Bộ sách “Cùng học để phát triển năng lực”: Phù hợp với sức học của đại đa số học sinh
Bộ sách “Cùng học để phát triển năng lực” được biên soạn ở lớp 1 có mức độ tiếp cận kiến thức hợp lý, vừa đáp ứng yêu cầu của chương trình, vừa phù hợp với sức học của đại đa số học sinh ở tất cả các vùng miền, đảm bảo sự thân thiện, gần gũi với mọi học sinh, giáo viên.
Bộ sách “Cùng học để phát triển năng lực” được biên soạn ở lớp 1 có mức độ tiếp cận kiến thức hợp lý, phù hợp với sức học của đại đa số học sinh ở tất cả các vùng miền.
So với sách giáo khoa hiện tại và trước đây, bộ sách “Cùng học để phát triển năng lực” dùng cho học sinh lớp 1 từ năm học 2020 – 2021 được xây dựng liên quan đến tích hợp. Ở mỗi lớp, nội dung chương trình được phân chia thành những chủ đề. Mỗi chủ đề (gồm một số bài) tích hợp những kiến thức, kỹ năng, phương pháp, hướng tới hình thành và phát triển một số năng lực cốt yếu.
Theo đó, ở mỗi môn học, sách bảo đảm sự hài hoà giữa các hoạt động hình thành kiến thức, rèn kỹ năng với hoạt động thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống. Sách dễ sử dụng, phù hợp cho việc tự học của học sinh, cho việc giảng dạy của giáo viên và việc theo dõi, phối hợp của phụ huynh học sinh.
Trình bày trong Sách giáo khoa được chú trọng như trình bày các sự kiện, cung cấp các tình huống cụ thể, cân nhắc các quá trình học tập của học sinh. Việc lựa chọn nội dung, khái niệm quan trọng đều được liên hệ đến những kinh nghiệm của cuộc sống thực. Nội dung dựa trên nền tảng kiến thức, thiết kế cho người học. Dựa trên những đặc trưng cơ bản về Sách giáo khoa phát triển năng lực để định hướng phát triển Sách giáo khoa.
Bộ Sách giáo khoa “Cùng học để phát triển năng lực” về nguyên tắc cơ bản thực hiện nhiệm vụ nêu trong Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể: Đổi mới chương trình và Sách giáo khoa theo định hướng phát triển phẩm chất năng lực, đảm bảo tính thống nhất trong toàn quốc và phù hợp với đặc thù mỗi địa phương.
Video đang HOT
Theo Ban soạn thảo, bộ sách “Cùng học để phát triển năng lực” đã đảm bảo kế thừa những yếu tố tích cực của sách giáo khoa Việt Nam và vận dụng hợp lý kinh nghiệm quốc tế về phát triển sách giáo khoa hiện đại: Sách giáo khoa là một kế hoạch cho những hoạt động tích cực của học sinh góp phần hình thành và phát triển những năng lực chung, đặc biệt là năng lực môn học. Tạo điều kiện để học sinh tự học và chứng tỏ khả năng vận dụng sáng tạo. Góp phần đổi mới phương pháp dạy học, giúp giáo viên tổ chức tốt các hoạt động học tập của học sinh.
HÒA THANH
Theo baodansinh
Trải nghiệm - từng bước tiếp cận chương trình giáo dục phổ thông mới
Để từng bước tiếp cận với chương trình giáo dục phổ thông mới từ năm học 2020-2021, Trường Tiểu học Thạch Việt (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đã đổi mới, sáng tạo trong phương pháp dạy học, đặc biệt là tổ chức các buổi hoạt động ngoại khóa bổ ích, tạo hứng thú cho tất cả học sinh.
Những hoạt động trải nghiệm ngoài giờ lên lớp của cô và trò Trường Tiểu học Thạch Việt như: Làm nón lá Ba Giang (xã Phù Việt), dân ca - ví - giặm Nghệ Tĩnh, "Theo bước chân Anh", "Chúng em là chiến sỹ"... mang lại cho học sinh niềm vui tươi, thích thú, say mê và xua tan mệt mỏi sau những giờ học căng thẳng. Cũng chính từ đây, nhà trường giáo dục cho các em tình yêu thiên nhiên, đất nước, hiểu biết sâu sắc hơn những nét văn hóa, lịch sử dân tộc và truyền thống tốt đẹp của quê hương.
Nhằm giúp học sinh thêm yêu quê hương, nhà trường phối hợp với các nghệ nhân làng nghề truyền thống Phù Việt tổ chức hoạt động trải nghiệm "Làm nón lá Ba Giang".
