Bổ sung chế độ, chính sách cho trẻ mẫu giáo và giáo viên mầm non
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ký ban hành Nghị định quy định chính sách hỗ trợ ăn trưa đối với trẻ em mẫu giáo và chính sách đối với giáo viên mầm non.
ảnh minh họa
So với quy định trước, Nghị định này mở rộng đối tượng ăn trưa cho trẻ mẫu giáo và bổ sung chính sách cho giáo viên mầm non trực tiếp dạy 2 buổi/ngày tại các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo ghép từ hai độ tuổi trở lên ở các điểm lẻ hoặc trực tiếp dạy tăng cường tiếng Việt tại các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo có trẻ em là người dân tộc thiểu số tại các điểm lẻ ở các cơ sở giáo dục mầm non công lập ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
Trẻ cận nghèo cũng được hỗ trợ ăn trưa
Điều kiện được hưởng hỗ trợ ăn trưa theo Nghị định này là trẻ em đang học tại lớp mẫu giáo trong các cơ sở giáo dục mầm non đảm bảo một trong những điều kiện:
Có cha mẹ hoặc có cha hoặc có mẹ hoặc có người chăm sóc trẻ em hoặc trẻ em thường trú ở xã, thôn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, hải đảo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
Không có nguồn nuôi dưỡng được quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.
Là nhân khẩu trong gia đình thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
Trẻ em thuộc các đối tượng trên được hỗ trợ tiền ăn trưa bằng 10% mức lương cơ sở/trẻ/tháng. Thời gian hỗ trợ tính theo số tháng học thực tế, nhưng không quá 9 tháng/năm học.
Việc chi trả kinh phí hỗ trợ ăn trưa được thực hiện 2 lần trong năm học: lần 1 chi trả đủ 4 tháng vào tháng 10 hoặc tháng 11 hàng năm; lần 2 chi trả đủ 5 tháng vào tháng 2 hoặc tháng 3 hàng năm.
Căn cứ vào thực tế quản lý và cách tổ chức ăn trưa của nhà trường, lãnh đạo cơ sở giáo dục mầm non thống nhất với ban đại diện cha mẹ trẻ em để lựa chọn thực hiện theo một trong hai phương thức:
Phương thức 1: Cơ sở giáo dục mầm non giữ lại kinh phí hỗ trợ để tổ chức bữa ăn trưa cho trẻ em (khuyến khích cơ sở giáo dục mầm non tổ chức nấu ăn cho trẻ em);
Video đang HOT
Phương thức 2: Chi trả trực tiếp bằng tiền mặt cho cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ em theo quy định.
Đối với cơ sở giáo dục mầm non công lập: Cơ sở giáo dục mầm non chịu trách nhiệm tiếp nhận kinh phí và thực hiện việc chi trả. Căn cứ vào thực tế quản lý và cách tổ chức ăn trưa, lãnh đạo cơ sở giáo dục mầm non thống nhất với ban đại diện cha mẹ trẻ để quyết định một trong hai phương thức nêu trên.
Đối với cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập: Phòng GD&ĐT chịu trách nhiệm tiếp nhận kinh phí và tổ chức phối hợp với cơ sở giáo dục mầm non để thực hiện việc chi trả. Căn cứ vào thực tế quản lý và cách tổ chức ăn trưa, lãnh đạo cơ sở giáo dục mầm non thống nhất với ban đại diện cha mẹ trẻ để quyết định một trong hai phương thức nêu trên.
Trường hợp cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ em chưa nhận được kinh phí hỗ trợ ăn trưa theo thời hạn quy định thì được truy lĩnh trong kỳ chi trả tiếp theo.
