Bộ tích hợp tin học với kĩ thuật thủ công, giáo viên lo không biết dạy thế nào
Phần công nghệ trong môn “Tin học và Công nghệ” chương trình mới là thực hiện và phát triển của chương trình môn thủ công ở lớp 3 và kỹ thuật ở lớp 4, 5.
Phần công nghệ trong môn “Tin học và Công nghệ” của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 thực chất là thực hiện và phát triển của chương trình môn thủ công ở lớp 3 và môn kỹ thuật ở lớp 4, 5 trong chương trình giáo dục 2006.
Thực trạng hiện nay, giáo viên Tin học chủ yếu được đào tạo giảng dạy cho cấp học trung học cơ sở và trung học phổ thông.
Vì vậy, họ làm sao có thể giảng dạy tốt về việc gấp, cắt, dán, khâu thêu, hướng dẫn lắp ráp mạch điện đơn giản, lắp ráp bộ đồ dùng kỹ thuật,… như giáo viên tiểu học.
Đây là một bài toán khó cho Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và cũng là những băn khoăn lo lắng của đội ngũ giáo viên Tin học ở các cơ sở giáo dục phổ thông của địa phương chúng tôi.
Nhiều câu hỏi giáo viên đặt ra như: Theo khung chương trình giáo dục phổ thông 2018, về nội dung thì môn Tin học và Công nghệ là hai môn riêng biệt, nhưng ghép cơ học để giảm số môn học lại. Về phân phối chương trình: Tin học 1 tiết/tuần, 35 tiết/ 35 tuần; Công nghệ 1 tiết/tuần, 35 tiết/ 35 tuần; Tổng 70 tiết/năm học.
Vậy giáo viên Tin học phải dạy luôn phần Công nghệ, và số tiết tăng lên gấp đôi so với hiện hành? Nhưng chúng tôi chưa được đào tạo, bồi dưỡng về nội dung này,…
Ảnh minh hoạ: http://rgep.moet.gov.vn
Theo yêu cầu của Chương trình mới, Giáo viên dạy công nghệ cần phải có đủ năng lực theo chuẩn nghề nghiệp, về năng lực sư phạm đặc thù (tiểu học), đặc biệt là năng lực chuyên môn về phần (môn) công nghệ.
Video đang HOT
Giáo viên công nghệ phải thực hiện được giáo dục STEM trong môn học cũng như tổ chức được các hoạt động giáo dục STEM trong nhà trường.
Việc giải quyết nút thắt này buộc chúng ta phải thực hiện ngay từ thời điểm hiện nay mà không thể chần chừ và chắc chắn rằng Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ ban hành chương trình bồi dưỡng cho giáo viên dạy môn Tin học và Công nghệ ở tiểu học để kịp tiến độ của chương trình mới.
Tuy vậy, đây cũng chỉ là giải pháp tình thế nhằm giải quyết đội ngũ cho việc thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Nhiều câu hỏi được đặt ra, tại sao việc chuẩn bị của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho Chương trình mới lại chưa đồng bộ; nguồn nhân lực có phải là một vấn đề cốt lõi khi đổi mới, hoạch định một Chương trình cấp Quốc gia?
Ngoài ra, theo yêu cầu của Chương trình mới đối với phần giảng dạy Công nghệ, giáo viên tin học phải thực hiện được giáo dục STEM trong môn học cũng như tổ chức được các hoạt động giáo dục STEM trong nhà trường.Lẽ ra, Bộ Giáo dục và Đào tạo phải yêu cầu các trường sư phạm cùng song hành trong việc chuẩn bị nhân lực cho Chương trình mới, hoặc chí ít phải được đưa vào Chương trình Bồi dưỡng giáo viên thường xuyên theo chu kỳ bắt buộc dựa trên hoạch định của nguồn nhân lực theo từng giai đoạn.
Điều đó có nghĩa giáo viên Tin học buộc phải nâng cao năng lực, kiến thức, kỹ năng dạy môn Tin học và Công nghệ nói chung và phân Công nghệ nói riêng theo định hướng của Chương trình mới.
Trong phạm vi bài viết, chúng tôi chỉ nêu vấn đề về đào tạo và bồi dưỡng trên cơ sở giáo viên đang giảng dạy tin học còn đối với các địa phương, các trường chưa thực hiện giảng dạy môn Tin học hay chưa có giáo viên chuyên về lĩnh vực này chúng tôi không đề cập và chắc chắn rằng những địa phương đó sẽ gặp rất nhiều khó khăn về đội ngũ.
Ngoài ra, tình trạng thiếu giáo viên môn Tin học sẽ xảy ra khi chuyển sang dạy học bắt buộc từ năm học 2022-2023 theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Cuối cùng, các cơ sở giáo dục phải được trang bị đầy đủ các phương tiện, thiết bị dạy học tối thiểu theo yêu cầu của Chương trình.
