Bộ Tài chính cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu trong các FTA
Việc mở cửa thị trường đối với hàng hóa nhập khẩu, mức độ cam kết thuế nhập khẩu trong các FTA được xây dựng và thực hiện theo lộ trình cam kết với các đối tác FTA.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết việc mở cửa thị trường đối với hàng hóa nhập khẩu, mức độ cam kết thuế nhập khẩu trong các Hiệp định thương mại tự do (FTA) được xây dựng và thực hiện theo lộ trình cam kết với các đối tác FTA, thường là các đối tác có trao đổi thương mại lớn với Việt Nam và có đầu tư lớn.
“Lộ trình cam kết thuế được thực hiện từng bước, đảm bảo cho các hoạt động sản xuất kinh doanh có thời gian để thích ứng và chuẩn bị. Trên cơ sở đó các cam kết tại các FTA, ngành Tài chính đã xây dụng các văn bản quy phạm pháp luật để thực thi cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu trong các FTA” , ông Dũng nói.
Xuất nhập khẩu tăng mạnh qua các năm
Hiện nay, Việt Nam là thành viên của 13 FTA, bao gồm: ASEAN, ASEAN – Trung Quốc, ASEAN – Hàn Quốc, ASEAN – Australia – New Zealand, ASEAN – Ấn Độ, ASEAN – Nhật Bản, ASEAN – Hồng Kông (Trung Quốc), Việt Nam – Nhật Bản, Việt Nam – Chile, Việt Nam – Hàn Quốc, Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á – Âu, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA).
Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng.
Cùng với đó, Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) đã kết thúc đàm phán và đang hoàn tất các thủ tục để ký kết; song song với đó là 3 FTA đang trong giai đoạn đàm phán (Việt Nam – Israel, Việt Nam – EFTA, và Việt Nam – Anh).
Với nỗ lực hội nhập trên cả phương diện song phương và đa phương, mở cửa thị trường hàng hóa trong các FTA, đăc biêt la FTA thế hệ mới đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa.
Để tận dụng những cơ hội này, thời gian qua Chính phủ đã không ngừng hoàn thiện khung khổ pháp luật, đặc biệt trong lĩnh vực thuế, hải quan nhằm tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp, tạo môi trường kinh doanh và đầu tư thông thoáng.
Thành công trong đàm phán, ký kết các FTA, tham gia các diễn đàn hợp tác khu vực và quốc tế thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động xuất nhập khẩu, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2016 – 2020.
Từ năm 2015 đến nay, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng năm đều tăng trưởng nhanh, đặc biệt năm 2017 đạt mức tăng trưởng 21,8% xuất khẩu và 21,9% về nhập khẩu. Cán cân thương mại hàng hóa đều đạt mức thặng dư và tăng trưởng hàng năm. Năm 2019, kim ngạch nhập khẩu đạt mức trên 517 tỷ USD, thặng dư thương mại đạt mức 10,87 tỷ USD.
Đáng chú ý trong năm 2019, tức là 3 năm sau khi Hiệp định CPTPP được ký kết, xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và các thành viên tham gia CPTPP đã tăng đột biến 111,1%, cao hơn rất nhiều so với các năm trước và là năm có tốc độ tăng cao nhất trong giai đoạn 2015-2019.
Video đang HOT
Trong năm 2020, mặc dù chịu các tác động nặng nề của đại dịch COVID-19 nhưng xuất nhập khẩu vẫn ghi nhận những nét tích cực. Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, từ đầu năm đến ngày 15/11/2020, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước đạt 463,11 tỷ USD, tăng 2,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó trị giá hàng hóa xuất khẩu đạt 241,26 tỷ USD, tăng 4,9% và nhập khẩu đạt 221,85 tỷ USD, tăng nhẹ 0,5%.
Giải bài toán nguồn thu ngân sách
Việc tham gia hội nhập sâu rộng, bên cạnh những kết quả tích cực trong xuất nhập khẩu nêu trên, cũng đi kèm những thách thức không nhỏ, trong đó, một trong những vấn đề đặt ra là xu hướng giảm thu ngân sách do tác động từ việc thực hiện cam kết cắt giảm thuế quan.
Đơn cử như với 2 FTA “thế hệ mới” được ký trong năm 2019 là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và FTA Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA). Đây là những FTA có mức độ cam kết mở cửa thị trường hàng hóa, dịch vụ, đầu tư sâu rộng và lộ trình ngắn hơn so với đa số các FTA nước ta đã ký kết và tham gia trước đó.
Đối với CPTPP, các nước tham gia cam kết xóa bỏ từ 97% – 100% số dòng thuế nhập khẩu đối với hàng hóa có xuất xứ từ Việt Nam theo lộ trình 10 năm. Đáng chú ý, phần lớn hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam được hưởng thuế suất 0% ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực hoặc sau 3 – 5 năm.
