Bỏ thu phí cảng biển, gỡ khó cho doanh nghiệp vận tải thủy
Dự thảo quyết định của Thủ tướng về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển GTVT đường thủy nội địa đưa ra nhiều cơ chế, chính sách mới, trong đó quy định sẽ không thu phí hạ tầng cảng biển với phương tiện thủy.
Khi được thực thi, giải pháp này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp vận tải thủy thông thương hàng hóa, tăng lợi thế cạnh tranh vì rút ngắn thời gian vận chuyển.
Bất hợp lý
Thống kê của Cục Đường thủy nội địa Việt Nam (Bộ GTVT) cho biết, bình quân mỗi năm có hàng trăm nghìn container hàng hóa quá cảnh vận chuyển bằng đường thủy tại TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng… thông qua cảng biển nội địa đi các nước Đông Nam Á, riêng tại TP Hồ Chí Minh có khoảng 150.000 container.
Bỏ thu phí cảng biển, gỡ khó cho doanh nghiệp vận tải thủy.
Với mức thu phí hiện nay áp dụng thấp nhất 15.000 đồng/tấn và cao nhất 4,4 triệu đồng/tấn tùy theo chủng loại hàng hóa và container; đối với hàng hóa nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu mở tờ khai áp dụng mức 500.000 đồng/container 20ft, 1 triệu đồng/ container 40ft và 30.000 đồng/tấn đối với hàng lỏng, hàng rời không đóng trong container… là tương đối cao và đang dồn thêm gánh nặng chi phí phát sinh cho doanh nghiệp vận tải thủy, nhất là trong bối cảnh dịch COVID-19 gây nhiều bất lợi.
Do đó, các doanh nghiệp vận tải thủy kiến nghị, việc thu thêm phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu, cảng biển là bất hợp lý, làm tăng gánh nặng chi phí cho doanh nghiệp (tăng khoảng 330 tỷ đồng/năm) và tăng giá cước vận chuyển…
Tại văn bản gửi Bộ GTVT mới đây, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam cũng đánh giá, việc thu phí hạ tầng cảng biển đối với hàng quá cảnh, chuyển khẩu bằng đường thuỷ nội địa này là bất hợp lý, bởi hàng quá cảnh, chuyển khẩu chỉ luân chuyển trong khu vực nội bộ cảng và chuyển đi bằng đường thủy, không gây ùn tắc giao thông, không sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ trong khu vực cửa khẩu cảng biển; đồng thời, kiến nghị các cơ quan quản lý Nhà nước tạm dừng thu phí trong điều kiện dịch bệnh. Mức thu phí và thời gian bắt đầu cũng như kết thúc thu phí phải hợp lý đảm bảo “cơ bản bù đắp chi phí đầu tư” của Luật Phí và Lệ phí, cũng như đảm bảo bình đẳng giữa các doanh nghiệp.
Đại diện Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (VASEP) chia sẻ, việc thu phí hạ tầng cảng biển với phương tiện thủy khiến phí chồng phí. Doanh nghiệp sẽ phải trả phí lên tới hàng tỷ đồng/năm. Đơn cử, một doanh nghiệp của VASEP mỗi năm xuất 3.000 container, thì phải trả tới 5,5 tỷ đồng/ năm, cộng với phí trạm BOT 7,5 tỷ đồng/năm. Như vậy, một năm doanh nghiệp phải trả tới 13 tỷ đồng…
Các chuyên gia cho rằng, hàng hóa đi bằng phương tiện thủy chỉ sử dụng luồng đường thủy quốc gia do Trung ương đầu tư, không sử dụng công trình, hạ tầng đường bộ, nên việc thu phí hạ tầng đối với hàng hóa đi đường thủy là thiếu thực tế. Chính sách này cần được “cởi bỏ” để tạo động lực thu hút hàng hóa cho các tuyến đường thủy.
