Bổ sung bao nhiêu canxi là đủ?
Người lớn cần trung bình 800-1.000mg canxi mỗi ngày, nhu cầu này sẽ tăng lên 1.200mg ở phụ nữ mang thai và 1.300mg đối với phụ nữ cho con bú.
Hậu quả khi thiếu canxi
Thạc sĩ, bác sĩ Trần Thị Hồng Loan – chuyên gia dinh dưỡng NutiFood – cho biết, canxi là chất khoáng quan trọng với xương và sự sống, nhưng cơ thể chúng ta không tự tổng hợp được mà phải đưa từ bên ngoài vào qua đường ăn uống.
Thiếu canxi ở trẻ nhỏ sẽ gây ói ọc, khóc đêm, khó ngủ, giật mình, dễ cáu gắt, đổ mồ hôi trộm, chậm mọc răng, tóc rụng hình vành khăn… Nếu không điều trị sẽ dẫn đến còi xương, chậm phát triển chiều cao, biến dạng xương (móp đầu, lồng ngực hình ức gà, chân tay cong hình chữ X, chữ O hay làm hẹp khung xương chậu ảnh hưởng việc sinh nở sau này đối với bé gái…).
Ở trẻ lớn và người lớn, thiếu canxi gây mất ngủ, tê tay chân, dễ bị kích thích, chuột rút, hay quên, chậm tăng trưởng, đau lưng, khối xương giảm… Nếu thiếu canxi kéo dài sẽ gây loãng xương, gãy xương, làm phát sinh bệnh cao huyết áp và ung thư ruột.
Thiếu canxi gây đau lưng, loãng xương.
Sau 25-30 tuổi, tức là sau khi mỗi người đạt được khối xương đỉnh, quá trình hủy xương trong cơ thể sẽ diễn ra mạnh hơn quá trình tạo xương. Do đó, thiếu canxi trong giai đoạn này, cơ thể sẽ mất dần cấu trúc xương, gây loãng xương sớm.
Theo Viện Dinh dưỡng Việt Nam, hiện mức canxi trong khẩu phần của người Việt trưởng thành chỉ mới đạt khoảng 50% nhu cầu canxi của cơ thể. Một số nghiên cứu gần đây cho thấy tỷ lệ loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh khoảng 1/4 và tỷ lệ giảm mật độ xương là khoảng 1/2, nguy cơ loãng xương xuất hiện sớm từ tuổi 35-40 và tăng dần theo tuổi.
Để đề phòng thiếu canxi sớm, chúng ta cần đầu tư tốt cho xương của trẻ ngay từ trong bụng mẹ cho tới tuổi trưởng thành và tiếp tục chăm sóc tốt để dự phòng loãng xương sớm từ 25-30 tuổi. Tùy theo tuổi, cần có chế độ ăn uống hợp lý và bổ sung đầy đủ, thường xuyên các thực phẩm giàu canxi như sữa và các chế phẩm từ sữa (sữa chua, phô mai), cá tép nhỏ, cua đồng, rạm sữa ăn luôn xương luôn vỏ, đậu đỗ, mè, rau xanh… Trong đó, canxi trong sữa dễ hấp thu nhất.
Nên thường xuyên vận động ngoài trời để giúp hấp thu canxi hiệu quả. Tránh dùng nhiều cà phê, trà đặc, nước ngọt có gas. Điều trị sớm các bệnh đường tiêu hóa như viêm dạ dày, việm đại tràng hay viêm ruột mãn tính… để tránh tình trạng kém hấp thu dưỡng chất.
Mỗi ngày người trưởng thành cần bao nhiêu canxi?
Theo Viện Dinh dưỡng Việt Nam, người lớn cần trung bình 800-1.000mg canxi mỗi ngày, nhu cầu này sẽ tăng lên 1.200mg ở phụ nữ mang thai và 1.300mg mỗi ngày đối với phụ nữ cho con bú.
Các nhà khoa học cũng xây dựng tháp dinh dưỡng dành cho người trưởng thành Việt Nam và hướng dẫn số lượng các nhóm thực phẩm cần thiết dùng hàng ngày. Trong đó, nhóm sữa và các sản phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai được khuyến cáo nên dùng trung bình 3-4 đơn vị mỗi ngày, với một đơn vị sẽ cung cấp khoảng 100mg canxi. Cụ thể, một đơn vị bằng 100ml sữa tươi hay một hộp sữa chua 100g, một miếng phô mai 15g, nhằm góp phần cung cấp thêm cho khẩu phần khoảng 300-400mg canxi.
Video đang HOT
Các nhà khoa học cũng xây dựng tháp dinh dưỡng dành cho người trưởng thành Việt Nam và hướng dẫn số lượng các nhóm thực phẩm cần thiết dùng hàng ngày. Trong đó, nhóm sữa và các sản phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai được khuyến cáo nên dùng trung bình 3-4 đơn vị mỗi ngày, với một đơn vị sẽ cung cấp khoảng 100mg canxi, nhằm góp phần cung cấp thêm cho khẩu phần khoảng 300-400mg canxi mỗi ngày. Cụ thể, một đơn vị bằng 100ml sữa tươi hay một hộp sữa chua 100g, một miếng phô mai 15g.
Nhóm thực phẩm giàu canxi.
