Bỏ thi THPT quốc gia có ảnh hưởng đến tuyển sinh đại học?
Hầu hết các trường đại học đều cho biết nếu kỳ thi THPT quốc gia năm nay không được tổ chức, vẫn còn nhiều phương thức khác để tuyển sinh.
Thí sinh dự thi THPT quốc gia 2019 tại Đồng Nai – Ảnh: A LỘC
Riêng với ngành sư phạm, ngành y, chắc chắn Bộ GD-ĐT sẽ có hướng dẫn cụ thể quy định ngưỡng đầu vào nên cũng không ảnh hưởng gì.
Đại học sẽ có nhiều phương thức tuyển sinh
PGS.TS Đỗ Văn Dũng – hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM – nhận định: “Theo tôi, việc này không ảnh hưởng gì đến việc tuyển sinh của các trường ĐH vì thực tế nhiều trường đã xét bằng học bạ. Khi đó, trường chúng tôi sẽ chuyển sang xét học bạ hết và xét tuyển thẳng học sinh các trường chuyên”.
Tương tự, TS Trần Đình Lý cũng cho rằng với thực tế hiện nay, việc tính đến chuyện bỏ kỳ thi THPT quốc gia 2020 là hoàn toàn hợp lý.
“Những năm qua, nhiều trường đã ưu tiên xét tuyển học sinh các trường chuyên, tốp 100 trường THPT tốt nhất. Nếu giả sử không có kỳ thi THPT quốc gia, các trường ĐH tốp trên vẫn có thể tiếp tục xét tuyển theo cách chọn học sinh trường tốp 100, các trường tốp giữa và tốp dưới sẽ chọn các tốp trường tiếp theo ở các phân khúc phù hợp. Với phương thức tuyển sinh đa dạng sẽ thuận lợi cho cả trường và thí sinh” – ông Lý nhận định.
Còn theo TS Phạm Tấn Hạ – phó hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM), từ năm ngoái các trường thuộc ĐH Quốc gia TP.HCM đã dành nhiều chỉ tiêu cho phương thức xét điểm thi đánh giá năng lực và nhiều phương thức xét tuyển khác, nên nếu năm nay không có kỳ thi THPT quốc gia thì các trường sẽ bỏ phương thức xét điểm thi THPT quốc gia và điều chỉnh chỉ tiêu cho các phương thức còn lại.
Xét học bạ và thi năng lực
Video đang HOT
PGS.TS Nguyễn Ngọc Khôi – trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Y dược TP.HCM – cho biết giả sử nếu bỏ kỳ thi THPT quốc gia, lúc đó nhà trường sẽ tính đến các phương án khác để tuyển sinh.
“Khi đó chắc chắn nhà trường sẽ linh động xây dựng các phương thức tuyển sinh phù hợp để thay thế cho việc xét điểm thi THPT quốc gia. Ví dụ, có thể trường xét học bạ kết hợp với kiểm tra năng lực tiếng Anh của thí sinh hoặc đặt ra một số tiêu chí để sơ tuyển, sau đó tổ chức thêm kỳ thi riêng dành cho thí sinh đủ điều kiện” – ông Khôi nói.
Còn theo TS Nguyễn Thị Minh Hồng – hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, đề án tuyển sinh (dự kiến) hiện nay của trường gồm nhiều phương thức tuyển, trong đó có phương thức sử dụng kết quả thi quốc gia.
“Nếu không thi nữa thì chắc chắn là có ảnh hưởng nhất định. Tuy nhiên, các trường phải tự chủ và chủ động trong tuyển sinh, chúng tôi sẽ bổ sung phương án cho phù hợp với tình hình thực tế, đảm bảo tuyển được đúng thí sinh có năng lực phù hợp, đảm bảo quyền lợi và công bằng.
Riêng với ngành sư phạm, ngành y chắc chắn Bộ GD-ĐT sẽ có hướng dẫn cụ thể quy định ngưỡng đầu vào nên cũng không ảnh hưởng gì” – bà Hồng khẳng định.
