Bộ Thông tin và Truyền thông triển khai ứng dụng CNTT theo công thức 12+1
Bộ Thông tin và Truyền thông là một trong những Bộ đi đầu trong việc quan tâm và triển khai mạnh mẽ việc ứng dụng CNTT – TT trong điều hành và quản lý công việc.
Việc ứng dụng CNTT rất phức tạp, không chỉ là các hô hào xuông, hoặc đơn giản chỉ là mua sắm trang thiết bị, chuyển giao công nghệ, đầu tư kỹ thuật, vì nếu chỉ có vậy sẽ không mang lại hiệu quả, thậm chí rất lãng phí và tốn kém và đống “thiết bị, máy móc được mua sắm” có thể phải đắp chiếu chờ thanh lý.
Bộ TT & TT đã chọn cách tiếp cận có trọng tâm, trọng điểm và đồng bộ theo công thức 12 1.
Trọng tâm là chọn những mũi nhọn, những việc “cần làm ngay” để đi thẳng vào giải quyết. Đồng bộ là đi cùng với cơ quan Bộ tại 18 Nguyễn Du – Hà Nội, còn có 12 Sở TT & TT các địa phương cùng tiến quân để tạo ra hiệu ứng liên hoàn, biến việc ứng dụng trở thành thực tế từ địa phương đến Bộ, từ Bộ đến cơ quan ban, ngành khác có liên quan, từ đó mở rộng ra các ứng dụng, giao dịch trong toàn xã hội.
Bộ đi trước…
Khi triển khai các ứng dụng CNTT – TT thì nhân tố kỹ thuật, hạ tàng mạng lưới mới chỉ là điều kiện cần, còn nhân tố con người mới là nhân tố quan trọng nhất quyết định đến sự thành bại của việc phát triển CNTT-TT. Hiểu được tầm quan trọng đó, trong khuôn khổ Dự án, công tác đào tạo được coi là một trong những mảng quan trọng của Dự án Phát triển CNTT-TT tại Việt Nam do Ban Quản lý dự án – Bộ TT & TT điều phối. Đến nay, dự án đã triển khai được 80 chương trình, bao gồm: 46 chương trình đào tạo trong nước và 34 chương trình đào tạo, nghiên cứu – khảo sát nước ngoài với 1.563 lượt người tham dự.
Thông qua các chương trình đào tạo, cán bộ, công chức của Bộ TT&TT đã được nâng cao năng lực, tri thức và kỹ năng về ứng dụng CNTT, về quản lý viễn thông, về Tần số vô tuyến điện, về quản lý công nghệ thông tin… Các khóa đào tạo này đã nâng cao từng bước năng lực chuyên môn, năng lực xây dựng chính sách và quản lý Nhà nước cho các cán bộ, công chức của Bộ và các Sở TT & TT.
Song song với việc tăng cường và phát triển nguồn nhân lực, Bộ TT & TT cũng chú trọng các trọng nội dung Ứng dụng chữ ký số trong giao dịch hành chính nhằm góp phần giải quyết thử tục hành chính nhanh gọn, minh bạch, tiết kiệm thời gian;
Bộ đã triển khai xây dựng Trung tâm đo kiểm đánh giá các giải pháp CNTT để định lượng hiệu quả ứng dụng CNTT trong các cơ quan, doanh nghiệp; triển khai xây dựng Hệ thống tích hợp thư điện tử để tăng hiệu quả, giải quyết công việc được thuận lợi và nhanh chóng; Phát triển Cổng thông tin điện tử Bộ TT & TT nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết công việc trong Bộ và xây dựng tòa nhà thông minh để tích hợp công nghệ và hệ thống thông tin trong thế giới mạng.