Cô và trò Trường Tiểu học Thạch Việt trải nghiệm làm nón lá Ba Giang
Các em thích thú, chăm chú theo dõi những sợi chỉ tăm tắp được khâu tỉ mỉ, cẩn thận, chính xác bởi bàn tay khéo léo của gần 30 nghệ nhân địa phương. Các em còn được các bà, mẹ, chị và thầy cô giáo giới thiệu những nguyện liệu chính phải có để làm nên một chiếc nón như tre, nứa, chỉ, lá tơi... Đặc biệt, hướng dẫn công đoạn làm nón gồm: vuốt lá, là lá, vào vành, ráp và đóng nón hoàn thiện. Và rồi, chính những "nghệ nhân nhí" với đôi bàn tay nhỏ nhắn, khéo léo cũng đã trổ tài thực hiện các sản phẩm. Những chiếc nón bền, đẹp được bày bán để ủng hộ các nghệ nhân.
Việc dạy, tích hợp nhiều nội dung trong một môn học theo chủ đề cũng được nhà trường chú trọng và triển khai thường xuyên. Tiêu biểu như hoạt động trải nghiệm "Tham quan nhà Cụ Mai Kính" là minh chứng của dạy học tích hợp liên môn Đạo đức và Lịch sử địa phương. Tại đây, các em được tìm hiểu và giải đáp một số câu hỏi về lịch sử Đảng bộ Hà Tĩnh, về thân thế, sự nghiệp của đồng chí Mai Kính... Qua đó, khơi dậy niềm tự hào, ý chí quyết tâm thi đua học tập và rèn luyện, phấn đấu theo gương các thế hệ cha anh đi trước.
Học sinh tham quan và trải nghiệm môn học Lịch sử tại nhà cụ Mai Kính
Hay như mới đây nhất, trường Tiểu học Phù Việt tổ chức hoạt động trải nghiệm "Chúng em là chiến sỹ". Các em thể hiện tài năng của mình qua hoạt cảnh 10 cô gái TNXP hy sinh tại Ngã ba Đồng Lộc huyền thoại và biểu diễn võ thuật, múa hát, nhảy, vẽ; giao lưu với các CCB từng tham gia chiến đấu tại chiến trường. Đặc biệt, tham gia trò chơi vui nhộn và tập làm quen với những công việc thường ngày của chú bộ đội như gấp chăn màn, tăng gia sản xuất... Hoạt động này cũng là minh chứng của việc dạy học theo chủ đề môn Âm nhạc, Mĩ thuật, Tập làm văn.
"Chúng em là chiến sỹ"
Thông qua các hoạt động đó giúp học sinh phát triển các tố chất nhanh, mạnh, bền, khéo léo; tăng cường tính độc lập, tự chủ, mạnh dạn, tự tin, tích cực; rèn luyện kỹ năng phối hợp hoạt động tập thể, tạo điều kiện cho học sinh tham gia tốt các hoạt động giáo dục. Bên cạnh đó, tạo cơ hội cho học sinh trải nghiệm thực tế cuộc sống và công việc, giúp học sinh khám phá những điều mới lạ, tìm hiểu, phát hiện vấn đề từ môi trường xung quanh, bồi dưỡng những cảm xúc tích cực và tình yêu quê hương, đất nước.
Với những hoạt động trải nghiệm sáng tạo, phù hợp lứa tuổi là tiền đề quan trọng để Trường Tiểu học Thạch Việt từng bước tiếp cận chương trình giáo dục phổ thông mới, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ dạy và học trong tình hình hiện nay.
Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 gồm có 105 tiết hoạt động trải nghiệm/lớp/năm, chiếm thời lượng 12% đối với lớp 1,2; 10% - 10,7% đối với học sinh lớp 3-4-5. Hoạt động trải nghiệm ở bậc Tiểu học tập trung vào khám phá bản thân; rèn luyện, phát triển quan hệ với bạn bè, thầy cô và người thân trong gia đình với 4 loại hình hoạt động chủ yếu là sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp, hoạt động giáo dục theo chủ đề và hoạt động câu lạc bộ.
Theo baohatinh
Giáo dục thể chất: Cần sách giáo khoa hay sân chơi, bãi tập? Sức khỏe ảnh hưởng trực tiếp đến mọi hoạt động học tập, vui chơi. Rèn luyện sức khỏe là quyền lợi và trách nhiệm mỗi người, đồng thời là một trong những nhiệm vụ chính của môn Thể dục. Theo đề xuất của hầu hết các giáo viên thể dục, cần có sân bãi và nhà thể chất đa năng để việc dạy...