Bộ tiêu chí hạnh phúc
Bộ tiêu chí về “ Một ngày hạnh phúc của Bmers” ra đời, được thầy cô Trường THCS-THPT Ban Mai (Hà Nội) gói gọn trong chữ “T.H.A.N.K”: Tạo động lực – học tập chủ động – an toàn – nuôi dưỡng tài khoản tình cảm – khẳng định bản thân.
Cô trò Trường THCS – THPT Ban Mai (Hà Nội)
Chìa khóa mở cánh cửa hạnh phúc
Thầy Nguyễn Khánh Chung – Hiệu trưởng Trường THCS – THPT Ban Mai (Hà Nội) – chia sẻ: Tại Trường Ban Mai, mỗi thầy cô giáo luôn nỗ lực hướng tới cho học sinh những giá trị của hạnh phúc. Những giá trị đó chính là bài học thực tế hàng ngày, là cách mỗi thầy cô truyền cảm hứng, trao yêu thương, tôn trọng sự khác biệt dành cho mỗi học sinh khi tới trường.
Bộ tiêu chí “Một ngày hạnh phúc của Bmers” là kết tinh của những giá trị hạnh phúc trong đời sống học đường, nó giống như chiếc chìa khoá mở ra cánh cửa hạnh phúc cho các học sinh mỗi ngày đến trường. Thầy Nguyễn Khánh Chung lý giải:
Chữ T xuất phát từ vai trò của các thầy cô – tạo động lực, truyền cảm hứng cho các con, qua những bài
giảng với tình yêu, nhiệt huyết và sự sáng tạo. Động lực được truyền đi để chính thầy cô cũng là người hạnh phúc, luôn mang lại bài giảng hạnh phúc.
Chữ H gắn với phần quan trọng nhất của học sinh – đó là học tập chủ động. Thầy cô giáo luôn khích lệ tinh thần học tập chủ động của mỗi học sinh bằng sự tin tưởng và khen ngợi dù là những cố gắng, nỗ lực nhỏ nhất. Học tập hạnh phúc khi các con nhận ra được ý nghĩa của việc chủ động chinh phục và chiếm lĩnh tri thức, là khi học sinh được sáng tạo, trải nghiệm những phương pháp học tập tiên tiến, phát huy được tối đa năng lực cá nhân, và không có học sinh “bị bỏ quên”.
“Điều quan trọng nhất để tạo nên trường học hạnh phúc chính là sự yêu thương. Chỉ có yêu thương hết mình thì mới tạo nên hạnh phúc. Chỉ có yêu thương, thầy cô mới tạo ra môi trường an toàn cho học sinh. Chỉ yêu thương, thầy cô mới đủ tầm và tâm để tìm ra điểm khác biệt của mỗi học sinh và tạo động lực cho các con phát triển.”
Thầy Nguyễn Văn Khoa – Tổ trưởng Tổ Văn, Trường THCS – THPT Ban Mai
Video đang HOT
Chữ A muốn nói tới sự an toàn mà các thầy cô giáo mong muốn mang tới cho học sinh. “Với chúng tôi là trường học nói không với thuốc lá, nói không với bạo lực học đường và các chất kích thích. Học sinh được chủ động tham gia vào các vai trò tuyên truyền viên để đẩy lùi các vấn nạn, tệ nạn xã hội. An toàn còn được nhà trường quan tâm sát sao trong việc duy trì bữa ăn học đường an toàn, xe tuyến an toàn, dịch vụ bán trú an toàn. Sự an toàn tới từ trách nhiệm chung tay xây dựng của cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường. An toàn là trách nhiệm, lương tâm, tình yêu của chúng tôi dành cho các con” – thầy Nguyễn Khánh Chung nhấn mạnh.
Chữ N – muốn hướng các con tới việc biết nuôi dưỡng tài khoản tình cảm dành cho những người xung quanh; học sinh sẽ trở thành những người sở hữu tài khoản tình cảm “giàu tình yêu thương và sự sẻ chia”.
Chữ K – với mong muốn học sinh được khẳng định bản thân, được toả sáng, là chính mình, phát huy mọi thế mạnh và nội lực để trở thành những công dân toàn cầu. Khi khẳng định được chính mình, các con sẽ hạnh phúc.
