Bỏ tiền mua phần mềm diệt virus là phí phạm
Theo ông Ngô Việt Khôi, Giám đốc quốc gia, TrendMicro Việt Nam và Campuchia, với xu hướng virus, mã độc gia tăng chóng mặt như hiện nay, việc bỏ tiền ra mua phần mềm diệt virus ( antivirus) là quá phí phạm.
Thông tin trên được ông Khôi chia sẻ tại Hội thảo – Triển lãm Quốc gia An ninh bảo mật – Security World diễn ra tại Hà Nội vào 26/3.
Tập đoàn Trend Micro từng quả quyết rằng, nền công nghệ chống virus đã lừa rối người tiêu dùng trong 20 năm qua, bởi vì khả năng chống virus không thể khả thi với một số lượng sinh sản khổng lồ của virus trong thời đại hiện nay. Tại Việt Nam cũng vậy, không tránh khỏi việc lấy cắp thông tin, các trang thông tin bị chỉnh sửa một cách ngang nhiên…
Theo thống kê của Bkav, trong năm 2012, vẫn có tới 2.203 website của các cơ quan doanh nghiệp tại Việt Nam bị tấn công, chủ yếu thông qua các lỗ hổng trên hệ thống mạng. So với năm 2011 (có 2.245 website bị tấn công), có số này hầu như không giảm. Bên cạnh đó, báo cáo của VNISA cho thấy, năm 2012, Việt Nam tuy nằm trong top 5 thế giới về người sử dụng Internet nhưng xếp thứ 15 về lượng phát tán mã độc, thứ 10 tin rác, thứ 15 về Zombie (máy tính bị mất kiểm soát). Trong 100 website thuộc chính phủ (.gov.vn) có đến 78% có thể bị tấn công toàn diện. Vấn dề bảo mật cho các thiết bị di động cũng trở nên nóng bỏng khi các sản phẩm công nghệ này được sử dụng phổ biến ở Việt Nam.
Video đang HOT
Mã độc mới gia tăng từng giờ.
Nếu như triết lý bảo mật trước đây là bao bọc mọi phần tử trong hệ thống mạng để tránh các cuộc tấn công từ bên ngoài, thì hầu như không còn hoàn toàn đúng trong giai đoạn hiện nay. Bởi vì hiện giờ virus không chỉ tấn công từ bên ngoài mà chúng tận dụng các lỗ hổng trong hệ thống của đối tượng bị tấn công, ém mã độc nằm chờ sẵn và gửi đường link độc hại tới các thiết bị khác.
Đặc biệt hơn chúng có khả năng kết nối lại, vẽ lại sơ đồ mạng của hệ thống và gửi ra bên ngoài. Tức là gây ra các cuộc tấn công từ bên trong. Phương pháp này đã được tin tặc áp dụng trong vụ tấn công gây tê liệt một loạt ngân hàng ở Hàn Quốc trong vài ngày qua, ông Khôi chia sẻ thêm.
Vì vậy với xu hướng phát triển công nghệ thông tin (CNTT) trong thời gian gần đây như ảo hóa, điện toán đám mây, sự gia tăng của các thiết bị di động trong quá trình làm việc, tham gia vào các mạng xã hội cá nhân, thì việc đảm bảo an ninh bảo mật thông tin trở nên bức thiết hơn bao giờ hết. Do đó, Security World 2013 với với chủ đề “An ninh thông tin: Các xu thế và thách thức trong kỷ nguyên công nghệ số mới” diễn ra từ ngày 26-27/2013, sẽ tập trung mổ sẻ những vấn đề bức thiết trong an ninh bảo mật thông tin hiện nay.
Đây sẽ là cơ hội để các nhà quản lý, các chuyên gia gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm về an toàn, bảo mật thông tin nhằm bảo đẩm ứng dụng hiệu quả CNTT trong việc nâng cao năng lực quản lý điều hành, phục vụ các nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội trong bối cảnh thách thức kinh tế hiện nay.
