Bổ sung quy định Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước là quỹ tài chính ngoài ngân sách
Dự thảo bổ sung quy định Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước là quỹ tài chính ngoài ngân sách; được quản lý bởi Hội đồng quản lý và Ban Điều hành quỹ.
Chiều 20-4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 44, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự án Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi).
Dự thảo (sửa đổi) gồm 8 chương và 79 Điều (giữ nguyên số chương và giảm 01 điều so với Luật hiện hành). Tờ trình của Chính phủ cho biết, Dự luật đã Bổ sung Đơn vị sự nghiệp được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giao nhiệm vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Về điều kiện hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, bổ sung quy định “ doanh nghiệp phải duy trì các điều kiện hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trong suốt quá trình hoạt động”.
Bổ sung quy định doanh nghiệp “có vốn chủ sỡ hữu không thấp hơn 05 tỷ đồng; có chủ sở hữu, tất cả các thành viên, cổ đông là nhà đầu tư trong nước theo quy định của Luật Đầu tư” (nội dung này trong Luật hiện hành giao cho Chính phủ quy định; sử dụng thuật ngữ vốn pháp định).
Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Nguyễn Thúy Anh trình bày Báo cáo thẩm tra sơ bộ dự án Luật (ảnh: Quốc hội)
Về hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp/cấp đổi/cấp lại/thu hồi giấy phép, bỏ quy định đổi giấy phép khi thay đổi đăng ký kinh doanh. Bổ sung quy định về gia hạn giấy phép, theo đó doanh nghiệp dịch vụ được gia hạn giấy phép nếu đáp ứng các điều kiện hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Dự thảo cũng sửa đổi khái niệm về tiền dịch vụ “là khoản tiền doanh nghiệp được nhận từ người lao động và bên nước ngoài tiếp nhận lao động theo thỏa thuận để thực hiện dịch vụ động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng” và các quy định liên quan đến tiền dịch vụ.
Đồng thời, bổ sung khái niệm về Hợp đồng môi giới “là văn bản thỏa thuận giữa doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài và tổ chức, cá nhân trung gian về việc giới thiệu bên nước ngoài tiếp nhận lao động để giao kết Hợp đồng cung ứng lao động”; không sử dụng khái niệm “tiền môi giới” mà thay bằng “thù lao theo hợp đồng môi giới” là khoản tiền mà hai bên thỏa thuận; bỏ quy định về việc người lao động có trách nhiệm hoàn trả một phần tiền môi giới cho doanh nghiệp dịch vụ tại quy định liên quan đến thù lao theo hợp đồng môi giới.
Video đang HOT
Đáng quan tâm, Dự thảo bổ sung quy định Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước là quỹ tài chính ngoài ngân sách; được quản lý bởi Hội đồng quản lý và Ban Điều hành quỹ. Đồng thời, quy định về các nội dung được chi từ Quỹ, theo đó 08 đầu mục hoạt động được chi từ quỹ chủ yếu cho hoạt động mang tính chất thúc đẩy phát triển thị trường có chất lượng, phòng ngừa rủi ro khi đi làm việc ở nước ngoài, tuyên truyền phổ biến chính sách, pháp luật và nâng cao nhận thức trong lĩnh vực người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng…
Theo Báo cáo thẩm tra sơ bộ của Ủy ban về các vấn đề xã hội, Thường trực Ủy ban cơ bản tán thành về sự cần thiết, mục tiêu và quan điểm chỉ đạo xây dựng dự án dự án Luật.
Tuy nhiên, Ủy ban thẩm tra đề nghị Ban soạn thảo tiếp tục rà soát thể chế đầy đủ các quan điểm, định hướng của Đảng về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, đặc biệt rà soát theo yêu cầu đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính cho doanh nghiệp. Bảo đảm hài hòa trong việc quy định tăng cường quản lý nhà nước với việc thúc đẩy, phát triển hoạt động đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trên cơ sở nguyên tắc của thị trường.
