Bỏ thói quen cắm sạc Laptop 24/24, bạn sẽ tiết kiệm được bao nhiêu?
Trang Which của Anh đã đăng tải một thử nghiệm so sánh tiêu hao giữa việc cắm sạc Laptop cả ngày với việc chỉ sạc khi cần.
Tại Châu Âu, những lo lắng về giá năng lượng tăng chóng mặt đang buộc tất cả mọi người kiểm tra các phương án tiết kiệm. Và Laptop ( Máy tính xách tay) là một trong những món đồ công nghệ được sử dụng nhiều nhất trong mỗi gia đình.
Chúng tôi (Which) quyết định tìm hiểu số tiền phải trả khi sạc Laptop khi cần so với việc luôn cắm sạc.
Hình minh họa.
Video đang HOT
Thử nghiệm được tiến hành trên 4 chiếc Laptop mới và cũ (tuổi đời trung bình là 2,5 năm) – chúng tôi đã đo lượng điện năng tiêu thụ trong 24 giờ với 3 phương án:
1. Cắm sạc 24/24.
2. Sạc khi cần 1 – trong 8 giờ làm việc sẽ sạc khi Laptop chỉ còn 20% pin và sau đó rút sạc khi sạc đầy 100%. Không sạc thêm sau khi kết thúc giờ làm việc.
3. Sạc khi cần 2 – trong 8 giờ làm việc sẽ sạc khi Laptop chỉ còn 30% pin và sau đó rút sạc khi sạc đủ 80%. Không sạc thêm sau khi kết thúc giờ làm việc.
Kết quả của nghiên cứu cho thấy số tiền điện hàng năm tương ứng với điện năng tiêu thụ (giá mỗi kWh điện ở Anh là 0,34 Bảng Anh) của 3 phương án là 7,74 Bảng (194.000 VNĐ), 7,70 (190.000 VNĐ) và 6,83 (170,000 VNĐ).
Như vậy là chi phí hàng năm cho việc sạc Laptop không phải là một khoản tiền quá lớn. Và việc sạc Laptop 24/24 sẽ tốn hơn một chút so với việc sạc khi cần – nhưng chênh lệch hàng năm không quá lớn.
Dù vậy kết quả thử nghiệm nói trên có thể sẽ có ích nếu trong nhà bạn có nhiều Laptop, hoặc nếu bạn cảm thấy rằng thay đổi thói quen sạc thiết bị là điều đầu tiên cần phải làm khi bắt đầu việc tiết kiệm.
Tủ lạnh cũng cần đánh giá rủi ro an ninh mạng
Đây là đề xuất của Liên minh Châu Âu (EU) liên quan đến các thiết bị kết nối Internet, từ laptop, tủ lạnh đến ứng dụng di động.
(Ảnh: sawyersolutionsllc)
EU vừa công bố dự luật Cyber Resilience Act vào ngày 15/9. Theo đó, EU đề xuất đánh giá rủi ro an ninh mạng đối với mọi thiết bị kết nối Internet. Doanh nghiệp đối mặt với khoản phạt tối đa 15 triệu EUR hoặc 2,5% tổng doanh thu toàn cầu nếu không chấp hành quy định của Ủy ban Châu Âu (EC). Dự luật yêu cầu các nhà sản xuất vá bất kỳ lỗi nào được phát hiện.
Theo quan chức EU, các công ty có thể tiết kiệm 290 tỷ EUR mỗi năm cho các sự cố an ninh mạng trong khi chỉ cần bỏ ra khoảng 29 tỷ EUR chi phí tuân thủ.
Hàng loạt sự cố an ninh mạng nghiêm trọng ảnh hưởng đến doanh nghiệp trong vài năm qua cho thấy nỗi lo ngại về các lỗ hổng trong hệ điều hành, thiết bị mạng và phần mềm. Giám đốc Kỹ thuật số EU Margrethe Vestager cho rằng dự luật sẽ quy trách nhiệm về đúng chỗ, đúng người. Đó là những người đưa sản phẩm ra thị trường.
Các nhà sản xuất sẽ phải đánh giá rủi ro an ninh mạng của sản phẩm và có hành động phù hợp khắc phục sự cố trong thời gian 5 năm hoặc trong vòng đời dự kiến của sản phẩm. Họ phải thông báo cho ENISA - cơ quan an ninh mạng EU về mọi vấn đề trong vòng 24 giờ sau khi phát hiện và có biện pháp giải quyết. Các nhà nhập khẩu và phân phối cũng phải xác minh sản phẩm tuân thủ quy định của EU.
Hiệp hội Công nghiệp Truyền thông và Máy tính (CCIA Europe) cảnh báo quy trình phê duyệt quan liêu có thể ảnh hưởng đến việc ra mắt công nghệ và dịch vụ mới tại châu Âu. Theo Giám đốc Chính sách công Alexndre Roure, thay vào đó, quy định nên công nhận những tiêu chuẩn đã được chấp thuận trên toàn cầu và phối hợp với các đối tác thương mại uy tín để tránh quy định chồng chéo.
Nếu các công ty không chấp hành quy định của EU, nhà chức trách mỗi nước có thể cấm hoặc hạn chế bán sản phẩm. Dự luật cần được sự đồng ý của các quốc gia và nhà lập pháp trong khối để trở thành luật.
5 mẹo sử dụng máy tính xách tay mà bạn không nên bỏ qua Trong bài viết này, chúng tôi xin mách một vài mẹo nhỏ để sử dụng laptop hiệu quả và tiện lợi hơn. Người dùng máy tính Macbook có thể tự sửa chữa với bộ dụng cụ mới của Apple 6 cách giúp cải thiện thời lượng pin trên máy tính xách tay Cảnh báo mã độc máy tính nguy hiểm Ngày nay, Laptop...