Bổ sung dưỡng chất gì để ngăn ngừa COVID-19?
Trước tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp trở lại, việc bổ sung dinh dưỡng để tăng sức đề kháng là điều mà nhiều người quan tâm.
Để giảm nguy cơ mắc COVID-19, ngoài việc uống đủ nước và vận động thường xuyên thì cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu, kiểm soát cân nặng và lượng đường trong máu là điều rất quan trọng. Các vitamin, khoáng chất hay những thực phẩm chứa nhiều kẽm, sắt sẽ có khả năng tăng cường hệ miễn dịch ở người.
Vitamin C
Tinh chất vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp ức chế sự tổng hợp của virus mới, từ đó chống lại các virus có nguy cơ xâm nhập vào cơ thể người. Ngoài việc ngăn ngừa virus, vitamin C còn giúp ngăn ngừa cảm cúm và làm đẹp da, là một dưỡng chất có thể sử dụng thường xuyên. Tuy nhiên, nên dùng ở mức độ vừa phải nếu không sẽ gây chứng tiêu chảy và bệnh sỏi thận (đặc biệt là ở nam giới).
Bổ sung vitamin C thường xuyên sẽ giúp cơ thể khoẻ mạnh, ngăn ngừa khả năng lây nhiễm COVID-19. Đồ hoạ: Phương Linh.
Vitamin C có trong các loại trái cây và rau tươi như: cam, quýt, cà chua, súp lơ xanh…
Video đang HOT
Là một vitamin tan trong chất béo, có liên quan đến các chức năng khác nhau của hệ thống miễn dịch, tiêu hóa, tuần hoàn và thần kinh, vitamin D được khuyến cáo bổ sung để giúp hệ miễn dịch được khoẻ mạnh.
Vitamin D chiếm 80-90% là do ảnh hưởng của bức xạ tia cực tím mặt trời và 10-20% là do chế độ ăn uống. Vì vậy, bạn có thể tranh thủ phơi nắng 15 phút hàng ngày vào buổi sáng để bổ sung vitamin D. Ngoài ra, bạn cũng cần tăng cường sử dụng các thực phẩm giàu vitamin D như lòng đỏ trứng, cá, hải sản…
Nhiều nghiên cứu cho thấy vitamin E giúp cơ thể đề kháng tốt hơn trước các tác nhân gây bệnh, bảo vệ màng tế bào khỏi bị ôxy hoá. Vitamin E có trong các thực phẩm có nguồn gốc thực vật như dầu đậu nành, dầu ô liu, các loạt hạt như hạt hướng dương, hạt hạnh nhân…
Selen
Nguyên tố khoáng chất vi lượng selen là một chất chống ôxy hoá mạnh. Cung cấp đủ lượng selen trong cơ thể sẽ có khả năng chống nhiễm trùng hiệu quả, ngăn ngừa nguy cơ nhiễm COVID-19 ở người. Chất selen có trong các loại thực phẩm như gạo nâu, cá, tôm, rong biển,…
Sắt và Kẽm
Đây là hai khoáng chất giúp duy trì hoạt động bình thường của hệ miễn dịch. Bổ sung sắt và kẽm sẽ giúp cơ thể có sức đề kháng hơn. Với người già càng nên bổ sung đủ chất sắt và kẽm để ngăn ngừa lây nhiễm COVID-19.
Sắt và kẽm có trong các loại động vật có vỏ như hàu, cua, các loại hải sản và gan động vật…
Người phụ nữ bị hoại tử mũi sau khi làm đẹp tại spa
Việc nâng mũi tại cơ sở kém chất lượng cùng sai lầm trong điều trị khiến người phụ nữ phải chịu hậu quả nặng nề trên gương mặt và thị lực.
Vừa qua, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM tiếp nhập bệnh nhân P.T.U.N. (24 tuổi, trú tại Lâm Đồng trong tình trạng viêm đỏ và giảm thị lực vùng mắt phải.
Trước đó 6 tháng, N. được người quen giới thiệu và tới nâng mũi bằng tiêm chất làm đầy tại một tiệm spa trên đường 3 Tháng 2 (TP.HCM). 4 ngày sau, mũi của bệnh nhân có dấu hiệu nhiễm trùng, đau nhức, đầu mũi sưng tấy, ủ dịch đỏ.
Đáng chú ý, sau khi N. quay lại spa để giải quyết, chủ cơ sở này tiếp tục bơm một loại dung dịch vào mũi bệnh nhân, đồng thời giới thiệu N. tiêm thêm 2 ống tế bào gốc nhằm tăng sức đề kháng với giá 4 triệu đồng.
Thời gian sau đó, bệnh tiếp tục diễn biến nặng. N. quay lại spa và được tiêm kháng sinh nhưng tình trạng không suy giảm khiến bệnh nhân phải nhập viện.
Tình trạng người phụ nữ khi nhập viện. Ảnh: BSCC .
Tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, thạc sĩ, bác sĩ Tạ Quốc Hưng, khoa Da liễu - Thẩm mỹ da, chẩn đoán N. bị hoại tử vùng mũi do tắc mạch bởi tiêm chất làm đầy, đồng thời viêm đỏ và giảm thị lực vùng mắt phải.
Đội ngũ đã nhanh chóng thực hiện các phương pháp điều trị cho bệnh nhân. Sau 2 tuần, vùng sang thương ở mũi khô dần, thị lực mắt phải vẫn kém, có dấu hiệu xung huyết kết mạc và sụp mi. Sang thương vùng trán vẫn xuất hiện mụn nước và rịn dịch máu, bệnh nhân có cảm giác đau rát lan tỏa đến da đầu.
Sau một tháng điều trị, tình trạng trên có cải thiện. nhưng thị lực vẫn giảm, vùng da mũi lành dần và có dấu hiệu hình thành sẹo. Sau 4 tháng, thị lực mắt phải của bệnh nhân khôi phục được 2/10 so với trước điều trị, vùng mũi và trán hình thành các vết sẹo lỗi, lõm đan xen.
Các chuyên gia khuyến cáo hiện nhu cầu làm đẹp tăng cao trong dịp giáp Tết Nguyên đán, tuy nhiên, người dân cần lựa chọn những cơ sở uy tín, bác sĩ có chuyên môn để đảm bảo an toàn cho bản thân.
Những bệnh phụ nữ mang thai dễ mắc vào mùa lạnh Phụ nữ mang thai có sức đề kháng yếu hơn. Khi vào mùa lạnh, vi khuẩn, virus phát triển mạnh nên những bà bầu cần phải chú ý chăm sóc, giữ gìn sức khoẻ, tránh nhiễm bệnh. Trong đó, phụ nữ mang thai cần chú ý tới những bệnh sau: Cảm lạnh, cảm cúm là bệnh bà bầu hay mắc phải nhất vào...