Song song hội thảo sẽ là Triển lãm an ninh bảo mật, nơi các doanh nghiệp An ninh bảo mật hàng đầu thế giới trưng bày các sản phẩm, thiết bị giải pháp tiên tiến nhất.
Sự kiện do Tập đoàn dữ liệu quốc tế IDG tổ chức dưới sự bảo trợ và phối hợp của Cục Tin học nghiệp vụ, Tổng Cục Hậu cần kỹ thuật – Bộ Công an, Trung tâm ứng cứu máy tính khẩn cấp Việt Nam (VnCert), Bộ Thông tin và Truyền thông, Ban Cơ yếu chính phủ – Bộ Quốc phòng.
Hội thảo – Triển lãm Quốc gia An ninh bảo mật – Security World là diễn đàn quốc gia lớn và uy tín nhất tại Việt Nam trong lĩnh vực An ninh bảo mật, nơi cập nhật các xu thế công nghệ, giải pháp mới nhất về ATTT giúp các cơ quan chính phủ, tổ chức, doanh nghiệp ứng dụng hiệu quả và thành công các công nghệ mới giúp tăng trưởng nhanh đồng thời đảm bảo độ bảo mật và an toàn cao.
Theo Xã hội thông tin
Microsoft Security Essentials không đạt được chứng nhận AV-Test
Phần mềm diệt virus phổ biến của Microsoft - Microsoft Security Essentials (MSE) - mới đây vừa tiếp tục không đạt chứng chỉ AV-TEST, một chứng chỉ đánh giá khả năng nhận diện và tiêu diệt virus của các phần mềm diệt virus trên thế giới. Đây là lần thứ 2 MSE không giành được chứng chỉ này (lần đầu tiên vào tháng 11 năm ngoái).
Cụ thể, AV-TEST đã tiến hành thử nghiệm khả năng nhận diện malware của tất cả 25 phần mềm diệt virus, và tổ chức này cho biết họ đã không cấp giấy chứng nhận cho các phần mềm diệt virus gồm AhnLab V3 Internet Security 8.0, Microsoft Security Essentials 4.1, và PC Tools Internet Security 2012. MSE của Microsoft "thi hỏng" ở phần phát hiện các cuộc tấn công từ lỗ hổng bảo mật zero-day, và chỉ chống lại được khoảng 71% các cuộc tấn công trong khi con số trung bình của các phần mềm khác là 92%.
Trên blog của mình, Microsoft cũng đã đưa ra các bình luận về kết quả đánh giá này của AV-TEST. Theo đó, gã khổng lồ phần mềm cho biết họ "đã tiến hành đánh giá 1 cách nghiêm túc các kết quả" và nhận thấy rằng chỉ có 0,0033% người dùng dùng MSE bị ảnh hưởng bởi các mẫu malvare mà phần mềm diệt virus của họ không nhận diện được trong bài test của AV-TEST. Theo Microsoft, các kết quả đánh giá từ các tổ chức độc lập như AV-TEST là không đầy đủ bởi các tổ chức này khó có thể đưa ra các bài kiểm tra phù hợp với điều kiện thực tế. Microsoft cho biết 94% trong số 28 mẫu malware mà MSE không nhận diện được không nằm trong số các malware mà người dùng của họ gặp phải. Họ cũng hứa là sẽ giảm con số 0,0033% người dùng dùng MSE bị ảnh hưởng bởi malware xuống con số 0%.
Theo Genk
Imperva: "Các phần mềm diệt virus 'hàng khủng' chỉ là đồ bỏ" Một công trình nghiên cứu do Imperva, Công ty an ninh mạng nổi tiếng của Mỹ, đã giáng một đòn mạnh vào ngành công nghiệp diệt trừ virus trị giá hàng triệu USD, khi tuyên bố rằng tỉ lệ virus mà các phần mềm này diệt được chỉ chiếm 5% và rằng các công ty và người tiêu dùng đã phải "bỏ một...