Xếp hạng học sinh để xét tuyển
Trong khi đó, TS Lê Trường Tùng – chủ tịch hội đồng quản trị ĐH FPT – cho biết từ ngày 1-4, trường này đã mở trang SchoolRank – công cụ tra cứu xếp hạng học sinh THPT đầu tiên tại Việt Nam.
Theo đó, học sinh cần nhập điểm tổng kết 9 môn học cơ bản trong chương trình học tập của lớp 11 và lớp 12 (học kỳ 1) hoặc điểm thi THPT quốc gia vào trang SchoolRank để biết mình đứng ở thứ hạng nào. Sau khi tra cứu, học sinh trong top 50 sẽ được cấp giấy chứng nhận qua email.
“Năm 2020, tất cả thí sinh đăng ký vào ĐH FPT đều phải có chứng nhận từ trang xếp hạng này. Chỉ những thí sinh nằm trong top 50 THPT 2020 (50 học sinh có năng lực tốt nhất mỗi năm) mới đủ điều kiện xét tuyển vào trường. Trường hợp kỳ thi THPT quốc gia năm nay không diễn ra thì thí sinh chỉ cần nhập điểm lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12, chúng tôi cũng có một bảng xếp hạng để dùng” – ông Tùng khẳng định.
Hơn 4.200 ý kiến ủng hộ bỏ thi THPT quốc gia
Để rộng đường dư luận, tuoitre.vn đã tổ chức thăm dò bạn đọc với câu hỏi trước tình hình dịch COVID-19, nhiều ý kiến đề xuất bỏ thi THPT quốc gia, bạn “ủng hộ”, “không ủng hộ”, “ý kiến khác”. Kết quả tính đến 11h ngày 10-4 có 6.538 ủng hộ, 1.549 không ủng hộ và 204 ý kiến khác.
TRẦN HUỲNH
ĐH Công nghiệp TP HCM sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực
Trường ĐH Công nghiệp lần đầu áp dụng tuyển sinh theo phương thức mới là dùng kết quả thi đánh giá năng lực của trường ĐH Quốc gia TP HCM.
Tại chương trình Tư vấn Tuyển sinh và Hướng nghiệp 2020 do Hệ thống Giáo dục Học Mãi tổ chức mới đây, Tiến sĩ Nguyễn Trung Nhân, Trưởng phòng Đào tạo ĐH Công nghiệp TP HCM đã chia sẻ về quy chế tuyển sinh của trường. Hiện trường dự kiến xét tuyển 8.000 thí sinh trên tổng số 43 ngành học.
Sử dụng kết quả của kỳ thi đánh giá năng lực chiếm 10%
Về phương thức tuyển sinh năm 2020, trường giữ ổn định hai phương thức tuyển sinh: sử dụng kết quả kỳ thi THPT Quốc gia chiếm 65 - 85%; xét tuyển dựa trên học bạ của học sinh chiếm tối đa 30%. Ngoài ra đây là lần đầu trường sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của trường Đại học Quốc gia TP HCM để xét tuyển.
"Kỳ thi đánh giá năng lực mới xuất hiện những năm gần đây nhưng phát triển nhanh. Trường ĐH Công nghiệp TP HCM đã nắm bắt cơ hội để xét tuyển qua phương thức này, tạo nhiều điều kiện cho thí sinh khi đăng ký tham gia xét tuyển vào các ngành học mong muốn", Tiến sĩ Nguyễn Trung Nhân cho hay.
Thạc sĩ Nguyễn Anh Tuấn - Bí thư Đoàn khoa Công nghệ điện; Tiến sĩ Phạm Thị Hồng Phượng - Trưởng bộ môn Hóa - Vật liệu khoa Công nghệ Hóa; Tiến sĩ Nguyễn Trung Nhân - Trưởng phòng Đào tạo; Tiến sĩ Nguyễn Thành Nam - Giáo viên Vật lý tại Hệ thống Giáo dục Học Mãi; Tiến sĩ Cao Thị Cẩm Vân - Giảng viên khoa Kế toán - Kiểm toán (theo thứ tự từ trái qua phải) tham gia tư vấn tuyển sinh.
