Bộ sách giáo khoa Cánh Diều: Nhiều cơ sở giáo dục ở các địa phương lựa chọn
Ba đơn vị làm bộ SGK Cánh Diều (Nxb Đại học Sư phạm, Nxb ĐHSP TP Hồ Chí Minh và Công ty Đầu tư Xuất bản – Thiết bị giáo dục Việt Nam VEPIC) đã nhận được thông báo đặt sách của hơn 20 sở GDĐT.
Thực hiện Thông tư số 01/2020/TT- BGDĐT ngày 30/01/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Hướng dẫn việc lựa chọn sách giáo khoa (SGK) trong cơ sở giáo dục phổ thông, nhiều sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) của các tỉnh đã công bố kết quả lựa chọn SGK để áp dụng từ năm học 2020 – 2021. Ba đơn vị làm bộ SGK Cánh Diều (Nxb Đại học Sư phạm, Nxb ĐHSP TP Hồ Chí Minh và Công ty Đầu tư Xuất bản – Thiết bị giáo dục Việt Nam VEPIC) đã nhận được thông báo đặt sách của hơn 20 sở GDĐT. Chỉ với hơn 20 tỉnh đầu tiên, các đơn vị làm bộ SGK Cánh Diều đã phải chuẩn bị cung ứng tới 3.000.000 bản sách.
Nhiều địa phương có tỉ lệ chọn bộ SGK Cánh Diều rất cao: 100% các trường ở tỉnh Long An chọn toàn bộ 9 quyển SGK Cánh Diều. Ở tỉnh Sơn La, 100% các trường chọn SGK 5 môn: Toán, Đạo đức, Âm nhạc, GD thể chất, Hoạt động trải nghiệm. Ở tỉnh Phú Thọ, 100% các trường chọn SGK 4 môn: Tiếng Việt, Toán, TNXH và GD thể chất. Ở tỉnh Thái Nguyên, 100% các trường chọn SGK 3 môn: Tiếng Việt, Toán, TNXH. Ở tỉnh Nam Định, 100% các trường chọn SGK 2 môn: Tiếng Việt, TNXH.
Tỉ lệ chọn SGK Cánh Diều tính theo số học sinh ở nhiều tỉnh khác cũng rất cao: Tây Ninh: 95% (trong đó môn GD thể chất: 100%, Tiếng Việt: 99%, Toán: 99%). Tiền Giang: 75,86 % (trong đó môn Tiếng Việt: 77%, Toán: 77%, Đạo đức: 77%, TNXH: 76,4%, GD thể chất: 75,9%, Hoạt động trải nghiệm: 75,9%, Âm nhạc: 74,9%, Mĩ thuật: 72,8%). Thái Bình: 64,08% (trong đó Mĩ thuật: 80,2%, GDTC: 80%, Tiếng Việt: 77,4%, TNXH: 66,5%). Tỉnh Hậu Giang chọn SGK môn Tiếng Việt với tỉ lệ 77%, Toán: 77%, Tự nhiên và Xã hội (TNXH): 76,7%.
Ở các tỉnh Thanh Hóa, Quảng Ninh, Hà Tĩnh, Vĩnh Long, Phú Yên,… tỉ lệ chọn bộ SGK Cánh Diều cũng rất cao.
Hầu hết các tỉnh nói trên đều là những tỉnh đông dân, đông học sinh và có truyền thống về giáo dục.
Video đang HOT
Bộ SGK Cánh Diều là bộ SGK xã hội hóa đầu tiên ở nước ta từ sau năm 1975. Dư luận đánh giá bộ sách được nhiều trường lựa chọn vì những lí do chính như sau:
- Bộ sách có chất lượng chuyên môn cao vì các tổng chủ biên, chủ biên và tác giả đều là những người giàu kinh nghiệm viết SGK, giàu kinh nghiệm về giáo dục phổ thông nói chung, giáo dục tiểu học nói riêng. Hầu hết tổng chủ biên, chủ biên và nhiều tác giả bộ sách là tổng chủ biên Chương trình GDPT năm 2018, chủ biên chương trình môn học hoặc thành viên Ban soạn thảo Chương trình GDPT năm 2018 của Bô GDĐT.
- Bộ sách vừa kế thừa vừa đổi mới so với SGK hiên hành, do đó, các thầy cô, các trường vừa thấy dễ thực hiện, vừa thấy được triển vọng nâng cao chất lượng giáo dục của môn học.
- Đây là bộ sách duy nhất trong thời điểm này có SGK điện tử. Khác với chế bản điện tử treo trên mạng của các bộ SGK khác, SGK điện tử Cánh Diều có các video hoạt hình hoá nội dung; các bài tập sử dụng công nghệ thông tin tạo ra sự tương tác giữa sách với người học, có khả năng hồi đáp – đánh giá kết quả làm bài tập của người học; hỗ trợ giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh theo dõi quá trình học của mỗi học sinh. Giá SGK đã bao gồm cả giá SGK điện tử, cho nên vừa tiện sử dụng vừa rẻ hơn nhiều so với các bộ SGK chỉ có SGK giấy.
- Công tác giới thiệu sách được thực hiện có chất lượng với đội ngũ báo cáo viên là những người có chuyên môn, nghiệp vụ giỏi và có khả năng truyền cảm hứng cho người nghe.