Trường hợp trẻ em chuyển trường, cơ sở giáo dục mầm non có trách nhiệm trả lại hồ sơ đề nghị hỗ trợ ăn trưa cho cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ em. Cơ sở giáo dục mầm non nơi trẻ em chuyển đến có trách nhiệm báo cáo phòng giáo dục và đào tạo trình Chủ tịch UBND cấp huyện ra quyết định chuyển kinh phí hoặc cấp bổ sung kinh phí để cơ sở giáo dục mầm non nơi trẻ em chuyển đến thực hiện chi trả hỗ trợ ăn trưa theo quy định.
Trường hợp trẻ em thôi học, cơ sở giáo dục mầm non có trách nhiệm thông báo phòng GD&ĐT báo cáo UBND cấp huyện dừng thực hiện chi trả chính sách.
Bổ sung đối tượng giáo viên được hưởng chính sách
Về chính sách đối với giáo viên mầm non, theo Nghị định này, các đối tượng được hưởng chính sách bao gồm:
Thứ nhất: Giáo viên mầm non (bao gồm cả phó hiệu trưởng) làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong định mức giáo viên được cấp có thẩm quyền phê duyệt ở các cơ sở giáo dục mầm non công lập.
Đối tượng trên, nếu đủ tiêu chuẩn chức danh giáo viên mầm non hạng IV (mã số V.07.02.06) trở lên thì được ký hợp đồng lao động, xếp lương ở chức danh giáo viên mầm non hạng IV (mã số V.07.02.06) theo bảng lương quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP, Nghị định số 17/2013/NĐ-CPvà được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định hiện hành như giáo viên mầm non là viên chức trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập.
Thời gian và bậc lương hưởng khi thực hiện chế độ hợp đồng lao động được nối tiếp để xếp lương và thực hiện chính sách khi được tuyển dụng theo chế độ hợp đồng làm việc.
Thứ 2: Giáo viên mầm non (bao gồm cả hiệu trưởng, phó hiệu trưởng) đang làm việc ở các cơ sở giáo dục mầm non dân lập, tư thục: Được nhà nước hỗ trợ tài liệu và chi phí tập huấn khi tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ.
Mức hỗ trợ của ngân sách thực hiện theo mức hỗ trợ đối với giáo viên công lập có cùng trình độ tham gia tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định.
Thứ 3: Giáo viên mầm non (bao gồm cả hiệu trưởng, phó hiệu trưởng) trực tiếp chăm sóc, giáo dục trẻ em dân tộc thiểu số thuộc vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn:
Được thanh toán tiền mua tài liệu học tập (không tính tài liệu tham khảo) tiếng nói và chữ viết của người dân tộc thiểu số (nếu có) theo quy định. Tiền mua tài liệu học tập (không tính tài liệu tham khảo) được chi trả theo hóa đơn tài chính thực mua và được trả không quá 3 năm.
Thứ 4: Giáo viên mầm non trực tiếp dạy 2 buổi/ngày tại các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo ghép từ hai độ tuổi trở lên ở các điểm lẻ hoặc trực tiếp dạy tăng cường tiếng Việt tại các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo có trẻ em là người dân tộc thiểu số tại các điểm lẻ ở các cơ sở giáo dục mầm non công lập ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ:
Hàng tháng được hỗ trợ thêm một khoản bằng tiền là 450.000 đồng/tháng (bốn trăm năm mươi ngàn đồng một tháng).
Thời gian hưởng hỗ trợ là 9 tháng/năm (từ tháng 9 năm trước đến hết tháng 5 của năm liền kề), tiền hỗ trợ được trả cùng với việc chi trả tiền lương của tháng và không dùng tính đóng hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp.
Nguồn kinh phí thực hiện chi trả hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo, thực hiện chính sách đối với giáo viên mầm non được cân đối trong dự toán chi ngân sách sự nghiệp giáo dục, đào tạo hàng năm của các địa phương.
Ngân sach Trung ương thưc hiên hô trơ cho cac đia phương theo quy đinh cua Luât Ngân sach nha nươc, cac văn ban hương dân Luât va cơ chê hô trơ tư ngân sach trung ương cho ngân sach đia phương đê thưc hiên cac chinh sach an sinh xa hôi do Thu tương Chinh phu quyêt đinh.