Trong khi đó, với EVFTA, ngay sau khi hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với khoảng 85,6% số dòng thuế, tương đương 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU.
Sau 7 năm kể từ khi EVFTA có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 99,2% số dòng thuế, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
Việt Nam cũng sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 48,5% số dòng thuế, tương đương 64,5% kim ngạch xuất khẩu của EU vào Việt Nam ngay khi Hiệp định có hiệu lực và sẽ tăng lên 91,8% số dòng thuế sau 7 năm…
Ở khía cạnh khác, về cân đối ngân sách nói chung, những năm gần đây, ngành Tài chính đã có những giải pháp tái cơ cấu thu ngân sách Nhà nước, gia tăng nguồn thu nội địa một cách hợp lý, mở rộng cơ sở tính thuế để bù đắp vào thiếu hụt do giảm tỷ trọng thu từ xuất nhập khẩu.
Theo đó, thu nội địa chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng thu ngân sách Nhà nước. Cụ thể, giai đoạn 2001 – 2010 bình quân đạt 55,2%, giai đoạn 2016 -2018 bình quân đạt 74,8%, dự kiến đến năm 2020 đạt khoảng 84%.
“Để tiếp tục phát huy các kết quả đã đạt được, Bộ Tài chính đang và sẽ tiếp tục tăng cường hoàn thiện công tác pháp luật thể chế, đẩy mạnh thực hiện các giải pháp tái cơ cấu ngân sách Nhà nước nhằm hạn chế tác động của việc thực hiện cam kết cắt giảm thuế quan trong các FTA của Việt Nam; tiếp tục thúc đẩy cải cách, hiện đại hóa cơ quan thuế, cơ quan hải quan, tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động, giảm số giờ làm thủ tục hành chính, tiết kiệm chi phí, kiểm soát hiệu quả xuất xứ hàng hóa để hưởng ưu đãi” , ông Đinh Tiến Dũng cho biết.
Bộ Tài chính đã phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành xây dựng các báo cáo đánh giá tác động tổng thể của các Hiệp định FTA thế hệ mới như CPTPP và EVFTA cũng như các báo cáo Hội nhập mang tính định kỳ, báo cáo của các đoàn giám sát Quốc hội về việc thực thi FTA cũng như các báo cáo mang tính chất sự việc như các báo cáo căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, các biện pháp hạn chế thương mại và các vấn đề thương mại, chính sách phát sinh trong WTO.
Ngoài ra, trong khuôn khổ các Hợp tác tài chính, Bộ Tài chính cũng đã chủ động báo cáo Chính phủ các phương án hợp tác hiệu quả trong khu vực ASEAN.
Chờ chốt phương án thu phí cao tốc đầu tư công
Sớm triển khai thu phí các tuyến cao tốc đầu tư bằng nguồn vốn nhà nước sẽ giúp Chính phủ có thêm nguồn lực tài chính để bảo trì, mở mới mạng lưới đường cao tốc quốc gia.
Cao tốc TP.HCM - Trung Lương nối TP.HCM với tỉnh Tiền Giang nói riêng và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long nói chung. Ảnh: Đức Thanh
Hai phương án
Theo thông tin của Báo Đầu tư, ngày 29/9, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đã ký Tờ trình số 171/TT-BTC trình Chính phủ Dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về phí sử dụng đường cao tốc thông qua trạm thu phí trên đường cao tốc do Nhà nước đầu tư. Đây là lần thứ hai trong vòng hơn 1 tháng qua, trong vai trò là cơ quan chủ trì, Bộ Tài chính đã báo cáo Chính phủ phương án thu phí này.
Trước đó, tại Thông báo số 343/TB-VPCP ngày 24/9/2020, Phó thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đã yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) và các bộ, cơ quan liên quan khẩn trương hoàn thiện 2 phương án thu đối với dịch vụ sử dụng đường cao tốc do Nhà nước đầu tư đã được Bộ Tài chính báo cáo tại Công văn số 9929/BTC-CST ngày 17/8/2020. Trong đó, tập trung làm rõ hơn sự cần thiết, cơ sở pháp lý (về đề xuất thu, thẩm quyền quyết định) và tác động đến người dân, doanh nghiệp đối với cả 2 phương án.
"Bộ Tài chính hoàn thiện hồ sơ theo trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật, trình Chính phủ thông qua tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9/2020 trước khi báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định", Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng chỉ đạo.
Tại Tờ trình số 171, Bộ Tài chính đã đề xuất 2 phương án thu phí sử dụng đường bộ cao tốc do Nhà nước đầu tư. Với phương án 1, Chính phủ sẽ đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định thu phí dịch vụ sử dụng đường cao tốc thông qua trạm thu phí trên đường cao tốc do Nhà nước đầu tư theo quy định pháp luật về giá.