Bên cạnh các bữa ăn đủ chất và cân đối, bạn cần bổ sung thêm khoảng 300-400ml sữa tươi mỗi ngày; một ly sữa tươi 200ml và một đến hai hộp sữa chua; hoặc một ly sữa tươi 200ml kết hợp một hộp sữa chua, một miếng phô mai 15g…
Do sữa tươi chứa nhiều chất béo nên nếu muốn đủ canxi mà không tăng cân, bạn nên chọn loại sữa ít béo, ít đường hay không đường. Mọi người cũng có thể chọn bổ sung bằng các loại sữa giàu canxi và nên chọn canxi dạng nano – loại có kích thước siêu nhỏ giúp tăng khả năng hấp thu và giảm lượng cần bổ sung hàng ngày.
Thu Ngân
Theo vnexpress.net
5 món cháo không chỉ ngon mà còn có thể chữa mồ hôi trộm mẹ nên cho bé ăn
Mồ hôi trộm là vấn đề sức khỏe ở nhiều trẻ nhỏ, ảnh hưởng đến giấc ngủ và sự phát triển của trẻ. Vì vậy, mẹ cần biết cách điều trị mồ hôi trộm để con khỏe mạnh hơn. Dưới đây là công thức của 5 món cháo bổ dưỡng các mẹ nên cho trẻ ăn để chữa mồ hôi trộm hiệu quả.
Mồ hôi trộm ảnh hưởng rất lớn đến giấc ngủ của trẻ nhỏ. Khi bé ra mồ hôi trộm trong đêm, khiến bé khó chịu, dẫn đến việc bé quấy khóc, khó ngủ. Nếu tình trạng kéo dài lâu ngày không dứt sẽ khiến bé mệt mỏi, sức khỏe suy yếu, kém phát triển. Chính vì vậy, các mẹ cần có cách điều trị kịp thời để trị dứt điểm tình trạng mồ hôi trộm ở bé để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển. Dưới đây là 5 công thức các món cháo giúp các mẹ chữa mồ hôi trộm ở bé hiệu quả
Cháo với gốc hẹ
Nguyên liệu: 1 nắm gạo nếp, 1 nắm gạo tẻ, 35g gốc hẹ (chọn phần thân sát củ cho tăng hiệu quả), 50g thịt lợn nạc và ít dầu oliu.
Cách làm:
- Gốc hẹ xay nhuyễn lấy nước đặc. Sau đó bắc nồi cháo và băm thịt.
- Khi cháo nở hạt, cho thịt băm vào nấu cùng.
- Cuối cùng, khi cháo đặc lại, thêm nước gốc hẹ vào và khuấy đều. Khi ăn, chan thêm 1 muỗng cà phê dầu oliu vào tô cháo cho bé.
Cháo đậu đen và hạt sen
Nguyên liệu: 50g đậu đen, 1 nắm gạo nếp, 1 nắm gạo tẻ, 6 quả táo đỏ, 20g hạt sen và 1 viên đường phèn nhỏ.
Cách nấu:
- Cho đậu đen vào nấu với gạo đến khi mềm nhừ, sau đó thêm hạt sen và táo đỏ vào hầm.
- Nếu lúc nấu, cháo đặc có thể thêm nước. Sau đó, thêm đường phèn vào để cháo dễ ăn hơn.
Cháo nếp cẩm, đường phèn
Nguyên liệu:
1 nắm nếp cẩm nguyên cám, 1 nắm gạo tẻ, 30g hạt sen, 1 viên đường phèn nhỏ
Cách làm:
- Ngâm nếp qua đêm, sau đó vo lại và nấu nếp cẩm cùng với gạo thường thành cháo.
- Khi gạo nở hạt, em cho thêm hạt sen vào nấu cùng đến khi nhừ.
- Để cho cháo có vị ngọt dễ ăn mà không có hại cho con, em thâm 1 viên nhỏ đường phèn vào cháo và cho con ăn vào buổi sáng.
Cháo cá lóc
Nguyên liệu:
1 con cá lóc, 1 nắm gạo tẻ, 1 nắm gạo nếp, 1 củ cà rốt thái hạt lựu nhuyễn.
Cách nấu:
- Sau khi làm sạch cá, đem cá hấp, lấy thịt giống như cách làm cá chạch đồng.
- Lấy xương cá, giã nhỏ và chắt lấy nước để thêm vào trong cháo.
- Sau đó, bắc nồi cháo. Trong lúc đợi cháo nở, em tao cá với cà rốt để khử tanh. Khi cháo nở đến thì cho cá vào và nấu đến nhừ.
Cháo mộc nhĩ, táo đỏ
Nguyên liệu:
30g thịt bằm, 1 nắm gạo nếp, 1 nắm gạo tẻ, 2 tai mộc nhĩ (ngâm nước nở và băm nhỏ), 6 trái táo đỏ và ít dầu oliu.
Cách nấu:
- Xào thịt bằm với mộc nhĩ. Sau đó bắc nồi cháo.
- Đợi cháo chín, cho thịt bằm với mộc nhĩ và táo đỏ vào nấu cùng đến khi cháo nhừ.
Theo www.phunutoday.vn
Loãng xương không cần phải tốn tiền để mua thực phẩm chức năng, chỉ cần làm tốt những chuyện này Loãng xương là bệnh tuyệt đối đừng nên xem thường. Nó không chỉ đơn giản là thiếu canxi, mà còn có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng. Bên trái là chất xương bình thường, bên phải là chất xương bị loãng Lo ãng x ương l à g ì? Đơn giản mà nói, loãng xương chính là lượng xương bị giảm...