Bổ sung kiến thức pháp luật cho học sinh trường nghề
Bộ LĐ-TB&XH đặt mục tiêu, đào tạo, bồi dưỡng 2.000 giáo viên, giảng viên giảng dạy môn học pháp luật, tuyên truyền viên thực hiện công tác giáo dục pháp luật tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Ảnh minh họa
Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐ-TB&XH) đang lấy ý kiến hoàn thiện dự thảo Đề án “Tăng cường công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2022 – 2027″.
Video đang HOT
Bộ LĐ-TB&XH cho biết, hiện nay chưa có một chương trình, đề án chính thức, chuyên sâu nào về phổ biến, giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Phần lớn các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, các địa phương phải lồng ghép nội dung này vào các chương trình, hoạt động khác.
Vì vậy, việc triển khai công tác này tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, các địa phương còn rất hạn chế và gặp nhiều khó khăn (manh mún, không định kỳ, không thường xuyên; phạm vi hẹp, nội dung không được đổi mới, cập nhật; hình thức cứng nhắc, không phong phú, đa dạng; thiếu đội ngũ cán bộ, nhà giáo, báo cáo viên, tuyên truyền viên am hiểu pháp luật để thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật…).
Theo Bộ LĐ-TB&XH, việc trình Thủ tướng Chính phủ ban hành đề án “Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2022-2027″ sẽ tạo bước đột phá mạnh mẽ về công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp, xây dựng nền móng vững chắc để giúp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đi vào nề nếp, có chiều sâu, thiết thực, hiệu quả, phù hợp với thực tiễn.
Trong dự thảo đề án, Bộ LĐ-TB&XH đặt mục tiêu giai đoạn từ năm 2022 đến năm 2024, sẽ xây dựng bộ chương trình, giáo trình, tài liệu tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật dành cho từng nhóm đối tượng cụ thể tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp (cán bộ quản lý, viên chức, người lao động, nhà giáo, người học theo từng trình độ đào tạo). Định kỳ ít nhất 2 năm/1 lần, tổ chức cập nhật, bổ sung chính sách, quy định pháp luật mới ban hành trong các bộ chương trình, giáo trình, tài liệu này;
Đào tạo, bồi dưỡng, phát triển được 2.000 giáo viên, giảng viên giảng dạy môn học pháp luật, tuyên truyền viên, báo cáo viên để trở thành đội ngũ nòng cốt hạt nhân thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp…
Để tăng hiệu quả giáo dục pháp luật, dự thảo Đề án chú trọng đổi mới phương thức tuyên truyền theo hướng đa dạng, linh hoạt, sáng tạo, hấp dẫn, hiệu quả. Ưu tiên ứng dụng công nghệ, phần mềm vào công tác dạy và học môn pháp luật, xây dựng giáo trình, bài giảng theo hướng trực quan, hấp dẫn, dễ hiểu, dễ tiếp thu và gắn với thực tiễn.
Hà Nội: Tăng cường kiểm tra đột xuất trong trường học
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa có văn bản gửi phòng giáo dục và đào tạo các quận, huyện, thị xã; các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và các đơn vị trực thuộc yêu cầu tăng cường công tác bảo đảm an ninh trật tự, an toàn trường học.
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội yêu cầu các trường học thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh. Ảnh minh họa: Nguồn internet
Văn bản nêu rõ, công tác bảo đảm an ninh trật tự, an toàn trường học đã được Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội quan tâm, chỉ đạo và có sự chủ động phối hợp thực hiện của các cấp, các ngành.
Tuy nhiên, thời gian gần đây, ở một số trường học trên địa bàn Thủ đô còn để xảy ra các vụ việc gây mất an ninh, an toàn trường học gây hậu quả nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến uy tín và hình ảnh nhà trường, gây bức xúc trong ngành và dư luận xã hội.
Thực hiện chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội về việc bảo đảm an ninh, an toàn trường học, Sở Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các đơn vị, trường học thực hiện nghiêm túc các quy định về việc bảo đảm an ninh, an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích và phòng, chống dịch bệnh trong trường học; thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh.
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội giao hiệu trưởng nhà trường trực tiếp tuyên truyền, giáo dục đạo đức cho học sinh và triển khai thực hiện nghiêm túc quy tắc ứng xử trong trường học.
Các đơn vị, trường học chủ động xây dựng kế hoạch phối hợp với công an địa phương tăng cường kiểm tra đột xuất trong giờ học, đặc biệt chú ý đến khu vực góc khuất trong nhà trường và trong các giờ ra chơi; tăng cường sự phối hợp với gia đình học sinh để kịp thời nắm bắt tư tưởng, tâm lý học sinh, từ đó sớm có biện pháp hỗ trợ học sinh kịp thời.
Chuẩn kiến thức cho học sinh trường nghề Trước băn khoăn của người học xung quanh việc dạy văn hóa trong trường nghề, đại diện Bộ GDĐT đã lên tiếng: Luật Giáo dục 2019 quy định chỉ có trung tâm giáo dục thường xuyên (GDTX) là cơ sở giáo dục duy nhất có chức năng, nhiệm vụ thực hiện Chương trình GDTX cấp THPT. Hiện nay, một số trường trung cấp...