Bộ trưởng Bộ GD-ĐT: ‘Đa số ý kiến đồng tình phân hạng giáo viên’

Theo dõi VGT trên

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết: ‘Khảo sát trên 500.000 ý kiến của giáo viên thuộc các nhóm, vùng miền khác nhau về việc sửa đổi văn bản quy phạm pháp luật liên quan, đa số ý kiến đồng tình với phân hạng giáo viên’.

Ngày 8-8, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Pháp luật đã tổ chức phiên giải trình “Việc thực hiện quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm viên chức quản lý và việc quản lý viên chức theo mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp”.

Báo cáo tại phiên giải trình, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trương Hải Long cho biết, thực hiện chủ trương phân cấp trong quản lý viên chức, một số nhiệm vụ được Chính phủ giao, từ năm 2012 đến nay, Bộ Nội vụ đã trình Chính phủ ban hành 14 nghị định và ban hành 8 thông tư theo thẩm quyền để quy định chi tiết các nội dung liên quan đến quản lý viên chức theo chức danh nghề nghiệp liên quan đến tuyển dụng, thăng hạng, đánh giá, kỷ luật… viên chức.

Bộ Nội vụ cũng phối hợp với các bộ ngành ban hành 59 thông tư quy định về mã số, tiêu chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương theo chức danh nghề nghiệp của 216 hạng chức danh nghề nghiệp trong tổng số 70 chức danh nghề nghiệp viên chức thuộc 12 lĩnh vực.

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT: Đa số ý kiến đồng tình phân hạng giáo viên - Hình 1

Quang cảnh phiên giải trình

Bộ Nội vụ nhận định, việc phân cấp cho bộ, địa phương quy định cụ thể tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm viên chức quản lý đã giúp bộ, địa phương đưa ra các tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm phù hợp với đặc điểm, tình hình thực tế của đơn vị mình.

Tuy nhiên, việc phân cấp thẩm quyền cũng dẫn đến tình trạng cùng một vị trí viên chức lãnh đạo, quản lý, song tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm lại không giống nhau ở từng địa phương.

Chẳng hạn, một số địa phương yêu cầu trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên với một số chức danh, có địa phương lại yêu cầu áp dụng với toàn bộ các chức danh viên chức quản lý.

Đối với quản lý viên chức theo chức danh nghề nghiệp, các bộ quản lý chức danh nghề nghiệp chuyên ngành đã quy định cơ bản đầy đủ về mã số, tiêu chuẩn hạng chức danh nghề nghiệp viên chức thuộc ngành, lĩnh vực quản lý.

Song, một số bộ quản lý ngành, lĩnh vực chưa ban hành đầy đủ mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp tương ứng (như vị trí thẩm kế viên (Bộ Xây dựng), kỹ sư nông học, kỹ sư thủy lợi (Bộ NN-PTNT).

Quy định về phân hạng đối với các chức danh nghề nghiệp chưa thể hiện được rõ sự khác biệt giữa các hạng. Một số chức danh nghề nghiệp yêu cầu có chứng chỉ bồi dưỡng, nhưng nhiều nội dung của chương trình bồi dưỡng còn trùng lắp với chương trình đào tạo.

Tại phiên giải trình, có ý kiến cho rằng, từ nghị định đến thông tư vẫn có dáng dấp quản lý viên chức như công chức, trong khi đó bước chuyển quan trọng nhất của Luật Viên chức là từ quản lý theo ngạch sang chức danh nghề nghiệp. Qua khảo sát ở địa phương, quy định này gây khó khăn cho cơ sở khi không đáp ứng được tiêu chuẩn.

Video đang HOT

Bộ Nội vụ và các bộ liên quan cần có văn bản hướng dẫn cho các địa phương thực hiện để thu hút, tuyển dụng được các viên chức có chất lượng cao cho đơn vị sự nghiệp, cũng như tránh tùy tiện trong áp dụng…

Theo Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trương Hải Long, Bộ Nội vụ sẽ phối hợp với bộ quản lý chuyên ngành xây dựng tiêu chuẩn bổ nhiệm viên chức quản lý, tuyển dụng viên chức mang tính chất tiêu chuẩn “sàn”.

Việc bổ nhiệm, tuyển dụng viên chức nên giao cho các bộ, ngành, địa phương được quy định cao hơn để đáp ứng đòi hỏi thực tế từng địa bàn, không trái với tiêu chuẩn chung được xác định.