“Chúng tôi “tạo động lực” cho học sinh thông qua những giờ học trên lớp, những hoạt động trải nghiệm ngoài giờ và đặc biệt là qua các hoạt động của thư viện nhà trường. Các con được định hướng “học tập chủ động” và thư viện cũng chính là nơi tuyệt vời nhất để tự học, làm bài tập nhóm hay ôn luyện trước các kỳ thi. Một trường học hạnh phúc là nơi an toàn, không chỉ “an toàn” về mặt thể chất mà còn thực sự an toàn tuyệt đối cả về mặt tinh thần để các con lúc nào cũng có thể tự “khẳng định bản thân” trong học tập, trong cuộc sống cũng như trong công việc sau này…
“Gieo mầm” hạnh phúc từ những việc nhỏ
Đưa quan niệm trường học hạnh phúc là nơi có những học sinh hạnh phúc, thầy cô hạnh phúc và luôn không ngừng sáng tạo, nỗ lực đổi mới để bồi dưỡng tài và đức cho các thế hệ mai sau, thầy Nguyễn Khánh Chung cho biết: Hiện nay, trong chương trình phát triển văn hóa đọc, Trường THCS – THPT Ban Mai đã đưa cuốn sách “Thầy cô giáo hạnh phúc sẽ thay đổi thế giới” lồng ghép vào chương trình tập huấn chuyên môn, tọa đàm trao đổi, hướng tới một trường học hạnh phúc. Thầy cô hạnh phúc khi được sống với nghề, được “tạo động lực” qua mỗi bài giảng cho các con hàng ngày. Học sinh hạnh phúc khi được giáo dục trên nền tảng nhân cách với định hướng giá trị cốt lõi là lòng biết ơn.
Đọc sách cũng là một cánh cửa mở ra hạnh phúc. Nói điều này, cô Ngô Thị Thanh Huyền – phụ trách chương trình văn hóa đọc của Trường THCS-THPT Ban Mai – cho biết: Trong năm học vừa qua, nhà trường đã triển khai kế hoạch phát triển văn hóa đọc với mục tiêu 100% học sinh và giáo viên tham gia đọc sách, đọc sách chủ động, tích cực và hạnh phúc. Giải pháp để thực hiện mục tiêu trên là mỗi tháng học sinh sẽ đọc sách theo chủ đề của tháng đó. Ví dụ, tháng 3 với chủ đề “Lan tỏa yêu thương”, học sinh sẽ đọc cuốn sách “Vượt qua thử thách đầu đời”, tác giả Jack Canfield, Mark Victor Hansen; tháng 4 với chủ đề “Trao niềm tin”, học sinh sẽ đọc cuốn sách “Đừng bao giờ từ bỏ khát vọng” của Nick Vujicic…
“Đọc sách là một thói quen tưởng như dễ nhưng thật ra lại rất khó. Các con đọc để rèn luyện nhân cách, đọc để thêm vốn hiểu biết, đọc để trưởng thành, sống tốt hơn mỗi ngày và đọc để tìm thấy hạnh phúc cho bản thân. Sẽ không bao giờ là muộn nếu ngay từ bây giờ các con bắt đầu tập cho mình thói quen đó” – cô Ngô Thị Thanh Huyền cho hay.
Thảo Đan
Theo GDTĐ
Hoạt động ngoại khóa đóng vai trò gì khi chuẩn bị đi du học, nó có thực sự quan trọng không?
Bên cạnh một thành tích học tập tốt, nhiều bạn học sinh - những ai có ý muốn hoặc chuẩn bị du học - luôn quan tâm và trăn trở về vấn đề hoạt động ngoại khóa. Tiêu chí này cần thiết và quan trọng như thế nào trong "profile" của bạn khi làm hồ sơ du học?
Hoạt động ngoại khóa là một trong những phần biểu hiện cụ thể và sinh động cho kỹ năng mềm của học sinh. Nó phản ánh phần nào tính cách, sở trường và khả năng tương tác xã hội và cuộc sống xung quanh của bạn. Không chỉ riêng việc du học (bao gồm làm hồ sơ xét học bổng), hoạt động ngoại khóa còn là điểm cộng quan trọng cho nhiều vấn đề khác nữa, như việc xin việc, phỏng vấn, đơn xin tình nguyện...
1. Hoạt động ngoại khóa giúp nâng cao kỹ năng mềm
Kỹ năng mềm - yếu tố làm nên một con người năng động, nhạy bén
Một xã hội đề cao khả năng liên kết và cộng hưởng như hiện nay, kỹ năng mềm gần như là đòi hỏi bắt buộc để bạn sinh tồn và phát triển bản thân, công việc và sự nghiệp.
Bên cạnh sự biến chuyển trong nhận thức dẫn đến hành động (thay đổi kỹ năng mềm), không còn cách nào khác là bạn phải hòa mình vào cuộc sống và những hoạt động thực tiễn để phát hiện, bồi dưỡng và nâng cao phần này. Đặc biệt, với những ai chuẩn bị du học, việc hòa nhập vào một môi trường, cuộc sống mới ở một quốc gia xa lạ càng cần sự linh hoạt, thích ứng nhanh. Quá trình tham gia những hoạt động ngoại khóa sẽ rèn luyện cho bạn khả năng tự tin, kiên trì và không ngừng nỗ lực.