Cán bộ quản lý cần quan tâm đến việc thiết kế, triển khai phòng học bộ môn theo định hướng thực hành và trải nghiệm tiến tới dạy học hiệu quả theo giáo dục STEM.
Dạy các môn học mới với lớp 6: Nhận diện khó khăn, giải pháp hợp lý
Chương trình giáo dục phổ thông 2018 với lớp 6 có sự xuất hiện môn học mới, nhiều trường xác định đây là thách thức không nhỏ để triển khai hiệu quả, đặc biệt trong bố trí đội ngũ.
Các cơ sở giáo dục cần đặt quyết tâm thực hiện chương trình lên hàng đầu.
Tuy nhiên, tinh thần của các trường là phát huy tối đa thuận lợi, nhận diện rõ khó khăn để có giải pháp triển khai hiệu quả nhất.
Chọn giáo viên tốt nhất dạy lớp 6
Hiện tổng số cán bộ quản lý, giáo viên (GV) THCS toàn huyện Thanh Thủy (Phú Thọ) là 364 người; trong đó 34 cán bộ quản lý, 307 GV trong biên chế; 23 GV hợp đồng. Cơ cấu GV tương đối hợp lý giữa các nhà trường, bộ môn. Theo Trưởng phòng GD&ĐT Nguyễn Anh Tuấn, phòng GD&ĐT đã chỉ đạo các trường rà soát, lên kế hoạch dự kiến phân công GV dạy lớp 6 năm học 2021 - 2022. Qua rà soát, các trường lựa chọn đủ số lượng, cơ cấu GV thực hiện chương trình mới (lớp 6). Trong đó, tất cả GV được lựa chọn đều là GV tốt nhất của các nhà trường. 100% GV dạy lớp 6, cũng như các GV khác đều đang tích cực bồi dưỡng, tập huấn theo chương trình tập huấn của Bộ/sở GD&ĐT; đồng thời với tự nghiên cứu, tự bồi dưỡng.
Chú trọng đặc biệt đến đội ngũ, nhưng khi chia sẻ về khó khăn, điều đầu tiên ông Nguyễn Anh Tuấn đề cập đến cũng là vấn đề này. Theo đó, có cơ sở giáo dục còn thiếu GV theo phân môn. Ví dụ, có trường chỉ có 1 GV Hóa học, việc bảo đảm giảng dạy theo chương trình hiện hành (môn Hóa chỉ có ở lớp 8, lớp 9) đã khó khăn, nay thêm môn Khoa học Tự nhiên ở khối lớp 6, chắc chắn sẽ là thách thức không nhỏ với các cơ sở giáo dục. Hơn nữa, trình độ chuyên môn của GV không đồng đều. Có GV rất tâm huyết, trách nhiệm, năng lực chuyên môn vững vàng; nhưng cũng có bộ phận GV còn tư tưởng ỷ lại, ngại đổi mới, chưa có ý thức phấn đấu...
Tại Trường THCS Nam Từ Liêm (Hà Nội), thông tin từ Hiệu trưởng Hoàng Thị Yến, đội ngũ GV được chọn dạy chương trình, SGK mới đều là người có chuyên môn vững; đa số là GV cốt cán, có khả năng tiếp cận nhanh việc đổi mới chương trình và phương pháp dạy học. Tuy nhiên, khó khăn với trường là GV dạy ngoại ngữ 2 (môn tự chọn) không có trong biên chế, GV hợp đồng cũng không có nguồn để tuyển.
Với môn Lịch sử và Địa lý, Khoa học Tự nhiên, các kiến thức của từng phân môn rất rõ ràng nên bố trí GV đúng chuyên môn để giảng dạy không khó. Nhưng sắp xếp thời khóa biểu cho những GV dạy môn này sẽ gặp khó khăn do thầy cô còn dạy ở các khối lớp đang thực hiện chương trình hiện hành. Với Hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp, nội dung các chủ đề phong phú, đòi hỏi GV có kiến thức về mọi mặt và kỹ năng tổ chức hoạt động. Đây cũng là khó khăn khi phân công GV thực hiện vì thầy cô hầu hết chỉ được đào tạo sâu về một môn khoa học.
Giáo viên là người vận dụng sáng tạo chương trình mới vào tiết học. Ảnh minh họa
Chuẩn bị với quyết tâm cao nhất
Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học - THCS Ea Trol (Sông Hinh, Phú Yên), thầy Lê Xuân Thiều chia sẻ: Triển khai chương trình mới cho lớp 6, nhà trường có thuận lợi là đội ngũ nhiệt tình, có tinh thần học hỏi, tự học cao, yêu nghề... Tuy nhiên, khó khăn của trường là tỷ lệ GV trên lớp đủ theo quy định, nhưng lại thừa thiếu cục bộ. GV chỉ được đào tạo đơn môn nên khi dạy các bài dạy, chủ đề sẽ khó đạt hiệu quả cao. Chất lượng học tập của HS, đặc biệt là các hoạt động khó bảo đảm vì HS là người đồng bào dân tộc thiểu số, các kỹ năng tính toán, hành văn (diễn đạt, nói, viết...) còn yếu...