Trong lĩnh vực giáo dục, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, việc phân hạng giáo viên được quy định tại nghị định, thông tư liên quan “về mặt câu chữ có thể gây một số hiểu nhầm”, nhưng đã bám sát những đòi hỏi thực tế trong sử dụng, quản lý giáo viên.

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT: Đa số ý kiến đồng tình phân hạng giáo viên - Hình 2

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại phiên giải trình

“Khảo sát trên 500.000 ý kiến của giáo viên thuộc các nhóm, vùng miền khác nhau về việc sửa đổi văn bản quy phạm pháp luật liên quan, đa số ý kiến đồng tình với phân hạng giáo viên”, ông nói.

Bộ trưởng cũng khẳng định, Bộ GD-ĐT đã kịp thời nghiên cứu, rà soát thực tế, qua đó bãi bỏ hiệu lực của một số quyết định không còn phù hợp của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, xây dựng văn bản hướng dẫn thực hiện mới…

Khó khăn trong lựa chọn bộ sách giáo khoa riêng

Hội nghị giám đốc Sở GD&ĐT năm 2022 bàn về các vấn đề trong Chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 và kế hoạch năm học 2022-2023.

Chiều 22-6, tại TP Nha Trang (Khánh Hòa), Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đã chủ trì Hội nghị giám đốc Sở GD&ĐT năm 2022.

Phát biểu khai mạc hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết sau gần hai năm ảnh hưởng của dịch COVID-19, Bộ GD&ĐT mới tổ chức hội nghị với sự tham gia đông đủ của các đại biểu.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho hay đầu tháng 8 hằng năm Chính phủ sẽ chủ trì hội nghị triển khai đầu năm học. Dịp này, Thủ tướng sẽ có chỉ đạo cho toàn ngành. Để chuẩn bị cho hội nghị này, Bộ GD&ĐT sẽ tổ chức các hội nghị chuyên đề.

"Trong hai ngày, chúng ta sẽ cùng nghe báo cáo sơ bộ về kết quả năm học và định hướng năm học mới, các chuyên đề liên quan đến kỳ thi THPT và các chuyên đề quan trọng liên quan đến công tác của năm học" - Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn phát biểu khai mạc.

Khó khăn trong lựa chọn bộ sách giáo khoa riêng - Hình 1

Giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM Nguyễn Văn Hiếu cho biết đang đề xuất HĐND chi mua khoảng 100.000 đầu sách hỗ trợ cho các trường. Ảnh: HUỲNH HẢI

Mỗi tỉnh một bộ sách riêng, khó xã hội hóa

Sau khi nghe báo cáo đánh giá kết quả năm học 2021-2022 và kế hoạch năm học 2022-2023, giám đốc các sở đã có nêu những ý kiến và các vấn đề khó khăn tại địa phương.

Ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết hiện mỗi tỉnh, thành có một bộ sách riêng nên không thể xã hội hóa. Việc biên soạn, in ấn cũng rất khó khăn.

Sở GD&ĐT TP.HCM đã nhiều lần tham mưu UBND TP nhưng chưa đưa ra được giải pháp. Ông Hiếu cho biết mới đây UBND TP có hướng xin ý kiến HĐND chi kinh phí mua khoảng 100.000 đầu sách. TP.HCM sẽ tổ chức đấu giá sau đó đưa vào các thư viện cho các học sinh học.

Ông Nguyễn Thế Bình, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Hà Giang, nêu ý kiến vấn đề tinh giản biên chế. Ông Bình cho rằng với chỉ tiêu tinh giản biên chế hằng năm, Hà Giang rất khó khăn trong việc thu hút giáo viên tại những khu vực khó khăn.

Ngoài ra, giám đốc các sở cũng nêu các kiến nghị về việc tăng học phí theo Nghị định 81, thanh tra trước kỳ thi tốt nghiệp phổ thông, chuẩn bị cơ sở cho các thí sinh mắc COVID-19...

"Trong lịch sử giáo dục, chưa có cuộc cải cách, đổi mới nào đối với giáo dục phổ thông toàn diện, sâu sắc và nhiều thách thức như lần này".

Đổi mới giáo dục toàn diện và sâu sắc

Phát biểu trao đổi tại hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đánh giá cao vai trò của Sở GD&ĐT của 63 tỉnh, thành. Bộ trưởng cho rằng việc triển khai Chương trình giáo dục mới 2018 thành hay bại chính là nhờ các thầy cô giám đốc các sở. Thầy cô chính là những người thi công, tạo ra sự đổi mới.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhận xét trong năm học qua, ông đánh giá rất cao quá trình chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 và triển khai các nhiệm vụ chuyên môn. Các sở đã rất trách nhiệm, sáng tạo, chủ động và tận tâm trong công việc.