Video đang HOT
Theo ông Trần Đỗ Liêm, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải thủy Việt Nam, từ tháng 8/2020, mỗi container 20 feet vận chuyển bằng sà lan vào cảng biển Hải Phòng phải nộp 230.000 đồng và 460.000 đồng/container 40 feet. Hàng rời (lỏng) xuất nhập khẩu phải nộp 14.000 đồng/tấn cho khoản phí sử dụng công trình, kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng. Đơn giá vận chuyển bằng đường thủy đang xấp xỉ giá vận chuyển bằng đường bộ. Thậm chí, tổng chi phí cho chuỗi dịch vụ container từ cảng về kho cao hơn và nếu không có các cơ chế tháo gỡ, mục tiêu hút hàng từ đường bộ sang đường thủy sẽ tiếp tục gặp khó.
Gỡ rào cản
Dự thảo quyết định của Thủ tướng về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển GTVT đường thủy nội địa (thay thế Quyết định số 47/2015, do Cục Đường thủy nội địa VN chủ trì xây dựng) quy định không thu khoản phí trên đối với hàng hóa được vận chuyển bằng phương tiện đường thủy nội địa.
Dọc tuyến sông Đồng Nai hiện có 10 cảng, 90 bến thủy của hai tỉnh Đồng Nai, Bình Dương.
Theo ông Lê Minh Đạo, Phó cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, dự thảo quyết định có sự tham gia rộng rãi ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp, cơ quan quản lý, địa phương để thống nhất đề xuất giải pháp tháo gỡ các vướng mắc phát sinh và bổ sung cơ chế, chính sách mới. Dự thảo quy định Bộ Tài chính thực hiện sửa đổi, bổ sung Thông tư hướng dẫn về danh mục nguyên tắc thu, miễn giảm phí, lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của HĐND cấp tỉnh, theo hướng không thu phí hạ tầng cảng biển với hàng hóa vận chuyển bằng phương tiện thủy. UBND cấp tỉnh báo cáo HĐND cùng cấp để miễn loại phí trên.
Dự thảo cũng đề xuất phương tiện thủy khi vào, rời khu vực cảng hàng hải được áp dụng mức phí, lệ phí theo quy định về mức thu, chế độ thu, nộp quản lý và sử dụng phí, lệ phí áp dụng tại cảng, bến thủy để giảm chi phí vận tải.
Qua tìm hiểu, dự thảo quyết định này kế thừa, bổ sung các cơ chế, chính sách ưu tiên được triển khai trong 5 năm qua theo Quyết định số 47/2015 của Thủ tướng Chính phủ. Trong đó, giai đoạn 2022 – 2026, ưu tiên bố trí mỗi năm tăng 1,3 lần vốn sự nghiệp kinh tế cho công tác bảo trì đường thủy so với năm trước; tổ chức đấu thầu bảo trì đường thủy 3 năm/lần để tăng nguồn lực duy trì thông suốt hệ thống luồng tuyến vận tải, miễn lệ phí trước bạ cho phương tiện thủy…
Ngoài ra, dự thảo quyết định cũng đề xuất cơ chế, chính sách mới như: Ưu tiên tiếp cận các nguồn vốn vay quốc tế có ưu đãi để đầu tư kết cấu hạ tầng đường thủy kết nối đường thủy với các cảng biển chính.
Doanh nghiệp thủy sản lại phản ứng với đề án thu phí hạ tầng cảng biển tại TP.HCM
Đại diện các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam vừa có công văn gửi đến Bộ Tư pháp, kiến nghị không thu phí không thu các loại phí hạ tầng cảng biển tại TP.HCM.
Trong công văn 45 do Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP) gửi đến Bộ Tư pháp vào cuối tháng 04/2021 có đề xuất nội dung dự kiến rà soát, nhận diện đầy đủ các tồn tại hạn chế của quy định pháp luật trước các tác động mạnh mẽ dài hạn của đại dịch.
Trong đó, VASEP kiến nghị Bộ Tư pháp báo cáo và đề nghị Chính phủ có ý kiến với Hội đồng nhân dân và UBND TP.HCM xem xét không áp dụng thu phí công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu, cảng biển theo Nghị quyết 10/2020, ít nhất là cho đến hết năm nay.
Đồng thời, đại diện các doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam đề nghị giảm các mức thu nói trên theo hướng, không coi đây là nguồn đóng góp ngân sách chính cho Thành phố.
