xem xét tăng phụ cấp ưu đãi cho giáo viên mầm non từ 35% lên 70% hoặc tương đương phụ cấp của cán bộ y tế cấp cơ sở.
Trước thông tin này, trao đổi với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, cô giáo Nguyễn Thu Hà - Hiệu trưởng trường Mầm non Đại Hưng (Hà Nội) bày tỏ sự vui mừng, phấn khởi.
"Tôi rất vui khi nghe đề xuất của Bộ trưởng, điều này thể hiện sự quan tâm và thấu hiểu nỗi vất vả của ngành giáo dục mầm non nói chung và những giáo viên mầm non nói riêng", cô Hà nói.
Cô Hà chia sẻ thêm, Trường Mầm non Đại Hưng có tổng 45 giáo viên, thời gian vừa qua, có 3 trường hợp giáo viên nghỉ việc. Lý do các thầy cô đưa ra chủ yếu là do điều kiện hoàn cảnh gia đình. Nếu mức lương của giáo viên mầm non đảm bảo được nhu cầu cuộc sống thì có lẽ giáo viên đó cũng sẽ cố gắng gắn bó và cống hiến thêm cho nghề.
"Trước khi trở thành lãnh đạo trường, bản thân tôi cũng từng là giáo viên nên tôi hiểu rõ những khó khăn, vất vả mà giáo viên mầm non đang gặp phải.
So với giáo viên các cấp học khác như tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông thì giáo viên mầm non dễ bị "coi thường" nhất. Dù các thầy cô giáo muốn xin ý kiến hay đề xuất ý kiến với phụ huynh cũng rất khó. Sau khi cho con học 1,2 buổi, phụ huynh không ưng môi trường hay giáo viên, họ sẵn sàng cho con nghỉ học để tìm chỗ học mới.
Chưa kể, giáo viên mầm non không dạy theo tiết học như những cấp học khác, họ phải chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ từ sáng đến tối. Chẳng may trẻ quấy khóc hoặc xô xát với nhau để lại vết xước hay vết bầm thì giáo viên phải chịu áp lực từ phụ huynh rất lớn", cô Hà chia sẻ.
Ảnh minh họa: Lã Tiến
Hiệu trưởng trường Mầm non Đại Hưng nhấn mạnh, nhiệm vụ của giáo viên mầm non nhiều, rủi ro lớn nhưng mức lương và phụ cấp hiện nay còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu cuộc sống của nhiều giáo viên. Chính vì vậy, dù thời gian dành cho bản thân vốn đã ít, họ vẫn tranh thủ làm thêm công việc khác để kiếm thêm thu nhập trang trải cuộc sống.
"Tôi hi vọng rằng, đề xuất của Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn sẽ được Quốc hội thông qua và sớm đưa vào thực hiện. Bên cạnh đó, ngoài tăng lương dựa trên thâm niên cũng cần đưa ra tiêu chí tăng lương cụ thể để những giáo viên trẻ phấn đấu", cô Hà kiến nghị.
Ủng hộ đề xuất trên của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cô giáo Nguyễn Thị Bình - Hiệu trưởng trường Mầm non Minh Châu (Hà Nội) cho rằng, đây là đề xuất kịp thời, thiết thực để hạn chế được tình trạng giáo viên nghỉ việc, chán việc.
Cô giáo Nguyễn Thị Bình cho biết, xã Minh Châu là xã đặc thù nằm trên bãi nổi giữa sông Hồng, là "xã đảo" duy nhất ở Hà Nội. Trường mầm non Minh Châu có 1 điểm trường chính và 2 điểm trường lẻ, dự kiến sang năm sẽ dồn về một điểm trường để học sinh được hưởng cơ sở vật chất và chất lượng giáo dục như nhau.
Đồng lương ít ỏi nhưng hàng ngày giáo viên của Trường Mầm non Minh Châu còn mất thêm phí đi lại qua sông, hai lượt đò đi và về là 15 nghìn đồng.
Nếu chỉ có sống bằng mức lương giáo viên mầm non thì không thể lo được cho cuộc sống của mình nên giáo viên của trường vẫn phải tranh thủ làm thêm. Từ đấy dẫn đến tình trạng giáo viên không có thời gian trau dồi, học hỏi, bổ sung thêm kiến thức, thiếu đi sự chủ động.