Theo bộ trưởng, công cuộc đổi mới giáo dục phổ thông đã đi được nửa chặng đường. Công cuộc thay sách giáo khoa chỉ còn tập trung cao điểm nhất hai năm tới. Vì vậy, hội nghị cần xem xét chỉnh sửa để hoàn thành chặng đường còn lại.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho rằng ngành giáo dục đang đổi mới căn bản và toàn diện đối với giáo dục. Trong đó hai việc lớn đang thực hiện là Chương trình đổi mới giáo dục phổ thông 2018 và tự chủ giáo dục đại học.

"Trong lịch sử giáo dục, chưa có cuộc cải cách, đổi mới nào đối với giáo dục phổ thông toàn diện, sâu sắc và nhiều thách thức như lần này" - Bộ trưởng nói.

Theo Bộ trưởng, lần đổi mới này sâu về cả triết lý, tư tưởng, định hướng chứ không đơn thuần chỉ là kỹ thuật và nội dung. Ngành giáo dục đang cơ cấu và sắp xếp lại toàn bộ chương trình giáo dục phổ thông.

Chương trình đổi mới được thực hiện với tốc độ cuốn chiếu rất nhanh. Ngành giáo dục thực hiện đổi mới với sự kỳ vọng vô cùng lớn của Đảng, Quốc hội, Nhà nước và nhân dân.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhận định đổi mới có rất nhiều việc phải làm. Tuy nhiên, định hướng được xem là linh hồn của đổi mới là đề cao phát triển con người.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng cho rằng thành bại cũng nằm ở vấn đề phương pháp dạy và học.

Bộ trưởng đề nghị Vụ Tiểu học và trung học rà soát chương trình rút gọn trong đợt dịch COVID-19 vừa qua. Qua đó xem chương trình hiện nay có thể rút gọn nội dung gì trên cơ sở khảo sát tình hình ở các địa phương. Tinh chỉnh nhưng vẫn đảm bảo chất lượng.

Về vấn đề chọn sách giáo khoa, Bộ trưởng yêu cầu lựa chọn theo đúng quy định và chú ý tôn trọng ý kiến chuyên môn của các cơ sở. Kiểm tra xem tình hình thực hiện chỉ thị vừa ban hành về sách giáo khoa.

Khó khăn trong lựa chọn bộ sách giáo khoa riêng - Hình 2

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại hội nghị. Ảnh: HUỲNH HẢI

Tùy tình hình địa phương để chia sẻ việc tăng học phí

Đối với việc tăng học phí, Bộ trưởng cho biết thực hiện theo Nghị định 81 là định hướng. Các tỉnh lên phương án, tùy tình hình địa phương để chia sẻ.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cũng lưu ý các địa phương về công tác in sao bảo mật đề thi cho kỳ thi tốt nghiệp THPT phải an toàn, đúng kế hoạch. Đồng thời chuẩn bị tốt cho năm học mới với sự đồng thuận tối đa của địa phương.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Nóng nhất Weibo: Selena Gomez lộ video nhạy cảm trong tiệc thác loạn 72 giờ đồng hồ của "ông trùm" Diddy?
15:08:29 07/11/2024
Cho thôi việc nữ hiệu trưởng trong vụ lùm xùm khay cơm giáo viên lèo tèo 2 miếng chả
14:03:10 07/11/2024
Choáng ngợp trước hôn lễ cặp đôi đồng giới Vbiz: Huy động 2 xe tải hoa tươi, dàn sao "quậy" banh nóc
16:49:43 07/11/2024
Nữ diễn viên gạo cội Vbiz tố bị quỵt cát xê, nhìn đến số tiền mới sốc
17:18:35 07/11/2024
Bức ảnh khiến ông Donald Trump nhận "cơn mưa" lời khen về cách dạy dỗ con cháu
14:09:04 07/11/2024
Phi Thanh Vân công khai bạn trai mới: "Tôi được anh nuông chiều như một nàng công chúa"
17:21:46 07/11/2024
Hoa hậu Đoàn Thiên Ân chính thức lên tiếng về bức ảnh hẹn hò tình cảm cùng trai lạ ở quán cafe
13:30:41 07/11/2024
Trường Giang lần đầu khoe cận diện mạo quý tử, visual "ngoan xinh iu" y hệt Nhã Phương
15:10:46 07/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Dấu hiệu cơ thể đang thiếu Omega-3

Sức khỏe

19:40:23 07/11/2024
Nghiên cứu của Đại học Oxford cho thấy, những người tiêu thụ nhiều Omega-3 sẽ ngủ ngon hơn. Nếu thiếu axit béo này cơ thể sẽ khó đi vào giấc ngủ, thậm chí là thường xuyên mất ngủ.