Theo Giaoducthoidai.vn
Giáo viên mầm non - Nghề chọn người
Chiều hôm ấy như bao buổi chiều khác, tôi đến đón con gái từ nhà trẻ về. Vừa bước vào lớp đã thấy con bé nước mắt ngắn dài, đưa ngón tay lên thổi thổi. Tôi thấy thương vô cùng...
(Ảnh minh hoạ).
Tôi chưa kịp hỏi chuyện gì xảy ra và tôi cũng không có ý định sẽ hỏi con trước mặt cô giáo. Mọi chuyện ra khỏi cổng trường rồi mới tính tiếp.
Một giọng nói quen thuộc vang lên: "Mẹ N. ơi, hôm nay N. mới bị kẹp ngón tay vào khe cửa đó", tôi hiểu mọi chuyện và quay lại, đó là cô giáo phụ trách chính của con tôi. Vẻ mặt cô có vẻ mệt mỏi sau một ngày vất vả với ba mươi nhóc tì đang độ tuổi khám phá thế giới, cô thấy ngại vì để xảy ra việc với con tôi như thế. Cô lóng ngóng đến tội nghiệp.
Tôi nhẹ nhàng đánh lảng sang chuyện khác và hỏi thăm cô một số câu hỏi xã giao thường ngày. Rồi tôi quay lại nói với con: "Lỗi tại con, lần sau con cẩn thận hơn nhé". Con bé như được an ủi và sà vào lòng mẹ nũng nịu.
Từ câu chuyện nhỏ của con gái tôi, tôi nghĩ đến công việc làm giáo viên mầm non. Họ yêu trẻ hay yêu nghề hay nghề nghiệp chọn họ?
Con gái ở nhà một ngày với mẹ 24 tiếng đồng hồ thì một người mẹ cũng từng ấy thời gian xoay như chóng chóng và tôi thường ví mình là siêu nhân khi chăm con gái. Thế mà ở lớp nhà trẻ hay mầm non, một giáo viên như vậy sẽ "ôm gọn" 10 đến 15 cháu trong một ngày. Tôi thấy mà khâm phục họ vô cùng. Tôi luôn thấy họ bận rộn từ sáng cho đến khi các cháu về hết. Nào cho cháu uống sữa, dạy các hoạt động, ăn trưa, ngủ trưa, ăn chiều... Công việc lu bu vô cùng thế mà trên môi khi nào cũng nở những nụ cười tươi thắm. Chưa kể tối về, họ còn cặm cụi làm thêm đồ dùng dạy học phục vụ cho việc dạy các cháu, mới thấy nghề này vất vả biết nhường nào!
Tôi yêu con mình và có thiện cảm luôn với các cô làm nghề này tự bao giờ tôi cũng không biết nữa. Tôi là giáo viên cấp hai nhưng hình như "bụt chùa nhà mất thiêng" hay sao mà có những lời dạy bảo con, con lại càng phản kháng, nhưng khi cô giáo của con tôi nói thì bé lại răm rắp làm theo, thế mới thấy giáo viên mầm non - họ quá tài giỏi!
Con gái tôi thuộc dạng khó nuôi, khó từ trong bụng mẹ khó ra, mang thai con, tôi nôn liên tục suốt chín tháng mười ngày, nôn ra cả máu, sinh con ra lại mắc chứng trào ngược thực quản dạ dày, đến tháng thứ tư thì bé bị dị ứng đạm sữa bò, đến lúc mười tám tháng tôi quyết định mang con đi gửi trẻ. Đến đây, tôi mới thấy thông cảm cho các cô giáo. Có cô "Chị ơi, ngày nào N. đi học thì chúng em không ngủ trưa luôn."