Cơ hội việc làm với các ngành đào tạo chất lượng cao
Chia sẻ về các nhóm ngành đào tạo của trường, Tiến sĩ Nguyễn Trung Nhân cho biết, trường có nhiều ngành đào tạo, trong đó nhóm ngành về công nghệ kỹ thuật ô tô, du lịch lữ hành, luật, kinh tế được thí sinh quan tâm và đăng ký xét tuyển nhiều.
Hiện ĐH Công nghiệp TP HCM có hai chương trình đào tạo chính thức: đại trà và chất lượng cao. Nhà trường có tổng 16 ngành đào tạo chất lượng cao, sĩ số mỗi lớp từ 30 đến 35 sinh viên, mức học phí khoảng 31 triệu đồng một năm, cơ sở vật chất ưu tú. Ngoài ra, sinh viên sẽ được trang bị kỹ năng mềm, cơ hội thực tập ở các doanh nghiệp lớn liên kết với nhà trường trong và ngoài nước.
"Theo thống kê, tỷ lệ sinh viên học ngành đào tạo chất lượng cao có cơ hội làm việc ở các tập đoàn, doanh nghiệp lớn chiếm trên 80%", Tiến sĩ Nguyễn Trung Nhân cho biết.
Tiến sĩ Cao Thị Cẩm Vân, giảng viên khoa Kế toán - Kiểm toán trường Đại học Công nghiệp TP HCM chia sẻ thêm, đối với ngành Kế toán và Kiểm toán, sinh viên hệ chất lượng cao sẽ được đào tạo chuyên môn bằng tiếng Anh chiếm trên 50% mỗi học phần, được tạo điều kiện tiếp cận các doanh nghiệp từ năm ba đại học.
"Theo thống kê của khoa Kế toán - Kiểm toán hàng năm, có 90% sinh viên hệ chất lượng cao sau khi ra trường làm việc ở các doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước, như Big four - một trong bốn công ty kế toán hàng đầu thế giới", Tiến sĩ Cao Thị Cẩm Vân cho hay.
Từ năm 2018, sinh viên trường Đại học Công nghiệp TP HCM được đăng ký học song bằng. Tất cả các môn có khối lượng kiến thức tương đương sẽ được công nhận như nhau, như vậy, sinh viên các khoa muốn đăng ký học văn bằng hai có thể rút ngắn thời gian học còn một năm sau khi tốt nghiệp ngành học thứ nhất.
Chương trình đào tạo của khoa cải tiến theo hướng ứng dụng và công nghệ thông tin, các chương trình học đều dựa trên tình huống thực tế, sinh viên học xong đều có thể vận hành trực tiếp vào thực tế. Chương trình đào tạo đa dạng hóa các ngành nghề, chú trọng đào tạo liên kết với các tổ chức quốc tế như Anh, Thái Lan, Mỹ, Australia...
"Khoa Kế toán - Kiểm toán kết hợp với Viện Kế toán công chứng Vương quốc Anh xứ Wales, sinh viên sẽ được học ba môn của Viện, thi cấp chứng chỉ quốc tế miễn phí sau khi học xong" Tiến sĩ Cao Thị Cẩm Vân chia sẻ.
Ngoài ra, trường thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khóa như mùa hè xanh, tết yêu thương, trung thu yêu thương; các sân chơi học thuật liên kết với các công ty và tập đoàn lớn dành cho sinh viên; hoạt động giao lưu các chiến dịch ở Đồng Tháp, Vĩnh Long; các câu lạc bộ về kỹ năng, hóa học, sáng tạo, văn hóa-nghệ thuật...
Thế Đan
Dừng thi THPT quốc gia, xét tốt nghiệp và ĐH tự chủ tuyển sinh, tại sao không? Trong trường hợp dịch bệnh Covid-19 kéo dài, năm nay có thể tổ chức xét tốt nghiệp thay vì tổ chức kỳ thi THPT quốc gia và các trường ĐH tự chủ trong phương thức tuyển sinh. Thí sinh dự thi THPT quốc gia 2020 - Ngọc Dương Đó là ý kiến góp ý từ chuyên gia các trường ĐH trước yêu cầu...