Bộ Y tế khẳng định việc sử dụng muối I ốt không gây bệnh cường giáp

Thế giới

19:37:35 07/11/2024
Ngày 7/11, Bộ Y tế đã phản hồi những thông tin xoanh quanh việc cho rằng quy định toàn dân sử dụng muối I ốt tại Việt Nam sẽ dẫn đến nguy cơ cường giáp, hoặc các bệnh lý khác cho người thừa I ốt.

Sốc nặng với nhan sắc xuống cấp của "mỹ nhân trốn thuế" sau 1 năm rời khỏi showbiz

Sao châu á

19:19:23 07/11/2024
Ngoại hình thay đổi cộng với việc ăn mặc thiếu chăm chút khiến Tống Tổ Nhi bị nhận xét già trước tuổi, trông như bà thím .

"My Sói" Thu Quỳnh không còn thích trai hư, từng nhận cát-xê 90.000 đồng

Sao việt

19:16:01 07/11/2024
Tình yêu chỉ là một phần nhỏ trong mối quan hệ của chúng tôi thôi. Người đó vừa là bạn, vừa là người yêu, là một người mà tôi có thể chia sẻ được.

Trương Ngọc Ánh và chồng cũ Trần Bảo Sơn bất ngờ trở lại

Hậu trường phim

19:08:58 07/11/2024
Trần Bảo Sơn bắt tay khởi động lại bộ phim Con đường vô tận (Endless Road) do anh sản xuất kiêm biên kịch, đạo diễn và diễn viên.

Profile gây choáng của Phó Giáo sư trẻ nhất Việt Nam năm 2024

Netizen

19:08:04 07/11/2024
Sau khi nhận bằng tốt nghiệp, cô Trần Ngọc Mai quay trở về nước và công tác tại Học viện Ngân hàng. Cô nhận bằng Tiến sĩ vào năm 2021 tại trường Đại học Ngoại thương (Hà Nội).

TP.HCM: Tai nạn thương tâm trên đường Phan Văn Hớn khiến một phụ huynh tử vong

Tin nổi bật

19:04:51 07/11/2024
Một vụ tai nạn giao thông giữa xe máy và xe bồn vừa xảy ra trên đường Phan Văn Hớn (Q.12) khiến 1 người phụ nữ tử vong, bé gái bị thương nặng.

TP.HCM: Bắt 2 kẻ gian vào bãi xe ở Nhà văn hóa Thanh niên trộm tài sản

Pháp luật

18:58:37 07/11/2024
Ngày 7.11, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Q.1 (TP.HCM) đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Mai Minh Đức (23 tuổi, ở H.Bình Chánh) và Võ Tấn Dũng (25 tuổi, ở Q.5) để xử lý về hành vi trộm cắp tài sản.

Bức ảnh phong thần của mỹ nhân Hoa ngữ đẹp nhất hiện tại: Nhan sắc khuynh thành lại khiến netizen tiếc nuối?

Phim châu á

18:49:37 07/11/2024
Đảm nhận vai nữ chính Lăng Diệu Diệu trong phim Vĩnh dạ tinh hà , mỹ nhân sinh năm 1995 khiến khán giả chết mê chết mệt bởi sự đáng yêu cùng nhan sắc vô cùng xinh xắn.

CĐV kêu gọi HLV Kim Sang-sik đưa 'cơn lốc đường biên' của Nam Định lên tuyển

Sao thể thao

17:51:39 07/11/2024
Nhiều CĐV kêu gọi HLV Kim Sang-sik đưa hậu vệ Nguyễn Văn Vĩ lên tuyển Việt Nam dự AFF Cup 2024. Tối 6/11, CLB Nam Định đã có màn ngược dòng ấn tượng trước Tampines Rovers tại Cúp C2 châu Á.

Cảnh nóng điên rồ đến mức bị cắt trong bom tấn 18+ hot nhất hiện tại

Phim âu mỹ

17:27:09 07/11/2024
Ngày 1/11, siêu phẩm 18+ The Substance đã chính thức đổ bộ các rạp chiếu trên cả nước, đem tới một bữa tiệc kinh dị máu me cực kỳ mãn nhãn tới người hâm mộ.