Cụ thể, Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá sẽ được bổ sung dịch vụ sử dụng đường cao tốc theo hướng giao Bộ trưởng Bộ GTVT quy định giá tối đa dịch vụ sử dụng đường cao tốc đối với đường do Trung ương quản lý; UBND cấp tỉnh quy định giá tối đa dịch vụ sử dụng đường cao tốc đối với đường do địa phương quản lý. Như vậy, dịch vụ sử dụng đường cao tốc (kể cả cao tốc do Nhà nước và doanh nghiệp đầu tư) đều áp dụng thống nhất phương thức thu phí dịch vụ (theo cơ chế giá).
Tại phương án 2, Chính phủ sẽ kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định thu phí sử dụng đường cao tốc thu qua trạm thu phí trên đường cao tốc do Nhà nước đầu tư, theo quy định pháp luật về phí, lệ phí. Với phương án này, Chính phủ sẽ kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung tiết 1.1 điểm 1, Mục V, Phần A Danh mục phí, lệ phí tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Luật Phí và lệ phí, gồm phí sử dụng đường bộ sẽ do Bộ Tài chính quy định và phí sử dụng đường cao tốc thu qua trạm thu phí đối với đường cao tốc do Nhà nước đầu tư sẽ do Chính phủ quy định.
Tương tự Công văn số 9929, Bộ Tài chính nghiêng hẳn về phương án 1. Theo Bộ Tài chính, việc thu phí dịch vụ (theo cơ chế giá) sẽ đồng bộ về mức thu phí dịch vụ các dự án BOT liền kề; tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thác đường cao tốc do Nhà nước đầu tư theo các hình thức chuyển nhượng, cho thuê, góp vốn liên doanh... qua đó giúp thu hút nguồn lực xã hội đầu tư hạ tầng đường bộ.
"Nếu quy định thu phí sử dụng đường cao tốc (theo pháp luật về phí, lệ phí) tại phương án 2 thì mức thu phí sử dụng đường cao tốc sẽ thấp hơn mức phí dịch vụ, do theo quy định tại Điều 3, Luật Phí và Lệ phí, thì mức phí nhằm cơ bản bù đắp chi phí cung cấp dịch vụ. Điều này đi ngược với nguyên tắc khi kêu gọi vốn xã hội hóa là mức giá dịch vụ sẽ bù đắp chi phí và lợi nhuận của nhà đầu tư", ông Đinh Tiến Dũng, Bộ trưởng Bộ Tài chính nhấn mạnh.
Lãnh đạo Bộ Tài chính cho biết, mức thu phí dịch vụ sẽ được tính toán trên cơ sở tổng mức đầu tư dự án và thời gian thu hoàn vốn dự án. Hết thời gian hoàn vốn, sẽ dừng thu như các dự án xây dựng đường cao tốc đầu tư theo hình thức PPP. Điều này đảm bảo công khai, minh bạch và dễ nhận được sự đồng thuận của người dân và chủ phương tiện; tránh được sự phản ứng của người dân, doanh nghiệp và dư luận xã hội cho rằng "phí chồng phí".
Không thể trì hoãn
Được biết, từ giữa năm 2018, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ GTVT xây dựng Đề án Quản lý, khai thác đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương và các đường cao tốc do Nhà nước đầu tư. "Đề án này sẽ giúp Chính phủ huy động kịp thời, hợp lý nguồn lực từ người sử dụng đường cao tốc nhằm có thêm nguồn lực tài chính để đầu tư xây dựng mới và bảo trì các tuyến đường cao tốc do Nhà nước đầu tư", ông Nguyễn Nhật, Thứ trưởng Bộ GTVT cho biết.
Theo Bộ GTVT, đầu tư xây dựng đường cao tốc đòi hỏi lượng vốn rất lớn, trong khi nguồn lực Nhà nước còn hạn chế. Hiện nay, suất đầu tư đường cao tốc 4 làn khoảng 130 tỷ đồng/km, 6 làn khoảng 190 tỷ đồng/km; chi phí bảo trì đường cao tốc khoảng 830 triệu đồng/km/năm, trong khi nguồn vốn ngân sách nhà nước bố trí cho công tác quản lý, bảo trì hàng năm chỉ đáp ứng khoảng 35 - 40% nhu cầu tối thiểu, dẫn đến tình trạng chất lượng đường xuống cấp nhanh chóng.
Chia sẻ quan điểm này, lãnh đạo Bộ Tài chính khẳng định, với vai trò, tầm quan trọng của đường cao tốc nêu trên, đầu tư đường cao tốc đòi hỏi lượng vốn rất lớn (theo Quyết định số 326/QĐ-TTg nhu cầu vốn đầu tư đường cao tốc đến năm 2020 cần 342.600 tỷ đồng, đến năm 2030 cần 599.100 tỷ đồng), trong khi nguồn lực Nhà nước còn hạn chế, cần thiết phải huy động mọi nguồn lực xã hội để đầu tư phát triển đường cao tốc. Vì vậy, cần bổ sung quy định thu phí (hoặc giá) dịch vụ hoàn vốn đầu tư xây dựng đường cao tốc do Nhà nước đầu tư.