Hiện nay, các đơn vị biên soạn, xuất bản bộ SGK Cánh Diều đã hoàn thành việc xây dựng kế hoạch tập huấn, tổ chức đội ngũ báo cáo viên, biên soạn tài liệu tập huấn và xây dựng các video bài dạy mẫu. Nội dung tập huấn tập trung vào hướng dẫn cách dạy các bài học, sử dụng sách điện tử, thiết bị, đồ dùng dạy học và tổ chức hoạt động thực hành của học viên. Các lớp tập huấn được tổ chức theo từng môn học để đảm bảo chuyên sâu và hiệu quả. Các đơn vị xuất bản bộ sách cũng đã chuẩn bị phương án tập huấn online để thích ứng với yêu cầu của địa phương hoặc những tình huống đặc biệt.
Sau khi tiếp nhận đầy đủ kết quả lựa chọn sách từ các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các đơn vị biên soạn, xuất bản bộ sách sẽ thống nhất với sở Giáo dục và Đào tạo địa phương về kế hoạch tập huấn giáo viên và phối hợp với các sở triển khai chu đáo, có chất lượng kế hoạch này.
Hiện nay bộ sách Cánh Diều lớp 1 đang được phát hành trên hệ thống Fahasa (phát hành sách) tại các địa phương trên toàn quốc.
Nghệ An hoàn thành việc chọn sách giáo khoa vào lớp 1
Sau gần 4 tháng chuẩn bị, đến thời điểm này, các trường học trên địa bàn tỉnh đã hoàn thành việc lựa chọn sách giáo khoa lớp 1 theo chương trình phổ thông mới. Bộ sách theo kế hoạch sẽ được đưa vào sử dụng trong năm học tới 2020 - 2021.
Trước đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố 5 bộ sách giáo khoa để các cơ sở giáo dục lựa chọn. Trong đó có 4 bộ sách giáo khoa thuộc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam và 1 bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
Bộ sách Tiếng Việt Cánh Diều được nhiều trường học trên địa bàn tỉnh lựa chọn. Ảnh: Mỹ Hà
Tại Nghệ An, thực hiện Thông tư số 01/2020/TT- BGDĐT ngày 30/01/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Hướng dẫn việc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông, Sở Giáo dục và Đào tạo đã tham mưu UBND tỉnh Nghệ An ban hành bộ tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa lớp 1 theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Hiện, tất cả 547 cơ sở giáo dục tiểu học trong toàn tỉnh đã hoàn thành việc lựa chọn, công bố và niêm yết danh mục sách giáo khoa lớp 1 sử dụng trong năm học 2020-2021.
Cụ thể, với môn Tiếng Việt, có 413 cơ sở giáo dục tiểu học (tỷ lệ 75,5%) chọn từ bộ sách "Cánh Diều" của Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là các trường học tập trung chủ yếu ở vùng thành thị và đồng bằng.
Bên cạnh đó, có 134 cơ sở giáo dục tiểu học (tỷ lệ 24,5%) chọn từ bộ sách "Vì sự Bình đẳng và Dân chủ trong giáo dục" của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam và tập trung chính ở các huyện miền núi cao là Con Cuông, Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Quế Phong, Tương Dương và Kỳ Sơn.
Giáo viên Trường Tiểu học Hà Huy Tập 2 dạy thử theo chương trình sách giáo khoa mới. Ảnh: Mỹ Hà
Về các môn học và hoạt động giáo dục còn lại (Toán, Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội, Giáo dục Thể chất, Âm nhạc, Mĩ thuật, Hoạt động trải nghiệm): có 547 cơ sở giáo dục tiểu học (tỷ lệ 100%) chọn từ bộ sách "Kết nối tri thức với cuộc sống" của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
Ông Nguyễn Hồng Hoa - Trưởng phòng Giáo dục Tiểu học - Sở Giáo dục và Đào tạo cho biết: Căn cứ vào 4 tiêu chí mà UBND tỉnh đã ban hành thì cơ bản các cơ sở giáo dục đã lựa chọn được bộ sách phù hợp cho mình. Các trường cũng đã tính đến việc, từ năm học sau, sẽ lựa chọn bộ sách thống nhất trong toàn tỉnh. Còn lại, có một số môn có sự lựa chọn khác nhau là do các địa phương căn cứ vào điều kiện thực tế cũng như khả năng tiếp thu của học sinh trên địa bàn và điều đó sẽ tốt hơn cho các nhà trường trong quá trình tổ chức dạy và học.
Ngoài ra, việc một trường có thể sử dụng nhiều bộ sách giáo khoa không ảnh hưởng đến việc tổ chức dạy học cũng như các hoạt động chuyên môn khác. Bởi lẽ chương trình mới được xây dựng cho phép giáo viên dạy học theo chương trình. Trong đó, chương trình là bắt buộc còn sách giáo khoa chỉ là tài liệu tham khảo và chương trình này cũng đã ban hành chuẩn đầu ra cho từng lớp. Vì vậy, dù học sách nào thì sau kết thúc học sinh sẽ đạt chuẩn đầu ra đúng theo quy định.
Tổng hợp lựa chọn sách giáo khoa của các địa phương. Ảnh: Mỹ Hà
Nếu thấy "lợi bất cập hại" thì đều nên điều chỉnh hoặc hủy bỏ Chia sẻ quan điểm của TS. Tô Văn Trường về việc biên soạn bộ sách giáo khoa (SGK) của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), TS. Vũ Ngọc Hoàng, GS. Võ Tòng Xuân, LS. Trương Trọng Nghĩa - ba trong số rất nhiều trí thức tâm huyết đối với sự nghiệp giáo dục, với sự phát triển của đất nước - đã...