Về dịch vụ, Bộ TT & TT đang tiến hành triển khai việc cấp phép trực tuyến trong 3 lĩnh vực: Tần số, Xuất bản, các ấn phẩm nhập khẩu nước ngoài. Nằm trong hợp phần thuộc tiểu dự án của Bộ TT & TT với sự điều phối của Ban Quản lý dự án – Bộ Thông tin và Truyền thông, việc triển khai hệ thống quản lý cấp thị thực trực tuyến của Bộ Ngoại giao đã rút ngắn thời gian cấp phép cho du khách khi vào và ra khỏi Việt Nam.
Video đang HOT
Bộ cũng chú trọng khâu xây dựng các văn bản pháp luật có liên quan đến các ứng dụng CNTT – TT cụ thể, đảm bảo phù hợp theo Pháp luật Việt Nam và các tiêu chí/ tiêu chuẩn Quốc tế khi giao dịch trên mạng ứng dụng toàn cầu.
12 Sở TT & TT địa phương cùng nâng cấp hiện đại hóa cơ sở hạ tầng
Để đảm bảo việc triển khai các ứng dụng CNTT – TT có hiệu quả, đồng bộ và thống nhất, trung tuần tháng 12/2012 , Ban Quản lý dự án Phát triển Công nghệ thông tin và Truyền thông đã tổ chức Lễ ký kết gói thầu “Nâng cấp hiện đại hóa cơ sở hạ tầng CNTT cho các Sở TT & TT” – MIC 2.2 với Công ty Cổ phần dịch vụ công nghệ tin học HPT.
Theo ông Nguyễn Minh Hồng, Thứ trưởng Bộ TT & TT: “Lễ ký kết khởi động triển khai dự án này sẽ được khẩn trương triển khai trong 110 ngày, kết thúc vào ngày 30/4/2013. Gói thầu này sẽ giúp giải quyết những khó khăn về xây dựng cơ sở hạ tầng và thúc đẩy chính phủ điện tử tại 12 địa phương Hải Phòng, Hưng Yên, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Điện Biên, Hà Giang, Phú Thọ, Đắc Nông, Bình Thuận, Kiên Giang, Hậu Giang”. Tính đến thời điểm này, hạ tầng CNTT của 12 Sở TT & TT đã được nâng cấp và đưa vào sử dụng với những hiệu quả vô cùng to lớn. Theo đà thành công của gói thầu MIC 2.2 thuộc Dự án Phát triển CNTT – TT tại Viêt Nam, tại Hà Giang, năm 2013, hạ tầng kỹ thuật CNTT đã tiếp tục được quan tâm triển khai, tỷ lệ máy tính trên cán bộ công chức tại các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố của Hà Giang đã đạt 85,6%; tỷ lệ máy tính kết nối Internet đạt 89,7%; hơn 90% cán bộ công chức được cấp hộp thư điện tử để trao đổi công việc; 100% các Sở, ban, ngành của tỉnh và 82% UBND các huyện, thành phố đã triển khai hệ thống quản lý văn bản và điều hành công việc.
Lễ khánh thành hệ thống giao ban trực tuyến ngành Thông tin và Truyền thông tỉnh Hà Giang – Một hạng mục thuộc Dự án Phát triển CNTT – TT tại Việt Nam
Có thể nói một khi cán bộ Bộ TT& TT biết ứng dụng và vận hành thành thục, các hạng mục thuộc tiểu dự án được hiện thực hóa như đã nêu trên thì chắc chắn trong quá trình tác nghiệp, ứng dụng CNTT trong thực tiễn sẽ trở nên dễ dàng hơn trong việc trao đổi công việc, nắm bắt và giải quyết nhanh các nhiệm vụ công tác.
Điều đó khẳng định cách làm có mục tiêu rõ ràng, biết chọn trọng tâm trong việc ứng dụng CNTT – TT tại Bộ TT & TT cũng như các Sở liên quan, đã góp phần tô điểm thêm điểm sáng theo công thức 12 1, và khi có đủ điều kiện và kinh phí, việc đồng bộ trên cả nước để sẽ cùng về một đích. Đó là những bước đi vững chắc, hướng tới hiện thực hóa lộ trình xây dựng Chính phủ điện tử tại Việt Nam, phát triển nhanh và mạnh CNTT-TT Việt Nam, tiến tới bắt kịp và vượt các nước trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương.