Những kỹ năng như leadership (lãnh đạo), team working (làm việc nhóm), time management (quản lý thời gian), problem solving (giải quyết vấn đề), communication (giao tiếp)... không thể chỉ học qua sách vở như những kiến thức thông thường khác, mà cần có sự thực hành, luyện tập thường xuyên. Và việc tham gia hoạt động ngoại khoá chính là điều kiện tuyệt vời để chúng ta làm điều đó. Tại đó, bạn sẽ khám phá rõ ràng, cụ thể hơn về bản thân, biết được mình có thế mạnh gì và khuyết điểm ở đâu để hoàn thiện cho chính mình.
Chẳng hạn trong các chuyến thiện nguyện vùng cao, những đợt thực tập ngắn hạn, cuộc thi thuyết trình hay tham gia talkshow, diễn đàn về giới trẻ bạn sẽ thấy được mình cần làm những gì, làm tốt hơn nữa điều gì để hoàn thành dự án đó và xa hơn là giúp mình tiến bộ trong tư duy và hành xử.
2. Tham gia hoạt động ngoại khóa để khẳng định bản thân mình
Hiểu bản thân hơn qua mỗi hoạt động ngoại khóa
Việc giao lưu, hòa mình vào thế giới xung quanh như tham gia hoạt động ngoại khóa được cho là cách hay để mỗi bạn trẻ khám phá, khẳng định bản thân mình. Ở đó, bạn được làm những việc phù hợp với khả năng hoặc là việc chưa bao giờ từng làm. Từ đó, bạn trẻ có thể phát huy sở trường bản thân đồng thời phát hiện được năng lực của mình đến đâu. Nhưng dẫu thế nào, việc tham gia và tương tác đó cũng khiến bạn trưởng thành hơn, năng động hơn.
Việc tham gia hoạt động ngoại khoá đóng một vai trò không hề nhỏ trong quá trình xác định hướng đi tương lai cho bản thân. Đồng thời nó cũng giúp bạn hiểu thêm về một số nét tính cách đặc trưng, biết được đâu là điểm mạnh điểm yếu của mình để cải thiện. Ví dụ như bạn vốn là người nhút nhát và không có chính kiến nhưng khi tham gia hoạt động tranh biện, làm việc nhóm, phát triển dự án, chạy chiến dịch thì không thể thụ động mà phải xây dựng, đóng góp ý tưởng cùng team thực hiện. Trải qua điều đó, tính bạn trẻ sự mạnh dạn, hòa đồng hơn.
Có thể thời gian đầu ý thức tham gia hoạt động ngoại khóa, hoạt động cộng đồng chỉ vì vui, tò mò, thích trải nghiệm. Nhưng sau mỗi hành trình đó, bạn sẽ thấy mình khôn lớn hơn mà chính bản thân mình không nhận ra cho đến một lúc bất chợt.
3. Hoạt động ngoại khóa: "làm đẹp" CV, ghi điểm với nhà tuyển dụng
Thành tích hoạt động ngoại khóa giúp bạn có lợi thế trong cuộc đua học bổng du học
Nếu bạn đang chuẩn bị nộp hồ sơ xin học bổng, đang chuẩn bị lên đường du học trong khi trước đây bản thân là một người năng nổ trong các hoạt động ngoại khóa thì chúc mừng bạn đó chính là một điểm cộng đáng kể để tạo được ấn tượng cho nhà xét tuyển. Nếu thành tích, chỉ số học tập của hai người tương đương nhau nhưng các hoạt động ngoại khóa, kỹ năng mềm của ai có nhiều hơn, phong phú hơn thì tất nhiên phần thắng sẽ thuộc về người đó.
Các trường nước ngoài luôn đề cao và chú trọng đến vấn đề tương tác xã hội của học sinh. Các kỹ năng bổ trợ, sở trường hay tài lẻ (đàn, hát, múa, vẽ, thể thao...) đều là phần bổ trợ cực kỳ giá trị để thuyết phục họ. Từ những việc bạn tham gia, nhà xét tuyển sẽ đánh giá được kỹ năng mềm, tính cách, sở thích và khả năng xã hội của bạn. Một sinh viên ưu tú bên cạnh học tập tốt cần có những năng khiếu làm nên phong cách cá nhân.
Cuộc sống và môi trường học tập nước ngoài luôn cần sự chủ động và ứng biến nhanh. Để chuẩn bị hành trang du học, các bạn trẻ hãy trau dồi và rèn luyện kỹ năng phù hợp cho mình. Những hoạt động ngoại khóa luôn là điền kiện tốt để bạn trưởng thành hơn, tự tin hơn trước những khó khăn phía trước.
Theo Helino
Tấm lòng nhân hậu của một cô giáo với học sinh và cộng đồng Gần 15 năm dạy học, cô Lê Thanh Hải, giáo viên trường THCS Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội không chỉ trau dồi năng lực, kiến thức cho bản thân mà còn là tấm gương, người truyền nhiệt huyết, tạo động lực cho nhiều thế hệ học sinh vượt lên hoàn cảnh khó khăn để trưởng thành trong cuộc sống. Luôn bận rộn...