Được biết, trong hệ thống đường cao tốc do Nhà nước đầu tư hiện nay, chỉ có tuyến đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương từng thực hiện thu phí sử dụng đường bộ thông qua trạm thu phí trên đường cao tốc giai đoạn từ năm 2011 đến ngày 31/12/2018, nhưng tạm dừng thu phí từ ngày 1/1/2019 đến nay.
Sau khi tạm dừng thu phí, lưu lượng phương tiện trên đường cao tốc tăng đột biến và tăng mạnh hơn vào các ngày cuối tuần, nên nhiều phương tiện vi phạm đi vào làn dừng khẩn cấp, gây ra tình trạng phương tiện chuyển làn liên tục, ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông. Vận tốc trung bình lưu thông trên tuyến giảm xuống còn 60 - 70 km/h, trong khi theo thiết kế, vận tốc tối đa là 120 km/h, vận tốc trung bình khi thu phí là 100 km/h.
Theo Hiệp hội Các nhà đầu tư công trình đường bộ Việt Nam (VARSI), việc không tiếp tục tổ chức thu phí đã gây lãng phí trong quản lý sử dụng tài sản nhà nước, dẫn tới mất nguồn thu ngân sách phục vụ công tác quản lý vận hành, duy tu, bảo trì thường xuyên tuyến TP.HCM - Trung Lương, làm hư hỏng tài sản quốc gia, cũng như đóng góp nguồn ngân sách phát triển kết cấu hạ tầng giao thông.
Trong khi đó, hiện số tiền phí sử dụng đường bộ thu được hàng năm khoảng 9.000 tỷ đồng và ngân sách nhà nước cấp thêm khoảng 3.000 tỷ đồng là chưa đáp ứng nhu cầu bảo trì hệ thống đường bộ do Nhà nước quản lý; không có kinh phí cho đầu tư xây dựng mới đường bộ. Với định mức bảo trì rất cao, việc bảo trì 123 km cao tốc miễn phí (thời điểm tháng 9/2019) và khoảng 200 km (sau khi tuyến La Sơn - Túy Loan đưa vào khai thác cuối năm 2020) đang là một gánh nặng lớn đối với ngân sách nhà nước.
Việc không tiếp tục tổ chức thu phí đã gây lãng phí trong quản lý sử dụng tài sản nhà nước.
Theo tính toán của Bộ GTVT, nếu tiếp tục tổ chức thu phí sử dụng đường bộ trên đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương thì số phí dự kiến thu được trong năm 2020 là 880 tỷ đồng, chi phí tổ chức thu dự kiến là 6% số phí thu được tương ứng khoảng 52,8 tỷ đồng (với giả định giữ nguyên mức phí 1.000 đồng/km/xe ô tô tiêu chuẩn, tăng trưởng doanh thu 10%/năm, dự báo trên cơ sở số thu phí đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương giai đoạn 2014-2018). Như vậy, giá trị dự kiến còn lại nộp ngân sách nhà nước tại tuyến cao tốc TP.HCM - Trung Lương dài 40 km là 827,2 tỷ đồng/năm, tương đương khoảng 20,6 tỷ đồng/km đường cao tốc/năm.
Trong tương lai, khi tuyến cao tốc Bắc - Nam do Nhà nước đầu tư hoàn thành, đưa vào sử dụng và được triển khai thu phí, thì số thu được sẽ rất lớn, có thể lên tới cả chục ngàn tỷ đồng. Đây là khoản tiền lớn để bảo trì các tuyến cao tốc hiện có tốt hơn, cũng như đầu tư xây dựng thêm các tuyến cao tốc mới.
"Tại tất cả các tuyến cao tốc do Nhà nước đầu tư, người tham gia giao thông có quyền lựa chọn tham gia giao thông trên đường song hành, không phải trả phí sử dụng đường cao tốc hoặc trả thêm phí sử dụng đường cao tốc để tham gia giao thông trên đường cao tốc và được hưởng dịch vụ sử dụng đường bộ chất lượng cao hơn", lãnh đạo Bộ GTVT khẳng định.
Việt Nam đủ lực hỗ trợ doanh nghiệp vượt khó Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, dù có phải tăng bội chi, nhưng do dư địa tài khóa đã được củng cố và tăng cao trong giai đoạn vừa qua nên Việt Nam cam kết tiếp tục thực hiện các biện pháp đã được thông qua nhằm hỗ trợ DN vượt qua khó khăn. Việt Nam cam kết thực hiện...