Theo VNE
Chuyện "người cõi âm cảnh báo": Tự đày ải mình vì "những đối thủ vô hình"
Sở Xây dựng Hà Nội tái đề xuất kiến nghị tiếp tục đầu tư 14 nhà vệ sinh bằng thép - bất chấp chỉ đạo của Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Thế Thảo, khi yêu cầu việc xây dựng phải đảm bảo hiệu quả, công khai, minh bạch, tiết kiệm và tránh lãng phí. Đặc biệt phải ưu tiên xã hội hóa.
Cụ thể, theo Sở Xây dựng, thành phố có 340 nhà vệ sinh công cộng, trong đó có 236 nhà vệ sinh xây cố định, phân bố trong các ngõ xóm, khu tập thể cũ và 104 nhà vệ sinh bằng thép được đặt tại nơi công cộng, vui chơi giải trí, điểm chờ xe buýt...
Theo ông Lê Văn Dục, Phó giám đốc Sở Xây dựng, các nhà vệ sinh được bố trí chưa đồng đều, chưa phục vụ được khách vãng lai và khách du lịch. Do vậy, cơ quan này cho rằng vẫn cần lắp đặt thêm nhà vệ sinh để phục vụ người dân và kiến nghị tiếp tục xây dựng 14 nhà vệ sinh bằng thép mà Ban dự án chỉnh trang đô thị Hà Nội từng lập dự án trị giá 15 tỷ đồng.
Sở Xây dựng cũng cho biết đã lập dự án đầu tư nâng cấp 7 nhà vệ sinh cho khách du lịch tại quận trung tâm Hoàn Kiếm trị giá 3,2 tỷ đồng. Những nhà vệ sinh này được đặt tại 165 Phùng Hưng, phố Gia Ngư, ngõ 29 Hàng Khay, 5 Hàng Giầy, 38 Hàng Giầy và vườn hoa Phùng Hưng - Lê Văn Linh, phố Phùng Hưng - Cửa Đông.
Lãnh đạo Sở Xây dựng cũng đề xuất chi 1,5 tỷ đồng mỗi năm để cải tạo sửa chữa các nhà vệ sinh hiện có và yêu cầu các quận trung tâm bàn giao những nhà vệ sinh đã xuống cấp cho đơn vị chuyên ngành để duy trì và quản lý.
Sở xây dựng Hà Nội lại kiến nghị xây nhà vệ sinh tiền tỷ
Dự án này được Ban Quản lý Chỉnh trang đô thị Hà Nội đưa ra vào cuối tháng 10/2013. Dự toán cụ thể được Ban quản lý chỉnh trang đô thị Hà Nội đưa ra: chí phí xây dựng 1,1 tỷ đồng, chi phí thiết bị 11,3 tỷ đồng, chi phí quản lý dự án 235 triệu đồng, tư vấn 485 triệu đồng, chi phí khác 874 triệu đồng và chi phí dự phòng 904 triệu đồng. Chi phí đề xuất cho chuẩn bị đầu tư dự kiến khoảng 358 triệu đồng.
Dự án đã vấp phải sự phản ứng mạnh mẽ từ dư luận. Nhiều đại biểu Hà Nội đã thẳng thắn chỉ rõ "đề án này là lãng phí vì nhiều nhà vệ sinh không sử dụng hết công suất, khóa cửa cả ngày; nhà vệ sinh có dát vàng cũng không đắt như vậy...". Nhiều ý kiến khác thì cho rằng nên để xã hội hóa và không thu phí.
Trước phản ứng của dư luận, Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Thế Thảo đã yêu cầu Sở Xây dựng chủ trì phối hợp với các sở ngành, quận huyện rà soát hệ thống nhà vệ sinh công cộng đã xây dựng để khai thác sử dụng hiệu quả.