Nhận diện rõ khó khăn, nhà trường xác định giải pháp kiện toàn và nâng cao chất lượng đội ngũ. Kiến nghị với ngành tổ chức các lớp bồi dưỡng về những nội dung giáo dục mới. Trước mắt, trường sẽ động viên, khuyến khích đội ngũ hiện có triển khai chương trình mới hiệu quả nhất. Việc tổ chức các hoạt động cho HS cũng sẽ được tính toán hợp lý, để các em làm quen dần. "Chúng tôi nhận định, trong quá trình triển khai sẽ còn gặp nhiều khó khăn; tùy vào từng vấn đề để linh động giải quyết, bảo đảm thực hiện tốt Chương trình GDPT mới" - thầy Lê Xuân Thiều chia sẻ.
Đưa giải pháp với khó khăn của Trường THCS Nam Từ Liêm khi triển khai Chương trình, SGK lớp 6 năm học 2021 - 2022, cô Hoàng Thị Yến cho rằng: Do trường tự chủ tài chính, nên với GV dạy ngoại ngữ 2, có thể thực hiện liên kết với trung tâm ngoại ngữ, tiết kiệm kinh phí các hoạt động khác để chi trả lương GV. Với việc thực hiện hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, trường chọn GV có chuyên môn liên quan các kiến thức trong chủ đề, tổ chức soạn giáo án, dạy thử nghiệm, rút kinh nghiệm chung.
Song song với buổi tập huấn chương trình, SGK trực tuyến đang diễn ra, các tổ nhóm Trường THCS Thụy Liên, Thái Thụy, Thái Bình cùng sinh hoạt chuyên môn để thảo luận, góp ý, trao đổi tư liệu về xây dựng kế hoạch giáo dục, soạn giáo án, dự tiết dạy minh họa (mỗi môn tập huấn có 1 - 2 tiết dạy minh họa). Riêng với môn học mới, chia sẻ từ thầy Hiệu trưởng Nguyễn Tiến Dũng, nhà trường xác định trong quá trình thực hiện có vướng mắc nảy sinh sẽ chủ động điều chỉnh. Với môn Lịch sử và Địa lý, sau tập huấn về môn học diễn ra ngày 29/6, nhà trường sẽ thảo luận để có phương án sát thực tế nhất.
Chia sẻ giải pháp của các cơ sở giáo dục trên địa bàn khắc phục khó khăn khi triển khai chương trình mới, ông Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Thanh Thủy thông tin: Phòng cập nhật đầy đủ, kịp thời các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, sở GD&ĐT về việc thực hiện Chương trình, SGK GDPT mới.
Tiếp tục cho đội ngũ GV tập huấn Chương trình GDPT mới theo chương trình do Bộ, sở, phòng GD&ĐT tổ chức, đẩy mạnh việc tự học tự bồi dưỡng của GV. Cùng với đó, xây dựng kế hoạch giáo dục khoa học, phù hợp với tình hình cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ của nhà trường. Xây dựng các phương án bố trí, sắp xếp GV giảng dạy lớp 6, đặc biệt các môn Lịch sử và Địa lý, Khoa học Tự nhiên... Đặc biệt, phòng cần tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị bằng các nguồn ngân sách cấp trên, xã hội hóa, tăng cường đồ dùng tự làm... để có điều kiện tốt nhất thực hiện Chương trình GDPT mới.
Văn bản số 2613/BGDDT-GDTrH của Bộ GD&ĐT tạo điều kiện thuận lợi cho nhà trường, GV triển khai thực hiện chương trình giáo dục trung học năm học 2021 - 2022. Theo văn bản này, kế hoạch dạy học cũng như kiểm tra đánh giá linh hoạt hơn (phụ thuộc vào điều kiện thực tế của đơn vị); từ đó hiệu quả dạy và học sẽ được nâng lên. Các môn học mới như Khoa học Tự nhiên, Lịch sử và Địa lý... cũng được hướng dẫn triển khai khá cụ thể. - Thầy Lê Xuân Thiều
Học trò thay đổi, cơ hội cho nhà trường sau một năm thực hiện chương trình lớp 1 mới Trải qua một số khó khăn, bỡ ngỡ ban đầu, Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 dần đi vào đời sống một cách nhịp nhàng sau 1 năm triển khai ở lớp 1. Sau một năm triển khai SGK lớp 1 đã mang lại hiệu quả rõ rệt. Ảnh minh họa Sự chuyển mình thấy được ở từng đối tượng: Học...