Bộ tộc săn đầu người cuối cùng
Để tránh bị biến mất, người Konyak ở Ấn Độ dù bỏ tục lệ săn đầu người từ lâu nhưng vẫn cố gắng gìn giữ các tập quán cổ xưa khác.
Ảnh: Peter Bos.
Ấn Độ được biết đến là đất nước có ngôn ngữ, phong tục và cả ẩm thực mỗi miền mỗi khác. Trong đó, Nagaland, bang ở miền đông bắc, là vùng đất xa xôi hẻo lánh, có biên giới phía đông với Myanmar và nổi tiếng với những bộ tộc kỳ lạ.
Hiện tại ở Nagaland có 16 bộ tộc sinh sống, mỗi bộ tộc lại có những phong tục, truyền thống và lối sống riêng. Tuy nhiên, đặc biệt nhất ở Nagaland phải kể tới những kẻ săn đầu người Konyak.
Ảnh: Peter Bos.
Theo CNN, số lượng người Konyak còn sống ở Nagaland là 230.000 vào cuối năm ngoái. Họ sống trong những ngôi làng trên đỉnh đồi núi, làm nông và thường dùng các hoa văn hình xăm trên cơ thể để đánh dấu những mốc quan trọng trong cuộc đời hoặc thực hiện nghi lễ truyền thống.
Ảnh: G-switch.
Người Konyak là những chiến binh mạnh mẽ, có truyền thống đi săn đầu người tới cuối thập niên 1960 – 1970, sau đó bị chính phủ Ấn Độ ra lệnh cấm. Những người Konyak cuối cùng làm nghề săn đầu người rất dễ nhận ra. Mỗi khi săn được đầu một kẻ thù, người đó sẽ có một hình xăm trên mặt. Họ tin rằng lấy đầu kẻ thù làm chiến lợi phẩm sẽ có thêm sức mạnh và linh hồn của kẻ đó. Những kẻ thù đầu tiên bị treo đầu lên cây làm nghi lễ ở lối vào làng. Đây là truyền thống cổ xưa của họ.
Ảnh: wmot.
Nếu các dân tộc khác dùng đồ trang sức hay trang phục để thể hiện tình trạng của người mặc thì người Konyak dùng hình xăm. Ví như khi nhìn vào một cô gái Konyak bạn thấy hình xăm sau đầu gối, nghĩa là cô ấy đã kết hôn. Còn với các chiến binh giỏi nhất thường có hình xăm ở ngực, thể hiện đặc quyền cao trong xã hội.
Ảnh: Peter Bos.
Video đang HOT
Những chiến binh săn đầu người Konyak mỗi khi chiến đấu thường đội một chiếc mũ truyền thống làm từ nanh lợn rừng, lông gấu, lông dê… Họ dùng một chiếc giỏ đặc biệt để đựng đầu người khi trở về. Giỏ trang trí bằng sọ khỉ, nanh lợn rừng hay cả mỏ chim.
Người Konyak săn lùng đầu người vì tin rằng chúng có thể đảm bảo cho sự sinh sôi của đồng ruộng lẫn người dân trong làng. Dù không còn săn đầu người nhưng niềm tin của họ vẫn còn, sọ người những khi làm lễ sẽ thay bằng sọ làm từ gỗ.
Ảnh: Omar Reda.
Omar Reda là một trong nhiều nhiếp ảnh gia từng lặn lội tới vùng biên giới Ấn Độ – Myanmar để khám phá và chụp ảnh bộ tộc này. Theo Omar, những người đàn ông nhiều hình xăm mà anh chụp là một phần thuộc về lối sống xưa cũ ngày nay đã bị xã hội hiện đại xóa nhòa. Thế hệ người Konyak mới đang ngày càng sống hòa hợp với xã hội phương tây hiện đại. Những gương mặt đàn ông đầy xăm ngày càng ít dần, nếu còn, chủ yếu người đã tầm 70 tuổi trở lên.
Ảnh: Omar Reda.
Khi Omar tiếp cận để chụp hình chân dung những người đàn ông Konyak, họ không hề cản trở mà còn thân thiện và chào đón khách lạ, không như những lời đồn thổi. Tuy nhiên việc chụp ảnh vẫn gặp nhiều khó khăn do bất đồng ngôn ngữ.
Ảnh: Jeff Bauche.
Omar kể: “Trưởng làng vẫn là người nắm quyền cao nhất trong làng. Các gia đình dùng đầu trâu để trang trí nhà ở, thể hiện số lượng bữa chiêu đãi mà gia chủ từng tổ chức. Dù săn bắt từng là một phần không thể thiếu trong văn hóa của họ, người Konyak đã dần chuyển đổi lối sống”.
Mỗi làng thường có một người đứng đầu là người sở hữu nhiều hộp sọ nhất. Ngoài ra có 3 – 6 người cấp dưới phụ giúp trưởng làng việc cai quản. Ảnh: Jeff Bauche.
Ảnh: Sarah Jenkins.
Tuần đầu tháng 4, người Konyak tổ chức lễ hội Aoling để ăn mừng mùa xuân, cầu mong cho một mùa thu hoạch bội thu sắp tới. Hàng năm, bộ tộc này còn làm lễ hội Hornbill vào ngày 1 – 7/12 tại làng di sản Kisama cách thủ phủ Kohima của Nagaland khoảng 12 km. Hornbill là dịp thu hút đông du khách nhất và cũng là sự kiện được Bộ văn hóa và du lịch Ấn Độ muốn bảo tồn. Khác với Hornbill, lễ hội Aoling mang màu sắc truyền thống nhất và chỉ người Konyak mới có. Trong những ngày làm lễ Aoling, người dân tụ hội để nhảy múa, ăn uống, thực hiện các nghi lễ tế thần.
