Bộ Tài chính báo cáo gì về nghi vấn Công ty Tenma hối lộ 25 triệu Yên Nhật?
Thanh tra Bộ Tài chính cho rằng, Công ty Tenma Việt Nam là doanh nghiệp chế xuất nên không phải nộp thuế giá trị gia tăng, thuế nhập khẩu và thuế xuất khẩu và việc khai báo của công ty này phù hợp với quy định của pháp luật.
Bộ Tài chính vừa báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kết quả thanh tra nghi vấn Công ty TNHH Tenma Việt Nam hối lộ 25 triệu Yên Nhật (khoảng 5,4 tỷ đồng) cho công chức Bắc Ninh.
Theo đó, kết quả thanh tra, việc chấp hành quy trình kiểm tra sau thông quan của Cục Hải quan Bắc Ninh còn có nhiều vấn đề: Chưa tổng hợp đầy đủ nội dung kiểm tra, có ngày làm việc nhưng không ghi nội dung làm việc cụ thể, không tổ chức đánh giá rút kinh nghiệm của cuộc kiểm tra.
Theo báo cáo của Cục Hải quan tỉnh Bắc Ninh, trong thời kỳ kiểm tra sau thông quan (2.2012 đến 6.2017), Công ty Tenma VN (công ty 100% vốn đầu tư Nhật Bản tại Việt Nam) đã nhập khẩu khuôn đúc tại 211 tờ khai với trị giá trên 18,6 triệu USD (tương đương 404 tỉ) và đã xuất khẩu số hàng trị giá trên 22,76 triệu USD (tương đương 493 tỉ đồng).
Video đang HOT
Công ty Tenma Việt Nam. Ảnh: VnExpress
Tuy nhiên, thanh tra bộ Tài chính cho rằng, Công ty Tenma Việt Nam là doanh nghiệp chế xuất nên không phải nộp thuế giá trị gia tăng, thuế nhập khẩu và thuế xuất khẩu và việc khai báo của công ty này phù hợp với quy định của pháp luật.
“Công ty Tenma không trốn thuế trong quá trình nhập khẩu linh kiện để sản xuất-xuất khẩu khuôn đúc”, bộ Tài chính cho hay.
Đối với kết quả kiểm tra thuế của Cục thuế Bắc Ninh, kết quả thanh tra nêu rõ, trong tháng 8/2019, Cục thuế Bắc Ninh kiểm tra tại Công ty Tenma và đã truy thu số thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) đối với dịch vụ sửa chữa khuôn không đáp ứng điều kiện hưởng ưu đãi thuế TNDN trên 387,7 tỷ đồng.
Theo bộ Tài chính, quá trình kiểm tra trên của Cục thuế Bắc Ninh có một số vấn đề như: Ghi nhật ký đoàn kiểm tra không đúng thực tế nhật ký thực hiện; chưa phát hiện được chi phí bất hợp lý mà DN đã hạch toán không đúng vào kết quả sản xuất, kinh doanh năm 2017 số tiền trên 2,1 tỷ đồng. Trưởng đoàn kiểm tra Cục thuế này đã chuyển cho công ty nhiều bản dự thảo biên bản kiểm tra thuế xác định không đúng số thuế mà công ty này phải nộp theo quy định của pháp luật về thuế…
Bộ Tài chính cho biết, qua kiểm tra việc xử lý thuế với Công ty Tenma của 2 cơ quan trên đảm bảo theo quy định pháp luật, không làm thất thu thuế. Nhưng việc kết luận Công ty TNHH Tenma Việt Nam có hối lộ đoàn kiểm tra sau thông quan hay đoàn kiểm tra thuế không thì “vẫn chưa có thể kết luận được” dù Bộ cũng đã phối hợp với cơ quan điều tra của bộ Công an để làm rõ. Tuy nhiên, hiện cơ quan chức năng cũng đã phát hiện có dấu hiệu bất thường ngay trong nội bộ nhân sự của Công ty Tenma Việt Nam về các vấn đề hóa đơn, thuế.
