Bổ sung dầu cá và vitamin D để ngăn ngừa chứng rối loạn nhịp tim ‘chỉ phí tiền’
Để ngăn ngừa chứng rối loạn nhịp tim nhiều người thường bổ sung omega-3 (dầu cá) và vitamin D. Tuy nhiên một nghiên cứu mới công bố trên Tạp chí Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ cho biết, việc bổ sung này chỉ ‘vô tác dụng’.
Ở người trưởng thành khỏe mạnh, nhịp đập của tim bình thường sẽ nằm trong khoảng từ 60 – 100 lần/phút lúc nghỉ ngơi. Nếu có một tác động nào đó khiến trái tim đập bất thường như quá nhanh (lớn hơn 100 nhịp trên phút), quá chậm (dưới 60 nhip trên phút) hoặc lúc nhanh, lúc chậm, hay bỏ nhịp, sẽ được gọi là rối loạn nhịp tim, đây là biểu hiện thường gặp nhất trong số các bệnh về tim mạch.
Bổ sung omega-3 và vitamin D để ngăn ngừa chứng rối loạn nhịp tim ‘chỉ phí tiền’. Ảnh minh họa
Video đang HOT
Yếu tố tâm lý gây tăng nhịp tim gây rối loạn nhịp tim có thể do căng thẳng quá mức, xúc động mạnh, lo lắng, sợ hãi sẽ kích thích cơ thể gia tăng giải phóng hormon adrenallin khiến tim đập nhanh, mạnh; gây đánh trống ngực, hồi hộp khi rơi vào những tình huống trên.
Rối loạn nhịp tim cũng có thể có căn nguyên từ rất nhiều bệnh lý tim mạch như: Bệnh mạch vành làm giảm lưu lượng máu đến nuôi dưỡng cho tim, khiến cho các mô cơ tim và hệ thống dẫn truyền điện không nhận đủ dinh dưỡng cần thiết để hoạt động đúng. Nguy hiểm nhất là nhồi máu cơ tim với di chứng để lại là các vết sẹo trong tim, làm cản trở con đường dẫn truyền của tim gây ra rối loạn nhịp.
Bệnh cơ tim bao gồm bệnh cơ tim giãn và bệnh cơ tim phì đại. Ở cả 2 trường hợp này, cơ tim đều bị biến dạng và không thể đáp ứng đúng theo sự chỉ huy của hệ thống dẫn truyền điện tim, gây ra các rối loạn nhịp. Hoặc bệnh van tim van tim bị hở, hẹp lâu ngày không được điều trị tốt có thể dẫn tới giãn hoặc phì đại cơ tim, gây ra rối loạn nhịp tương tự như trong bệnh cơ tim. Tình trạng này kéo dài có thể khiến cấu trúc tim bị thay đổi, phát triển các rối loạn nhịp nguy hiểm như rung nhĩ (50%).
Theo thống kê của Hiệp hội Y khoa Mỹ, bệnh rối loạn nhịp tim hiện gây ảnh hưởng đến hơn 33 triệu người trên toàn thế giới và là loại nhịp tim bất thường phổ biến nhất; có thể gây ra cục máu đông, đột quỵ, suy tim… ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người mắc.
Để cải thiện tình trạng rối loạn nhịp tim nhiều người thường bổ sung omega-3 và vitamin D. Tuy nhiên mới đây tác giả chính, Tiến sĩ Christine Albert, chủ nhiệm khoa tim mạch Viện tim Smidt ở Los Angeles và các đồng nghiệp đã kiểm tra xem việc bổ sung vitamin D hoặc axit béo omega-3 được tìm thấy trong dầu cá có ảnh hưởng đến các loại A-fib khác nhau hay không và liệu một số bệnh nhân có nhiều khả năng được hưởng lợi hay gặp các nguy cơ xấu bởi các chất bổ sung này.
Nghiên cứu này kéo dài 5 năm, bao gồm hơn 25.000 người lớn, từ 50 tuổi trở lên, không có tiền sử mắc rung tâm nhĩ. Các nhà khoa học đã tìm cách xác định xem liệu việc bổ sung vitamin D3 2000 IU / ngày hoặc 840 mg / ngày axit béo omega-3 có làm giảm nguy cơ phát triển chứng loạn nhịp tim hay không.
Trong quá trình nghiên cứu 3,6% người tham gia đã tiếp tục phát triển A-Fib, nhưng không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về nguy cơ mắc A-Fib giữa những người dùng bổ sung axit béo omega-3 và / hoặc bổ sung vitamin D3 so với những người dùng giả dược. Vì vậy, các nhà khoa học không ủng hộ việc uống dầu cá hoặc bổ sung vitamin D để ngăn ngừa chứng rối loạn nhịp tim này.
Omega-3 và vitamin D không giúp ngăn ngừa chứng rối loạn nhịp tim
Một nghiên cứu mới công bố trên Tạp chí Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ cho biết, bổ sung omega-3 (dầu cá), vitamin D không giúp ngăn ngừa chứng rối loạn nhịp tim (hay A-fib: Rung tâm nhĩ).
Rung tâm nhĩ ảnh hưởng đến hơn 33 triệu người trên toàn thế giới và là loại nhịp tim bất thường phổ biến nhất; có thể gây ra cục máu đông, đột quỵ, suy tim... ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người mắc.
Tác giả chính, Tiến sĩ Christine Albert, chủ nhiệm khoa tim mạch Viện tim Smidt ở Los Angeles và các đồng nghiệp đã kiểm tra xem việc bổ sung vitamin D hoặc axit béo omega-3 được tìm thấy trong dầu cá có ảnh hưởng đến các loại A-fib khác nhau hay không và liệu một số bệnh nhân có nhiều khả năng được hưởng lợi hay gặp các nguy cơ xấu bởi các chất bổ sung này.
Nghiên cứu này kéo dài 5 năm, bao gồm hơn 25.000 người lớn, từ 50 tuổi trở lên, không có tiền sử mắc rung tâm nhĩ. Các nhà khoa học đã tìm cách xác định xem liệu việc bổ sung vitamin D3 2000 IU / ngày hoặc 840 mg / ngày axit béo omega-3 có làm giảm nguy cơ phát triển chứng loạn nhịp tim hay không.
Trong quá trình nghiên cứu 3,6% người tham gia đã tiếp tục phát triển A-Fib, nhưng không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về nguy cơ mắc A-Fib giữa những người dùng bổ sung axit béo omega-3 và / hoặc bổ sung vitamin D3 so với những người dùng giả dược.
Vì vậy, các nhà khoa học không ủng hộ việc uống dầu cá hoặc bổ sung vitamin D để ngăn ngừa chứng rối loạn nhịp tim này.
Gặp tình trạng khó nói này, coi chừng mắc bệnh tim chết người Bệnh tim mạch là tình trạng các mạch máu bị thu hẹp hoặc tắc nghẽn có thể dẫn đến đau tim. Theo Trường Y Harvard, táo bón có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh tim mạch - ẢNH: SHUTTERSTOCK Biết các dấu hiệu và triệu chứng cảnh báo bệnh tim là rất quan trọng. Táo bón có thể là một...