Bổ sung hình thức “Thư khen” cho học sinh tiểu học
Theo quy định mới, cán bộ quản lý và giáo viên có thể gửi “ thư khen” cho những học sinh có thành tích, cố gắng trong quá trình học tập, rèn luyện phẩm chất, năng lực hoặc có những việc làm tốt” nhằm động viên kịp thời.
Năm học 2020-2021 là năm học đầu tiên cả nước áp dụng chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới, bắt đầu từ lớp 1.
Chương trình có sự thay đổi về mục tiêu giáo dục, đó là chuyển từ nền giáo dục chú trọng truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục định hướng phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh, đồng thời có thêm một số môn học/hoạt động giáo dục mới. Điều này tác động trực tiếp đến nội dung, hình thức tổ chức, phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá học sinh.
Để phù hợp với những thay đổi này, Bộ GDĐT ban hành Thông tư số 27/2020/TT-BGDĐT Quy định đánh giá học sinh tiểu học.
Video đang HOT
Thay đổi hình thức khen thưởng đối với học sinh tiểu học (ảnh minh họa)
Về các hình thức khen thưởng, Thông tư cụ thể hoá việc viết trên giấy khen nhằm khắc phục hạn chế, tiêu cực về việc khen thưởng.
Theo đó, vào cuối năm học, hiệu trưởng tặng danh hiệu học sinh xuất sắc hoặc danh hiệu học sinh tiêu biểu hoàn thành tốt trong học tập, rèn luyện cho những học sinh thực sự xuất sắc và xứng đáng, được tập thể lớp công nhận.
Cụ thể, danh hiệu Học sinh Xuất sắc được trao cho những học sinh được đánh giá kết quả giáo dục đạt mức hoàn thành xuất sắc; danh hiệu Học sinh Tiêu biểu hoàn thành tốt trong học tập và rèn luyện sẽ trao cho những học sinh được đánh giá kết quả giáo dục đạt mức hoàn thành tốt, đồng thời có thành tích xuất sắc về ít nhất một môn học hoặc có tiến bộ rõ rệt ít nhất một phẩm chất, năng lực và được tập thể lớp công nhận.
Việc khen thưởng đột xuất được áp dụng với học sinh có thành tích đột xuất trong năm học. Học sinh có thành tích đặc biệt được nhà trường xem xét, đề nghị cấp trên khen thưởng.
Bên cạnh đó, Thông tư quy định đánh giá học sinh tiểu học theo CTGDPT mới bổ sung hình thức “thư khen” trong hoạt động khen thưởng học sinh.
Cụ thể, cán bộ quản lý và giáo viên có thể gửi thư khen cho những học sinh có thành tích, cố gắng trong quá trình học tập, rèn luyện phẩm chất, năng lực hoặc có những việc làm tốt nhằm động viên kịp thời những học sinh có thành tích, cố gắng trong quá trình học tập, rèn luyện phẩm chất, năng lực hoặc có những việc làm tốt. Điều này giúp các em có thêm động lực cùng nhau rèn luyện tu dưỡng đạo đức, trau dồi kiến thức để không ngừng tiến bộ.
Bộ GDĐT cho rằng, hình thức viết trên giấy khen vào cuối năm học được ghi theo danh hiệu đạt được nên tạo thuận lợi cho giáo viên và khắc phục một số hạn chế hiện nay.
“Các quy định trong Thông tư mới không làm tăng khối lượng công việc của giáo viên và học sinh. Đồng thời, các nội dung quy định tường minh về phương pháp, kỹ thuật, quy trình đánh giá sẽ giúp giáo viên tiếp cận, triển khai hệ thống, bài bản, khoa học và giảm được thời lượng dành cho việc đánh giá, để tập trung vào quá trình giảng dạy”, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học Thái Văn Tài nói.
TS. Thái Văn Tài cũng cho biết, các quy định của Thông tư này giữ vai trò quan trọng, đột phá trong quá trình triển khai CT GDPT 2018 và sẽ tác động nhất định tới đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh. Do đó, quá trình soạn thảo Thông tư được Bộ GDĐT thực hiện nghiêm túc, bài bản, đúng quy trình, quy định, đảm bảo tính khoa học và khả thi.
Không ghi kỷ luật vào học bạ, không còn khái niệm đuổi học
Bộ GD&ĐT đang lấy ý kiến về dự thảo Thông tư Quy định về khen thưởng và kỷ luật đối với học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông.
Ảnh minh họa
Theo dự thảo thông tư, "không sử dụng các hình thức phê bình, kỷ luật, xử phạt mang tính bạo lực, xúc phạm nhân phẩm, ảnh hưởng xấu đến thể chất và tinh thần của học sinh"; chỉ có các mức khiển trách, cảnh cáo và "tạm dừng học tập trên lớp để thực hiện kế hoạch giáo dục riêng với học sinh vi phạm". Như vậy, không còn khái niệm "đuổi học", "buộc thôi học".
Các hình thức như khiển trách, cảnh cáo, tạm dừng học tập trên lớp không được áp dụng với học sinh tiểu học. Nếu như trước đây, mức kỷ luật buộc thôi học cao nhất có thể là 1 năm thì thông tư mới quy định: Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm của học sinh, căn cứ đề xuất của hội đồng kỷ luật học sinh của nhà trường, hiệu trưởng nhà trường xem xét, quyết định thời hạn tạm dừng học tập trên lớp đối với học sinh tối đa là 2 tuần lễ để thực hiện kế hoạch giáo dục riêng đối với học sinh vi phạm.
Riêng với học sinh vi phạm pháp luật theo quy định của Bộ luật Hình sự do cơ quan tiến hành tố tụng xử lý thì tùy từng mức độ cụ thể, dự thảo thông tư cũng có hướng dẫn các trường thực hiện. Mục tiêu chung là tạo mọi điều kiện để học sinh có thể quay trở lại tham gia học tập tại trường. Theo dự thảo thông tư, Bộ GD&ĐT quy định nhà trường lưu giữ hồ sơ liên quan kỷ luật học sinh theo quy định; không ghi hình thức kỷ luật vào học bạ của học sinh.
Dạy và học trực tuyến: Nhiều băn khoăn Trong tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp và năm học mới 2020-2021 đã cận kề, Dự thảo thông tư ban hành quy định quản lý tổ chức dạy học trực tuyến đối với các cơ sở giáo dục phổ thông và thường xuyên càng trở nên quan trọng. Ảnh minh họa. Băn khoăn về đánh giá học sinh Chị...