Ủy ban thẩm tra cũng cho rằng, về cơ bản dự thảo Luật phù hợp với Hiến pháp năm 2013. Tuy nhiên, để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật, cần tiếp tục rà soát mối quan hệ giữa dự thảo Luật với quy định của các luật hiện hành và mối quan hệ giữa dự án Luật với các dự án Luật mà Quốc hội đang cho ý kiến.
Đồng thời, tiếp tục rà soát, đánh giá toàn diện về tính tương thích của dự thảo Luật với các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã phê chuẩn và có kế hoạch phê chuẩn trong thời gian tới./.
Phương Thảo
Tác động EVFTA: GDP tăng thêm 3,25% giai đoạn 5 năm đầu, Việt Nam không bị phụ thuộc quá nhiều vào một thị trường
EVFTA dự kiến sẽ góp phần làm GDP tăng thêm bình quân từ 2,18 đến 3,25% (giai đoạn 05 năm đầu), 4,57-5,30% (giai đoạn 05 năm tiếp theo) và 7,07-7,72% (giai đoạn 05 năm sau đó).
Vận tải thủy dự kiến tăng 100%, vận tải hàng không tăng 141%, tài chính và bảo hiểm tăng 21%
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và đầu tư đã tiến hành nghiên cứu đánh giá tác động của Hiệp định EVFTA đối với Việt Nam.
Theo đó, kết quả nghiên cứu mới đưa ra cho thấy, thương mại hai chiều và đầu tư từ EU vào Việt Nam sau khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực được dự báo sẽ tăng trưởng ở mức khá, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế, giải quyết công việc làm cho người lao động. Riêng thu ngân sách nhà nước có thể sẽ được cải thiện và tăng trong trung hạn và dài hạn.
Bên cạnh các tác động chung tới các khía cạnh khác nhau của nền kinh tế (các chỉ số kinh tế vĩ mô), Hiệp định có các tác động khác nhau đối với các ngành do mức độ mở cửa, lợi thế cạnh tranh, năng lực của từng ngành là khác nhau. Ngoài ra, tác động gián tiếp thông qua sức ép cải cách thể chế cũng sẽ mang lại những ảnh hưởng tích cực tới nền kinh tế.
Cụ thể, tác động tới tăng trưởng, nghiên cứu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy nếu các cam kết về cắt giảm thuế quan và phi thuế quan được thực thi triệt để, kết hợp với một số yếu tố từ chiến tranh thương mại, khả năng Anh rời khỏi EU (Brexit), sự thay đổi chính sách của các nước..., tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ được cải thiện trong cả ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Kết quả tính toán chỉ ra rằng Hiệp định EVFTA dự kiến sẽ góp phần làm GDP tăng thêm ở mức bình quân từ 2,18 đến 3,25% (cho giai đoạn 05 năm đầu thực hiện), 4,57-5,30% (cho giai đoạn 05 năm tiếp theo) và 7,07-7,72% (cho giai đoạn 05 năm sau đó).
Tác động đến thương mại, về xuất khẩu, Hiệp định EVFTA dự kiến giúp kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng thêm khoảng 42,7% vào năm 2025 và 44,37% vào năm 2030 so với không có Hiệp định.
Xét về tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam ra thế giới, dự kiến kim ngạch của ta sẽ tăng trung bình 5,21-8,17% (cho giai đoạn 05 năm đầu thực hiện), 11,12-15,27% (cho giai đoạn 05 năm tiếp theo) và 17,98-21,95% (cho giai đoạn 05 năm sau đó).
Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của một số ngành sang EU được Bộ Kế hoạch và đầu tư đưa ra ước tính, nhóm hàng nông sản: gạo (tăng thêm 65% vào năm 2025), đường (8%), thịt lợn (4%), lâm sản (3%), thịt gia súc gia cầm (4%), đồ uống và thuốc lá (5%).