Thêm với đó, cần công khai, minh bạch cụ thể các khoản thu chi, chi như thế nào, vào những công trình cụ thể nào cũng như không sử dụng ngân sách thu từ khoản này vào các hoạt động, công trình không phục vụ hoạt động vận chuyển, xuất nhập khẩu tại các cảng biển.
Các mức phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ tiện ích khu vực cửa khẩu, cảng biển tại TP.HCM dự kiến được áp dụng từ đầu tháng 07/2021.
Mức thu phí trên được kỳ vọng dùng để đảm bảo và mở rộng đường bộ xây dựng cầu phát triển kết cấu, hạ tầng giao thông trên địa bàn.
Dù vậy, các doanh nghiệp lại cho rằng, trong nhiều năm qua, họ đã phải nộp nhiều loại phí liên quan đến xây dựng cơ sở hạ tầng như phí cầu đường, phí sử dụng đường bộ, phía tại trạm BOT,...
VASEP lấy ví dụ với doanh nghiệp thuỷ sản tại Khánh Hòa khi vận chuyển hàng đến cảng Cát Lái (TP.HCM) phải trả phí tại 7 trạm BOT.
Mỗi container (cont.) phải đóng tiền qua trạm 2 lượt khi đi và về.
Tổng phí qua một trạm là 360.000 đồng/cont., thì với mỗi container hàng, doanh nghiệp hiện phải trả thêm phí cầu đường 2,5 triệu đồng.
Như vậy trung bình mỗi năm, một doanh nghiệp thủy sản ở Khánh Hòa với 3.000 container xuất khẩu thì phải trả thêm 7,5 tỷ đồng tiền phí trạm BOT.
Ban chấp hành VASEP tính toán, nếu phải gánh thêm khoản phí mới về sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu, cảng biển tại TP.HCM thì một doanh nghiệp thủy sản quy mô trung bình ở ngoài Thành phố sẽ phải chi trả thêm khoảng 5,5 tỷ đồng.
Container hàng hoá tại Tân Cảng- Cát Lái (ảnh: Lê Toàn).
Ngoài ra, việc tổ chức thu phí theo một kênh thu khác được cho là bất hợp lý và không khả thi, tạo thêm thủ tục nộp phí mà doanh nghiệp phải làm.
Quy định mới này cũng có thể dẫn đến việc phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp mở tờ khai trong và ngoài TP.HCM.
Như vậy sẽ gây tắc nghẽn mạng của hải quan Thành phố, khiến ách tắc trong quá trình thực hiện, nếu tất cả các doanh nghiệp ngoài địa bàn đồng loạt chuyển hết về khai báo hải quan tại Thành phố.
Hầu hết tất cả các doanh nghiệp thủy sản nói riêng, các doanh nghiệp ngành hàng xuất khẩu nói chung đều có nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu để chế biến, gia công hàng và tái xuất thành phẩm.
Như vậy, doanh nghiệp sẽ phải chịu hai lần phí: một lần cho container hàng nhập khẩu và một lần cho container hàng xuất khẩu.
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam cho rằng, việc thu phí như vậy chưa phù hợp, khi doanh nghiệp đang phải trả rất nhiều chi phí phục vụ cho mục đích xây dựng, mở rộng cơ sở hạ tầng của các địa phương; đồng thời đi ngược lại chủ trương chung của Chính phủ trong việc thúc đẩy việc đơn giản hóa thủ tục hành chính, cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp.
Đại diện các doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam cũng lo ngại mức phí mới này được áp dụng sẽ làm giảm đáng kể sức cạnh tranh của cộng đồng doanh nghiệp nói chung và trong ngành hàng thủy sản nói riêng, đặc biệt khi tất cả đều đang nỗ lực duy trì kinh doanh trong bối cảnh khủng hoảng vì đại dịch.
Ưu tiên tạo 'luồng xanh' để đẩy nhanh lưu thông, tăng cung ứng thực phẩm Ưu tiên tạo "luồng xanh" để đảm bảo cho các phương tiện vận chuyển hàng hóa được lưu thông thuận lợi; kết nối cung - cầu, tiêu thụ hàng hóa do hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất theo chuỗi cung ứng, nhất là lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm thiết yếu cho các địa phương thực hiện giãn cách xã...