Bộ Tài chính: Giảm thời gian điều chỉnh giá xăng dầu, tiếp tục duy trì Quỹ bình ổn
Bộ Tài chính vừa có văn bản 12757/BTC-QLG gửi Bộ Công Thương góp ý về dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 83/2014/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu.
Cửa hàng xăng dầu số 9 Trần Hưng Đạo (Hà Nội). Ảnh: Minh Quyết/TTXVN
Theo đó, về thời gian giữa hai lần điều chỉnh giá xăng dầu liên tiếp, Bộ Tài chính thống nhất với Bộ Công Thương lựa chọn giảm thời gian từ 15 ngày xuống còn xoay quanh 10 ngày, giúp việc điều hành giá xăng dầu trong nước sát với giá xăng dầu thế giới, khắc phục được hạn chế mất cân đối cung cầu do độ trễ về giá trong trường hợp giá xăng dầu thế giới biến động tăng giảm nhanh trong thời gian ngắn.
Liên quan đến mức biến động giá cơ sở giữa hai kỳ điều hành giá liên tiếp cần báo cáo Thủ tướng Chính phủ, trên cơ sở công thức tính giá cơ sở và cơ chế sử dụng Qũy bình ổn giá đã được quy định cụ thể tại Nghị định và tăng tính chỉ động cho cơ quan điều hành giá, bảo đảm tính kịp thời cho thời gian điều hành giá, Bộ Tài chính thống nhất với Bộ Công Thương lựa chọn tăng mức biến động từ 7% lên 10%.
Tuy nhiên, Bộ Tài chính đề nghị Bộ Công Thương đánh giá làm rõ thêm những khó khăn, vướng mắc, mặt hạn chế và những tác động ảnh hưởng đến chỉ số giá tiêu dùng để Chính phủ có cơ sở xem xét, quyết định.
Đối với công thức tính giá xăng dầu từ nguồn trong nước, Bộ Tài chính đồng ý phương án giá xăng dầu từ nguồn trong nước được tính trên cơ sở giá xăng dầu thế giới và các chi phí khác.
Về Quỹ bình ổn giá xăng dầu, theo Bộ Tài chính, tuy còn một số ý kiến khác nhau nhưng từ kết quả thực hiện thời gian qua, Quỹ bình ổn giá vẫn là công cụ kinh tế, là giải pháp có tính khả thi, hiệu quả và được thống nhất quy định từ Luật đến các văn bản dưới luật, góp phần bình ổn giá xăng dầu. Qua đó, góp phần ổn định mặt bằng giá cả chung. Tại cuộc họp ngày 31/7/2020, sau khi nghe báo cáo, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng đã có ý kiến kết luận về sự cần thiết của Quỹ bình ổn giá xăng dầu.
Bộ Tài chính cho rằng, trên thực tế, do việc sử dụng công cụ Quỹ bình ổn giá xăng dầu gắn với cơ chế điều hành giá xăng dầu, nên khi còn giá cơ sở thì cần tiếp tục duy trì Quỹ này như là một biện pháp kinh tế để góp phần bình ổn giá xăng dầu. Vì vậy, Bộ Tài chính đồng tình với Bộ Công thương trong việc tiếp tục duy trì Quỹ hình ổn giá xăng dầu
Ở góc độ cơ quan quản lý thuế, Bộ Tài chính cho biết, việc áp dụng hóa đơn điện tử và kết nối dữ liệu hóa đơn điện tử thay vì thực hiện từ 1/11/2020 sẽ được chuyển sang ngày 1/7/2022. Thực tế đến nay, chỉ một số doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu triển khai áp dụng hóa đơn điện tử như Tổng công ty Dầu Việt Nam, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam và các công ty thành viên trong hệ thống kinh doanh xăng dầu.
Nếu chỉ số ít các doanh nghiệp đầu mối lớn áp dụng hóa đơn điện tử, trong khi phần lớn các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu còn lại chưa áp dụng thì khó có xây dựng được cơ sở dữ liệu đồng bộ về hóa đơn để kiểm soát tốt hơn đầu ra, đầu vào của các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xăng dầu, hạn chế gian lận.
Theo Bộ Tài chính, thực tế phát sinh các vụ án liên quan đến xăng dầu thời gian qua cho thấy rủi ro về gian lận chủ yếu phát sinh ở các doanh nghiệp là trung gian thương mại trong kinh doanh xăng dầu.
Trong khi đó, kinh doanh xăng dầu là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, vì vậy để thúc đẩy các doanh nghiệp sớm áp dụng hóa đơn điện tử trước năm 2022, Bộ Tài chính đề nghị Bộ Công Thương bổ sung quy định thực hiện hóa đơn điện tử và kết nối dữ liệu với cơ quan thuế là một trong những điều kiện để doanh nghiệp được phép kinh doanh xăng dầu tại Nghị định sửa đổi (có thể là 6 tháng từ khi Nghị định sửa đổi, bổ sung có hiệu lực).
Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng đề nghị Bộ Công Thương nghiên cứu có quy định kiểm soát số lượng các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu để không phát triển nóng.
