Bỏ thuốc lá để phòng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Hiện nay, Phòng quản lý, điều trị ngoại trú bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, bệnh hen ( Bệnh viện Phổi Thái Nguyên) đang duy trì điều trị cho trên 700 bệnh nhân.
Phần lớn trong số này có tiền sử hút thuốc lá lâu năm.
Điều trị cho bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại Bệnh viện Phổi Thái Nguyên.
Phổi tắc nghẽn mãn tính là nguyên nhân tử vong xếp hàng thứ 4 trên thế giới (sau các bệnh mạch vành, ung thư và tai biến mạch máu não). Nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là thuốc lá. Trên thực tế, người hút thuốc lá có nguy cơ mắc bệnh cao hơn gấp 10 lần so với người không hút thuốc.
Theo bác sĩ Lê Thu Hà (Bệnh viện Phổi Thái Nguyên), hiện không có cách chữa khỏi hoàn toàn bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Do đó, phương pháp tốt nhất là phòng ngừa và làm giảm triệu chứng. Đặc biệt, việc thay đổi lối sống và tuân thủ các phương pháp điều trị có thể giúp người bệnh giảm triệu chứng, lấy lại khả năng hoạt động bình thường và làm chậm tiến triển của bệnh.
Cụ thể là bỏ hút thuốc lá và tránh các chất kích thích phổi (ô nhiễm không khí, hơi hóa chất, bụi); khám sức khỏe thường xuyên, tái khám đúng hẹn và đầy đủ; có chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ calo, tích cực hoạt động, nhất là tập luyện thể thao đều đặn…
Video đang HOT
Bác sĩ mách bạn 3 thứ nên ăn, 4 việc nên làm để có trái tim khỏe mạnh
Để bảo vệ sức khỏe của tim và tăng cường tuổi thọ, bác sĩ Cát Quân Ba, Giám độc Khoa Tim Mạch, Bệnh viện Trung Sơn trực thuộc Đại học Phúc Đán (Trung Quốc) chỉ ra 3 thứ nên ăn và 4 việc nên làm.
3 thực phẩm tốt cho sức khỏe tim mạch
Khoai lang
Khoai lang chứa nhiều vitamin, kali, axit amin, phốt pho, caroten. Đặc biệt, caroten và vitamin C là những chất giúp chống oxy hóa tốt, giúp lưu thông máu, phục hồi độ đàn hồi của mạch máu và làm chậm quá trình lão hóa mạch máu.
Do chứa nhiều chất xơ nên nếu ăn khoai lang thường xuyên còn giúp thúc đẩy quá trình đào thải chất độc ra khỏi cơ thể, thanh lọc máu, cải thiện bệnh tim mạch và mạch máu não.
Ảnh minh họa
Bưởi
Kali trong bưởi giúp duy trì sự ổn định của huyết áp và nhịp tim. Đồng thời ăn bưởi giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch vành, huyết áp cao, tăng cường sức sống cho tế bào cơ tim, giúp tế bào cơ tim hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng hơn. Từ đó, bảo vệ sức khỏe tim mạch tốt hơn.
Đậu đỏ được xem là thực phẩm của tim vì giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch. Người ăn nhiều đậu đỏ sẽ giúp bổ máu, dưỡng khí, thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu. Nhờ đó giảm thiểu hiệu quả các bệnh lý như thiếu máu cơ tim.
4 việc nên làm để giúp trái tim khỏe mạnh
Tránh thức khuya
Tim không giống các cơ quan khác, nó phải đập liên tục. Nếu bạn thức khuya sẽ gây ra gánh nặng cho tim. Lâu dần sẽ gây ra các triệu chứng như nhịp tim bất thường và huyết áp không ổn định.
Ăn ít thức ăn nhiều dầu mỡ
Ăn nhiều thực phẩm dầu mỡ khiến cơ thể bị tích mỡ quá nhiều. Nếu không được chuyển hóa kịp thời, chất béo sẽ tích tụ trong máu khiến máu đặc lại và gây bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim,...
Bớt tức giận
Khi bạn tức giận huyết áp sẽ tăng đột ngột, nhịp tim đập cũng theo đó mà tăng lên. Không chỉ vậy, tức giận còn gây kích thích thần kinh giao cảm của con người, dễ dẫn đến các bệnh mạch máu não, tim mạch.
Uống ít rượu
Uống rượu bia gây ảnh hưởng lớn tới gan và cả sức khỏe tim mạch. Các thành phần độc hại trong rượu làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, tăng huyết áp. Những người uống nhiều rượu có nguy cơ hình thành cục máu đông, làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim.
Làm gì để sử dụng thuốc trị tăng huyết áp an toàn? Thuốc có hiệu quả trong việc kiểm soát huyết áp cao. Người bệnh cần dùng thuốc đều đặn, hằng ngày. Dưới đây là những lưu ý khi sử dụng thuốc trị tăng huyết áp. 1. Huyết áp cao là gì? Huyết áp cao được coi là một trong những nguyên nhân hàng đầu làm gia tăng bệnh tim mạch. Giảm huyết áp làm...