Có nhiều hôm, con tôi lên cơn sốt, các cô thay phiên nhau ẵm và lau nước ấm quanh người cháu, cho đến lúc tôi đến đón con. Có nhiều người trong nghề này, hay ví von: Đây là nghề ăn cám trả vàng đấy. Qủa đúng như vậy, công việc vất vả là thế mà thời gian gần đây những vụ việc bạo hành trẻ ở nơi này nơi kia lại gây thêm áp lực cho các cô... Riêng tôi, tôi không đánh đồng mọi việc, hay vơ đũa cả nắm, mà ngược lại tôi lại càng thấy trân trọng những người làm công việc này vô cùng, đa phần họ đến với nghề này bằng cái tâm, cái lòng và đôi khi đó là niềm đam mê trong đó.
Tôi cũng có một người cháu gái, từ nhỏ cho đến lớn đi đâu, làm gì thì con nít cứ quẩn quanh, nó yêu trẻ đến kì lạ, giờ nó cũng chọn đúng với sở trường của nó. Năm rồi, nó thi và đỗ vào khoa Mầm non của một trường đại học. Tương lai đang rộng mở với những những con người yêu trẻ, yêu nghề đang đợi nó ở phía trước.
Câu chuyện về nghề giáo viên Mầm non chưa dừng lại ở đó, tôi đã chứng kiến một việc khác nữa mà nếu đặt người khác vào vị trí của tôi lúc đó, ắt hẳn mọi chuyện sẽ khác hơn rất nhiều.
Vào một buổi sáng đầu tuần, sau khi đưa con đến lớp, tôi đến phòng Kế toán nộp các khoản đầu tháng cho con. Không biết lí do gì mà sổ nộp của con bé không có ở phòng Kế toán mà đưa về lớp. Thế là tôi quay lại lớp, một cảnh tượng kinh khủng diễn ra trước mắt tôi: Các cháu đang thi nhau khóc, la inh ỏi. Trong đó, con gái tôi ngồi giữa sàn và la to nhất, nước mắt, nước mũi đua nhau chảy ra giàn giụa.
Tôi thấy cô giáo cầm một cây thước vừa đi vừa hét to "Tất cả im lặng", nhưng hình như tiếng khóc át tiếng hét nên lời tiếng hét của cô vô hiệu hóa. Tôi xộc vào bất ngờ, nên cô rất lúng túng và cô bồng vội con gái tôi lên, con bé thấy tôi càng khóc to hơn. Cả tôi và cô đều rất khó xử. Tôi liền mỉm cười và trấn an cô "Nghề này vất vả quá cô nhỉ?". Cô như "mở cờ trong bụng", cô bảo "Ừ, em thông cảm nhé."
Tôi không những thông cảm cho các cô mà còn thấy thương các cô nữa.
Nuôi dưỡng và dạy dỗ các em bé trong độ tuổi nhà trẻ đến mầm non là cả một quá trình, các em như tờ giấy trắng, chúng ta hãy vẽ lên cho các em một nhân cách tốt đẹp, một lối sống mẫu mực, những giáo viên mầm non sẽ là những người đầu tiên sau bố mẹ làm điều ấy. Đó là một việc làm thiêng liêng và cao cả mà xã hội tin tưởng và gửi gắm cho các cô.
Con tôi từ lúc đi học về đến bây giờ ngoan hơn, biết nhiều điều tốt đẹp hơn... đều nhờ vào công lao của các cô giáo cả. Chính vì điều đó, tôi càng trân trọng các giáo viên mầm non hơn.
Theo Dân Trí
Làm sao để sớm nhận biết trẻ bị tự kỷ? Khoa Sức khỏe tâm trí, Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng TP.HCM vừa đưa ra công cụ có thể giúp giáo viên mầm non, bố mẹ phát hiện sớm dấu hiệu tự kỷ của trẻ. Một trẻ tự kỷ tự tin hát trước đám đông Công cụ này có tên gọi là Bảng điểm sàng lọc tự kỷ cho trẻ...