Nhóm ngành chế biến chế tạo tăng: dệt (67%), may mặc (81%), da giày (99%).
Nhóm ngành dịch vụ tăng: vận tải thủy (100%), vận tải hàng không (141%), tài chính và bảo hiểm (21%), các dịch vụ phục vụ kinh doanh khác (80%).
Về nhập khẩu, nhập khẩu của Việt Nam từ EU tăng khoảng 33,06% vào năm 2025 và 36,7% vào năm 2030.
Xét về tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ thế giới, dự kiến kim ngạch của ta tăng trung bình 4,36-7,27% (cho giai đoạn 05 năm đầu thực hiện), 10,63-15,4% (cho giai đoạn 05 năm tiếp theo) và 16,41-21,66% (cho giai đoạn 05 năm sau đó).
Nhóm hàng được dự báo tăng nhập khẩu nhiều nhất từ EU là phương tiện và thiết bị vận tải, chiếm khoảng 12% tổng giá trị nhập khẩu tăng thêm, nhóm hàng máy móc thiết bị (10%), dệt may và điện thoại và linh kiện điện tử (6-7%), nông, lâm, thủy sản (5%).
Xét về tổng thể, EVFTA sẽ góp phần giúp đa dạng hóa thị trường của ta để không bị phụ thuộc quá nhiều vào một thị trường nào, từ đó giúp bảo đảm an ninh kinh tế của Việt Nam.
Về tác động tới đầu tư trực tiếp nước ngoài, nghiên cứu chưa tính được con số chính xác về FDI tăng thêm do phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Tuy nhiên, kỳ vọng về đổi mới thể chế, cải thiện môi trường đầu tư do thực hiện Hiệp định sẽ tạo ra sức hấp dẫn lớn đối với các nhà đầu tư.
Các cam kết về thuận lợi hóa đầu tư cùng với mức độ tự do hóa các ngành dịch vụ của Việt Nam dành cho các nhà cung cấp dịch vụ của EU tăng lên, đặc biệt là dịch vụ kinh doanh, dịch vụ môi trường, dịch vụ bưu chính, ngân hàng, bảo hiểm, vận tải biển. Điều này sẽ thúc đẩy dòng vốn FDI từ EU vào Việt Nam tăng trong thời gian tới.
Về chất lượng đầu tư, với Hiệp định EVFTA, đầu tư từ các đối tác có nguồn gốc từ các các nước phát triển sẽ tăng do Việt Nam tăng cường mở cửa thị trường hàng hóa cũng như dịch vụ cho các doanh nghiệp EU. Điều này sẽ tạo ra những động lực mới cho dòng vốn FDI vào Việt Nam.
Về tác động đến ngân sách Nhà nước, dự kiến tổng mức giảm thu NSNN từ giảm thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo lộ trình của Hiệp định EVFTA là 2.537,3 tỷ đồng. Mặt khác, thu NSNN tăng lên do thu nội địa từ tác động tăng trưởng của EVFTA là 7.000 tỷ đồng trong giai đoạn 2020-2030. Mức tăng sẽ tăng dần theo mức độ tác động của Hiệp định tới tăng trưởng.
Như vậy lợi ích của Hiệp định EVFTA về thu ngân sách có thể sẽ được phát huy tốt hơn trong trung và dài hạn.
TÚ ANH
Kiến nghị Chính phủ miễn, giảm thuế nhập khẩu nhiều nguyên liệu sản xuất Để hỗ trợ cho doanh nghiệp, Bộ Tài chính đề xuất Chính phủ miễn, giảm khoảng 6.000 tỉ đồng thuế nhập khẩu nguyên liệu sản xuất cho một số lĩnh vực Trong thời gian tới, thuế nhập khẩu nguyên liệu dệt may sẽ giảm (ảnh từ website Vinatex) Thời gian qua, Bộ Tài chính đã xây dựng, liên tục tiếp thu ý kiến...