Hết thời nhà đầu tư nhỏ lẻ vung tiền mua trái phiếu doanh nghiệp
Trong thang 9/2020, cac ngân hang co lương huy đông lớn thông qua kênh trái phiêu bao gồm Ngân hang Quôc tê - VIB (3.000 ty đồng), Ngân hàng Phương Đông - OCB (2.000 ty đồng) va LienVietPostBank (1.000 ty đồng).
Video đang HOT
Ảnh minh họa
Theo sô liêu từ Sơ giao dich Chứng khoán Hà Nôi, tổng giá tri đăng ký va phat hanh cua trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) đêu giam manh trong tháng 9 so với tháng 8/2020.
Cụ thê, giá tri đăng ký trong thang 9/2020 đat 23.601 ty đồng (giam 80,64%) trong khi giá tri phat hanh đat 10.522 ty đồng (giam 72,60%).
Nhóm ngân hàng có tổng giá tri phát hành lớn nhât, đat 9.490 ty đồng. Măc dù tổng giá tri phát hành giam 5,46% so với thang 8, nhưng nhom ngân hang vân chiêm tới 90,20% trong ty trọng giá tri phát hành trong tháng 9.
Viêc giam sút vê giá tri đăng ký va phat hanh trong thang 9 đa đươc dư báo từ trước, khi Nghi đinh sô 81/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghi đinh sô 163/2018/NĐ-CP chính thức có hiêu lưc từ ngày 1/9/2020.
Cụ thê, kê từ đâu tháng 9/2020, viêc phát hành trái phiêu riêng lẻ đa đươc nâng cao tiêu chuẩn và chiu nhiêu giới han nhằm han chê hoat đông phát hành quá mức cho nha đâu tư ca nhân; đồng thời yêu câu cao hơn vê trách nhiêm cua các bên tham gia vào quá trình phát hành trái phiêu.
Như vây, luỹ kê 9 tháng đâu năm 2020, tổng giá tri phat hanh TPDN đat 303.802 ty đồng. Trong đo, nhom ngân hang la nhom co tổng giá tri phát hành TPDN lớn nhât, chiêm hơn 35% trong ty trọng phát hành TPDN với kỳ han trung bình 5,2 năm. Tiêp đo la nganh bât đông san (chiêm hơn 30%) với kỳ han trung bình 4,04 năm va nganh dich vụ (chiêm hơn 10%).
Trong thang 9/2020, cac ngân hang co lương huy đông lớn thông qua kênh trái phiêu bao gồm Ngân hàng Thương mai Cổ phân Quôc tê Viêt Nam - VIB (3.000 ty đồng), Ngân hàng Thương mai Cổ phân Phương Đông - OCB (2.000 ty đồng) va Ngân hang Thương mai Cổ phân Bưu Điên Liên Viêt - LienVietPostBank (1.000 ty đồng).
Trước đó, Bộ Tài chính tiếp tục cảnh báo rủi ro khi các công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại đang có dấu hiệu chào mời nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ, không chuyên mua TPDN bằng mọi giá. Đặc biệt, sau khi Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) được Quốc hội thông qua ngày 17/6 đã cấm đối với nhà đầu tư không chuyên mua bán TPDN phát hành riêng lẻ từ đầu năm 2021.
Theo Bộ Tài chính, không nên mua trái phiếu chỉ vì lãi suất cao, vì có khả năng không thu hồi được khoản tiền đầu tư trái phiếu (bao gồm cả gốc và lãi) nếu DN phát hành gặp khó khăn.
Tại Nghị định số 81/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2018 quy định về phát hành TPDN vừa được Chính phủ ban hành, nhiều quy định theo hướng siết chặt điều kiện phát hành TPDN.
Theo đó, Chính phủ khuyến khích nhà đầu tư chuyên nghiệp, các tổ chức tham gia mua TPDN. Bởi nhà đầu tư chuyên nghiệp có khả năng thẩm định về tiềm năng của TPDN trước khi mua, trong khi không ít nhà đầu tư cá nhân thiếu cả dữ liệu, thông tin lẫn kinh nghiệm, khả năng phân tích tiềm lực của DN.
Theo các chuyên gia, nhà đầu tư cá nhân cần yêu cầu DN hoặc tổ chức phân phối cung cấp thông tin để đánh giá tình hình DN, hiệu quả của các dự án, khả năng trả nợ, năng lực ban lãnh đạo... Sau đó là chính sách cho sản phẩm trái phiếu như cam kết mua lại trước hạn (nếu có), các mức phí phải chịu. Cần lưu ý trong một số trường hợp, mức phí bán lại trái phiếu trước hạn có thể ăn mòn hết phần chênh lệch của lãi suất.
Quy định mới về tổng chi phí lãi vay đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết Chính phủ vừa ban hành Nghị định 68/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Khoản 3 Điều 8 Nghị định số 20/2017/NĐ-CP ngày 24/2/2017 của CP quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết. Sơ chế cá tại một doanh nghiệp sản xuất thủy hải sản xuất khẩu của thị trấn Định An, huyện Trà Cú, Trà Vinh....