Ông Thảo cũng chỉ đạo việc xây dựng các công trình nhà vệ sinh công cộng phải đảm bảo hiệu quả, công khai, minh bạch, tiết kiệm và tránh lãng phí.
Vậy nhưng, bất chấp chỉ đạo của Chủ tịch UBND thành phố, Sở Xây dựng lại tiếp tục đề xuất xây 14 nhà vệ sinh công cộng tiền tỉ. Thật khó lý giải sự mâu thuẫn trong lần tái xuất của đề án này.
Mặc dù, trước đó ông Nguyễn Thế Hùng, Giám đốc giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội đã khẳng định: "Đề xuất làm 14 nhà vệ sinh của Ban quản lý chỉnh trang đô thị Hà Nội chỉ là một nội dung để tham khảo, chúng tôi chưa chắc đã xây dựng tất cả 14 nhà vệ sinh đều bằng kim loại".
Ông Hùng cho biết thêm, hiện Sở đang rà soát toàn bộ nhu cầu trên toàn thành phố, khu vực nào phù hợp với loại nhà vệ sinh nào sẽ xây dựng loại nhà vệ sinh kiểu đó.
Điều đáng nói, trong khi Chủ tịch thành phố Nguyễn Thế Thảo ra sức kêu gọi Hà Nội tiết kiệm, chống lãng phí đề xuất này của Sở Xây dựng Hà Nội gần như lại đang đi ngược lại.
Trong khi đó, thông tin mới nhất từ TP.HCM cũng cho biết sẽ xây dựng 11 nhà vệ sinh với đẳng cấp 4-5 sao để phục vụ cho nhu cầu cho người dân và du khách. Được biết, Nhà nước sẽ không tốn đồng nào và người dân sẽ được sử dụng hoàn toàn miễn phí.
Vị trí xây 11 nhà vệ sinh công cộng và trạm ATM tại các công viên 23/9, Tao Đàn, Lê Văn Tám, Gia Định, bến xe Chợ Lớn, bến xe Đầm Sen và sẽ được đưa vào sửa dụng trước Tết Nguyên đán Giáp Ngọ 2014.
Ông Bùi Xuân Cường, Phó giám đốc Sở Giao thông Vận tải TP.HCM cho biết, việc xây dựng các công trình này được thực hiện theo hình thức xã hội hóa, các ngân hàng sẽ chi trả toàn bộ chi phí với số vốn đầu tư khoảng 800 triệu đồng mỗi cái (diện tích 60 m2).
Các nhà vệ sinh này đều phải đảm bảo tiêu chuẩn 4-5 sao. Do còn chưa đầy một tháng nữa là Tết nên chỉ có thể hoàn thành khoảng 3 nhà vệ sinh kèm máy ATM để phục vụ người dân.
"Nhà nước không tốn đồng nào và khi đưa vào sử dụng sẽ miễn phí hoàn toàn. Các đơn vị này cũng phụ trách việc thuê nhân công lau chùi tại các nhà vệ sinh này và cả chi phí điện, nước.
Theo yêu cầu của UBND TP, tại các điểm này không được quảng cáo mà chỉ có các áp phích tuyên truyền, cổ động", ông Cường nói và cho biết nếu việc thí điểm thành công, thành phố sẽ cho phép nhân rộng mô hình này.
Theo Đất Việt
Năm 2014: Tiếp tục tăng quy mô đào tạo sau đại học Sáng 27/12, Bộ GD-ĐT đã tổ chức Hội nghị kế hoạch ngân sách năm 2014 đối với các trường, các đơn vị trực thuộc Bộ GD-ĐT. Theo đó, năm 2014 sẽ tăng quy mô đào tạo sau đại học. Đối với chỉ tiêu ĐH, CĐ chính quy giữ ổn định để nâng cao chất lượng. Năm 2013: Chỉ tiêu đào tạo liên thông,...