Bổ sung chức năng xuất bản sách giáo khoa cho nhiều NXB
Chiều 26.10, Cục Xuất bản (Bộ TT-TT) cho biết thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về tăng cường quản lý công tác xuất bản sách giáo khoa (SGK), sách tham khảo, Bộ đang tiếp tục xem xét bổ sung chức năng nhiệm vụ xuất bản SGK cho các nhà xuất bản (NXB) đủ năng lực.
Ảnh minh họa
Hiện tại, Bộ đang xem xét bổ sung chức năng nhiệm vụ xuất bản SGK cho NXB Đại học Vinh.
Trước đó, Bộ đã nhận được hồ sơ đề nghị bổ sung chức năng nhiệm vụ xuất bản SGK của 5 NXB thuộc khối giáo dục đào tạo. Đó là NXB ĐH Thái Nguyên, NXB ĐH Sư phạm, NXB ĐH Sư phạm TP.HCM, NXB ĐH Huế và NXB ĐH Quốc gia Hà Nội. Trong số này, ngoài NXB ĐH Thái Nguyên chưa đủ năng lực để thực hiện xuất bản SGK; cả 4 NXB còn lại đều đã được cấp bổ sung chức năng nhiệm vụ xuất bản SGK.
Video đang HOT
Theo quy định của luật Xuất bản, việc cấp đổi giấy phép thành lập NXB phải căn cứ trên chức năng, nhiệm vụ và hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thành lập NXB của cơ quan chủ quản, nhưng trước đó Bộ GD-ĐT chỉ đề nghị Bộ TT-TT cấp chức năng xuất bản SGK cho NXB Giáo dục VN.
Theo thanhnien
Thêm 5 NXB được in sách giáo khoa để tránh độc quyền, lợi ích nhóm
Thời gian tới, chúng ta sẽ có 5 nhà xuất bản có thêm chức năng in ấn sách giáo khoa.
Vấn đề được quan tâm trong cuộc họp báo Chính phủ tổ chức chiều 1/10 là sản xuất sách giáo khoa.
Về nội dung này, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ cho biết, Nghị quyết 40 của Quốc hội về chương trình giáo dục phổ thông đã giao Bộ biên soạn sách giáo khoa mới.
Bộ đã thành lập nhóm biên soạn sách, tổ chức biên soạn, lập hội đồng thẩm định quốc gia, sau đó chuyển sang NXB Giáo dục in ấn, chỉnh sửa, thiết kế, minh hoạ.
Sẽ xóa độc quyền in sách giáo khoa (Ảnh: SGGP)
Theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, thời gian vừa qua, NXB Giáo dục đã tổ chức in ấn và đấu thầu in sách giáo khoa ở 4 khu vực trong cả nước, nhằm giảm kinh phí vận chuyển từ nhà in đến nhà trường.
Thời gian tới, chúng ta sẽ có 5 nhà xuất bản có thêm chức năng in ấn sách giáo khoa. Việc xoá độc quyền in ấn sách giáo khoa được thực hiện theo tinh thần Nghị quyết 88 của Quốc hội là tổ chức một chương trình, có nhiều bộ sách giáo khoa, đồng thời huy động nguồn lực xã hội để biên soạn sách giáo khoa.
Về vấn đề NXB Giáo dục kêu mỗi năm lỗ 40 tỷ vì in sách giáo khoa nhưng giữ mức chiết khấu 25%, Thứ trưởng Độ cho hay, theo báo cáo của NXB Giáo Dục thì mức chiết khấu sách giáo khoa chỉ từ 18%- 20%. Mức chiết khấu này chi cho việc vận chuyển sách từ nhà in đến các công ty sách, thiết bị trường học và vận chuyển đến các trường học.
So với mức chiết khấu sách tham khảo từ 30-40% thì mức chiết khấu sách giáo khoa chỉ để trực tiếp phục vụ công tác phát hành, ông Độ giải thích.
Liên quan vấn đề này, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dung cho biết, vấn đề sách giáo khoa trách nhiệm của Bộ GD-ĐT.
"Hiện nay, dư luận quan tâm vấn đề sách giáo khoa, vì một năm chúng ta phải chi phí quá lớn về việc in ấn sách giáo khoa", Bộ trưởng cho biết.
Cũng theo Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, việc sản xuất sách giáo khoa phải công khai, tránh độc quyền, tránh lợi ích nhóm.
Vấn đề này, Thủ tướng cũng đã chỉ đạo rõ ràng là Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ phải có báo cáo và giải pháp khắc phục. Trong kỳ họp Quốc hội tới, nếu đại biểu chất vấn thì cần trả lời rõ ràng, công khai, minh bạch.
Theo vov.vn
Bộ GD-ĐT báo cáo gì với Quốc hội về sách giáo khoa? Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ vừa ký báo cáo về sách giáo khoa (SGK) phổ thông, gửi đến Quốc hội. Học sinh chọn sách giáo khoa - ĐÀO NGỌC THẠCH Báo cáo có đầy đủ tất cả các vấn đề dư luận nêu ra gần đây về SGK như khắc phục độc quyền xuất bản, tiết kiệm sử dụng SGK, giá...