Ảnh: Sarah Jenkins.
Ngày nay, du khách nơi khác có thể tự tới Nagaland hoặc đặt tour qua công ty du lịch để khám phá bộ tộc Konyak và lễ hội truyền thống Aoling của họ. Mỗi tour kéo dài từ 7 đến 10 ngày tùy công ty tổ chức, cho phép du khách tham quan các ngôi làng, tìm hiểu phong tục tập quán bản địa ở miền biên giới Ấn Độ – Myanmar. Giá tour khoảng 2.000 – 2.500 USD.
Vương quốc ẩn khuất trên dãy Himalaya, nơi phụ nữ lấy nhiều chồng
Vùng đất Mustang (hay vương quốc Lo xưa cũ) nằm khuất xa trên dãy Himalaya là nơi lưu giữ một nền văn hóa nguyên thủy và các phong tục cổ xưa.
Ảnh: Namasadventure.
Nằm ở vùng xa xôi và hẻo lánh nhất của Nepal, giáp cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc), Mustang khuất sâu trong dãy Himalaya, bao quanh bởi những ngọn núi cao ngất. Với vị trí hiểm trở, Mustang cách biệt với thế giới và gần như bị quên lãng nếu không được các nhà thám hiểm "tái phát hiện" vào năm 1981. Sự cách biệt này góp phần vào việc bảo tồn nền văn hóa Tây Tạng và thiên nhiên hoang sơ. Đến nay, Mustang vẫn luôn là vùng đất bí ẩn đầy nét hấp dẫn với du khách trên thế giới.
Ảnh: Namasadventure.
Mustang là mảnh đất của nền văn hóa cổ xưa với cảnh sắc tuyệt đẹp. Phong cảnh cằn cỗi tại vùng đất này rải rác các tảng đá với đủ loại màu sắc, điểm xuyết khu định cư với hàng dài nhà ở, công trình màu trắng, những cánh đồng lúa mạch...
Ảnh: Namasadventure.
Từng là vùng đất Phật giáo độc lập gọi là "vương quốc Lo", Mustang sáp nhập vào Nepal cuối thế kỷ 18. Tuy nhiên, đến năm 1950, vương quốc này mới thực sự từ bỏ quyền độc lập. Năm 2008, chế độ quân chủ ở Lo chính thức chấm dứt khi Nepal trở thành nước cộng hòa.
Ảnh: Jimmynelson.
Hầu hết dân Mustang sống ở thung lũng sông Kali Gandaki, tại vùng đất cao 2.800-3.900 m so với mực nước biển. Vào mùa đông, người dân di cư đến các khu vực thấp hơn của Nepal để thoát khỏi những điều kiện khắc nghiệt.
Ảnh: Margie Thomas.
Từng là một phần của đế chế Tây Tạng, vương quốc Lo có văn hóa, tôn giáo và ngôn ngữ liên quan mật thiết đến nền văn hóa Tây Tạng nguyên thủy. Trong đó, Phật giáo là tôn giáo có vị trí rất quan trọng đối với người Lo. Tôn giáo, cầu nguyện và lễ hội là phần không thể thiếu trong cuộc sống.
Ảnh: Namasadventure.
Lễ hội Phật giáo quan trọng nhất ở Mustang là Tiji, được tổ chức hàng năm vào đầu mùa xuân. Ngoài ra, sự đồ sộ và hiện diện khắp mọi nơi của các tu viện cũng là minh chứng nổi bật cho vị trí của tôn giáo trong đời sống người Lo.
Ảnh: Jimmynelson.
Chỉ vài năm trước, cư dân ở Mustang vẫn tin rằng thế giới phẳng, bệnh tật là do tà ma và các nhà sư chữa bệnh bằng phép trừ tà. Một trong những phong tục khác thường nhất của họ là chế độ đa phu anh em. Theo phong tục Tây Tạng cổ đại này, mỗi người phụ nữ Mustang có thể kết hôn cùng lúc với nhiều người anh em trong một gia đình.
Ảnh: Namasadventure.
Cuộc sống hàng ngày của người Mustang ở vùng đất khô cằn xoay quanh chăn nuôi (các loại gia súc như dê, ngựa, la, lừa, bò và yak), nông nghiệp và thương mại. Các loại cây trồng chính là lúa mạch và kiều mạch, ngoài ra còn có ngô, táo, mơ và các loại rau. Kể từ năm 1992, nhà vua bắt đầu mở cửa, cho phép người ngoài vào Mustang và ngành du lịch ở đây bắt đầu phát triển. Tuy nhiên, chỉ có 1.000 du khách được ghé thăm mỗi năm. Người ta coi đây là cách để bảo tồn vương quốc.
Ảnh: Namasadventure.
Ảnh hưởng của thế giới bên ngoài, đặc biệt là Trung Quốc, gia tăng và góp phần thay đổi nhanh chóng cuộc sống của người dân Mustang. Các công trình xây dựng cũng nhiều lên từng ngày với tốc độ nhanh hơn.
Thiên nhiên kì bí: Vùng đất kinh dị dùng tro cốt người chết làm gia vị thức ăn Sống sâu trong những cánh rừng Amazone, bộ tộc cổ xưa này khiến nhiều người sợ hãi khi họ sử dụng tro cốt của người chết để làm thức ăn hoặc gia vị. Hủ tục ăn tro cốt của người chết Văn hóa bộ tộc làm một trong những điều thu hút các nhà làm phim, các lịch sử gia và nhà khoa...