"Chăm lo đời sống giáo viên bằng vật chất thì nhà trường không làm được, vùng xã khó khăn phụ huynh làm nông là chính nên cũng không thể kêu gọi xã hội hóa giáo dục. Vì vậy, tôi chỉ có thể chăm lo, động viên tinh thần giáo viên.
Cũng nhờ công tác động viên, chăm lo cuộc sống giáo viên liên tục mà tôi đã thành công trong việc giữ lại một cô giáo đã từng có ý định nghỉ việc từ 5 năm trước do hoàn cảnh gia đình khó khăn", cô Bình kể.
Nếu không quan tâm, động viên các giáo viên, họ sẽ áp lực, có xu hướng nghỉ việc và trường học sẽ thiếu giáo viên. Việc tuyển dụng giáo viên mầm non đối với Trường Mầm non Minh Châu không dễ dàng.
Có những sinh viên tốt nghiệp ngành giáo dục mầm non ở xã nhưng vì lương thấp nên họ tìm những công việc khác. Người ở địa phương khác thì lại quan ngại địa hình đặc thù của xã nên không muốn công tác ở đây. Vì vậy, nếu đề xuất trên được thông qua và thực hiện, chắc chắn giáo viên mầm non sẽ rất phấn khởi và sẵn sàng cống hiến với nghề, đồng thời ngành cũng thu hút được nhiều sinh viên ra trường vào làm việc.
Ngoài mức lương và phụ cấp của giáo viên mầm non, điều cô Bình vẫn luôn trăn trở bấy lâu nay là mức lương của nhân viên trường học (ngoài lãnh đạo và giáo viên). Họ là những người làm việc "thầm lặng", bảo đảm cho các hoạt động của nhà trường được vận hành nhịp nhàng, như quản lý cung cấp trang thiết bị dạy học, bảo quản sách, dụng cụ học tập thí nghiệm, chăm lo sức khỏe, xử lý các vấn đề y tế,...
Thế nhưng, từ trước đến nay, chúng ta thường hay đề cập đến vấn đề lương giáo viên thấp, đời sống gặp nhiều khó khăn mà ít nhắc đến bộ phận làm công tác bảo đảm phục vụ trong trường học. Thực tế, mức lương của nhân viên trường học còn thấp hơn nhiều.
Có những vị trí, mức lương chỉ có hơn 2 triệu đồng. Với mức lương như vậy, họ cũng khó mà đảm bảo được cuộc sống. Vì vậy, cô Bình mong rằng các cấp chính quyền có sự quan tâm hơn và có giải pháp cải thiện mức lương cho họ.
Đề nghị xem xét điều chỉnh phụ cấp ưu đãi cho giáo viên Ngày 27/10, tại kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XV, ghi nhận ý kiến trao đổi của đại biểu về vấn đề thiếu giáo viên và giáo viên nghỉ việc, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đã có ý kiến phát biểu làm rõ hơn thực trạng và biện pháp giải quyết. Một tiết học của học...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Hàn Quốc bắt giữ người đứng đầu Cơ quan Tình báo Quốc phòng
Thế giới
18:27:02 21/02/2025
Hoa hậu Việt Nam nghi sắp làm phu nhân hào môn lộ hint rời Sen Vàng?
Sao việt
18:22:35 21/02/2025
Bị đuổi khỏi nhà chồng chỉ vì... một miếng thịt kho tàu!
Góc tâm tình
18:12:13 21/02/2025
Cụ ông nộp đơn khiếu nại hàng xóm vì gà trống gáy lúc 3 giờ sáng
Lạ vui
17:22:54 21/02/2025
Mbappe bỏ xa Haaland trong cuộc chiến trở thành số 9 xuất sắc nhất thế giới
Sao thể thao
17:21:20 21/02/2025
Từ Hy Viên qua đời vẫn không yên: Chồng Hàn "nổi dậy" chống đối gia đình vợ
Sao châu á
17:13:54 21/02/2025
Có gì ở gameshow sẽ thay thế 'Anh trai vượt ngàn chông gai', 'Chị đẹp đạp gió'?
Tv show
16:53:03 21/02/2025
Loại hoa được ví là biểu tượng tình yêu, thường được cắm trong nhà nhưng cực độc
Sáng tạo
16:46:41 21/02/2025
Kinh hoàng khoảnh khắc bóng bay phát nổ, bốc cháy ngùn ngụt giữa sự kiện lớn
Netizen
16:43:25 21/02/2025
Hôm nay nấu gì: Cơm tối hấp dẫn với các món đơn giản
Ẩm thực
16:42:02 21/02/2025