Trước đó, vào tháng 5/2020, một loạt hãng thông tấn của Nhật Bản đã đăng tin Công ty sản xuất nhựa Tenma tự nguyện báo với công tố viên quận Tokyo (Nhật) rằng Công ty TNHH Tenma Việt Nam đã hối lộ 2 lần với tổng số tiền khoảng 25 triệu yen (5 tỉ đồng) cho một số quan chức hải quan và ngành thuế tại Bắc Ninh, để được giảm thuế.
Kiến nghị xử lý nhiều người liên quan vụ cao tốc TPHCM - Trung Lương
Cáo trạng của VKSND Tối cao về vụ án ở cao tốc TP HCM - Trung Lương có nhắc đến vai trò của hai Thứ trưởng Bộ Tài chính.
Bản cáo trạng vụ án sai phạm tại dự án cao tốc TP HCM - Trung Lương mà VKSND Tối cao vừa ban hành có nhắc đến vai trò của hai Thứ trưởng Bộ Tài Chính là ông Nguyễn Hữu Chí và bà Nguyễn Thị Minh.
Cụ thể, quá trình xây dựng đề án bán bản quyền thu phí cao tốc, Bộ Tài chính có 3 văn bản tham gia ý kiến gửi Bộ GTVT. Trong đó, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Hữu Chí ký 2 văn bản, Thứ trưởng Nguyễn Thị Minh ký văn bản còn lại.
Bị cáo Đinh Ngọc Hệ (tức Út "trọc")
Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao kết luận việc Bộ Tài chính đề nghị Bộ Giao thông vận tải làm Chủ tịch hội đồng bán đấu giá, hướng dẫn Bộ Giao thông vận tải áp dụng nghị định 52 năm 2009 (52/2009/NĐ-CP) của Chính phủ để bán chỉ định đối với tài sản Nhà nước, trong trường hợp chỉ có một người tham gia đấu giá là chưa phù hợp theo một số nghị định khác của Chính phủ. Cụ thể, việc này chưa phù hợp theo Điều 41 Nghị định 10/2013/NĐ-CP và khoản 1 Điều 37 Nghị định 17/2010/NĐ-CP.
Tuy nhiên, Viện Kiểm sát cho rằng do quyền thu phí đường cao tốc TPHCM - Trung Lương là tài sản đặc thù có tính chuyên ngành, vì vậy Bộ Tài chính đề nghị Bộ Giao thông vận tải làm chủ tịch hội đồng bán đấu giá. Bộ Tài chính hướng dẫn áp dụng việc bán chỉ định trong trường hợp: Hết thời hạn đăng ký tham gia đấu giá chỉ có một người đăng ký.
Ở vụ án này, khi hết thời hạn có 2 đơn vị đăng ký. Nhưng bị can Dương Minh Tuấn chỉ ký giấy mời một đơn vị là Công ty Yên Khánh, và tổ chức bán đấu giá theo hình thức chỉ định, không báo cáo xin ý kiến Bộ Tài chính. Do đó, Công ty Yên Khánh và Đinh Ngọc Hệ (tức Út "trọc") đã nghiễm nhiên thắng thầu.
Cáo trạng của VKSND Tối cao dẫn kết luận điều tra của Cơ quan CSĐT Bộ Công an và cho rằng, việc Cơ quan CSĐT Bộ Công an không xem xét xử lý hình sự mà kiến nghị xử lý kỷ luật về Đảng và Chính quyền đối với những cá nhân có liên quan thuộc Bộ Tài chính là phù hợp.
Vì sao cựu Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa bị truy nã? VKSND Tối cao cáo buộc bà Thoa khi là Thứ trưởng Bộ Công Thương đã có nhiều sai phạm liên quan khu đất vàng của Sabeco ở TP.HCM. Trong cáo trạng vụ ông Vũ Huy Hoàng và đồng phạm làm thất thoát 2.700 tỷ đồng xảy ra tại Sabeco, VKSND Tối cao quy kết cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim...