Bộ sách “Chân trời sáng tạo” của NXB Giáo dục Việt Nam: SGK Toán 1 phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh
Bộ sách Toán 1 tiếp cận người học theo “cách học sinh học toán”, phù hợp với sở thích và năng lực cá nhân. Mỗi bài học ưu tiên để học sinh tiếp cận, tìm tòi, khám phá, không áp đặt khiên cưỡng.
Các hoạt động trong bài học tập trung vào việc hiểu được tại sao làm như vậy, không chỉ dừng lại ở việc tính toán.
SGK Toán 1 thuộc bộ sách Bộ sách “Chân trời sáng tạo” của NXB Giáo dục Việt Nam
Phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh
SGK Toán 1 chú trọng phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh. Mỗi đơn vị kiến thức đều được hình thành qua việc sử dụng các phẩm chất của học sinh (theo yêu cầu của Chương trình tổng thể) và năng lực đặc thù môn toán, gồm: năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ -phương tiện toán học.
Bộ sách tiếp cận người học theo “cách học sinh học toán”, phù hợp với sở thích và năng lực cá nhân. Mỗi bài học ưu tiên để học sinh tiếp cận, tìm tòi, khám phá, không áp đặt khiên cưỡng. Các hoạt động trong bài học tập trung vào việc hiểu được tại sao làm như vậy, không chỉ dừng lại ở việc tính toán. SGK cung cấp các phương pháp giải khác nhau, học sinh có thể lựa chọn giải pháp phù hợp với sở thích, năng lực để thực hiện nhiệm vụ học tập.
Ví dụ, để thực hiện các phép cộng, phép trừ trong phạm vi 10, học sinh có thể dựa vào cấu tạo số trong phạm vi 10 thể hiện qua các bảng tách – gộp số, các bảng cộng – trừ trong phạm vi 10, đếm thêm – đếm bớt, tính chất giao hoán của phép cộng, mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ. Việc thuộc các bảng cộng – trừ mang tính khuyến khích, không ép buộc học sinh. Tuy nhiên qua quá trình học tập, học sinh sẽ dần thuộc các bảng này một cách tự giác.
Các phẩm chất chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm được hình thành qua quá trình “làm toán”, đặc biệt qua việc giải quyết vấn đề. Bên cạnh đó, qua các hoạt động Đất nước em hình thành cho học sinh phẩm chất yêu nước, nhân ái xuyên suốt quá trình học tập. Chẳng hạn, hình ảnh Đền Hùng (tỉnh Phú Thọ) (tập 1, trang 85) – nơi thờ 18 vị vua Hùng gợi nhớ công lao dựng nước và giữ nước của các vị vua Hùng, thể hiện sự tôn kính và tình yêu đất nước của nhân dân.
Ngoài ra, sách tăng cường kết nối giữa PH và HS thông qua phần Hoạt động ở nhà, giúp cha mẹ tham khảo một số hoạt động để tạo cơ hội giúp học sinh áp dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống.
Dạy học tích hợp
Các bài học trong sách Toán 1 được tích hợp xoay quanh hai mạch kiến thức: Số và Phép tính, Hình học và đo lường.
Mặt khác, thông qua các nội dung được học, kiến thức toán học được khai thác, sử dụng trong các môn học khác. Chẳng hạn, với quan điểm đồng hành cùng Tiếng Việt trong quá trình dạy học, Toán 1 chủ động dạy một số từ và cấu trúc câu thiết yếu cho môn Toán theo cách thức dạy tiếng mẹ đẻ, không đi sâu vào âm, vần.
Đối với môn Tự nhiên và xã hội, sách Toán 1 đề cập nhiều tới trái cây Việt Nam, các con vật quen thuộc, cảnh quan chốn thị thành, miền quê, vùng biển đều xuất hiện, bản đồ Việt Nam cũng được học sinh làm quen một cách tự nhiên ngay từ lớp 1.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, từ các nội dung bài học, hoạt động về nhà hình thành cho học sinh nề nếp học tập, sinh hoạt, chuẩn mực đạo đức qua mỗi tiết học.
Nhiều hình ảnh trong SGK cổ vũ HS chăm sóc sức khoẻ, vệ sinh thân thể, vận động và rèn luyện sức khoẻ, cổ vũ HS ca hát, biểu diễn âm nhạc,… Các hoạt động thực hành và trải nghiệm có thể được tổ chức trong lớp học, sân trường, câu lạc bộ,… Các hoạt động này vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết các vấn đề dưới hình thức một tình huống giả định hoặc thực tế cuộc sống. Qua đó, học sinh được ôn tập các kiến thức cốt lõi, phát triển các phẩm chất cũng như năng lực đặc thù bộ môn.
Cấu trúc sách
Cấu trúc sách có các thành phần cơ bản: Hướng dẫn sử dụng-Giới thiệu chung-Mục lục, nội dung chính: Chương-Bài. SGK Toán 1 được cấu trúc theo 5 chương, 3 chương đầu (HK1) được viết theo chủ đề, 2 chương còn lại (HK2) được viết dưới dạng tích hợp hai mạch kiến thức Số và phép tính, Hình học và đo lường.
Đối với học sinh lớp 1, việc chuyển sang môi trường học tập mới đòi hỏi phải cân nhắc kiến thức được lựa chọn dạy trong giai đoạn này. Do đó, Chương 1: Một số hình quen thuộc được đưa vào đầu tiên nhằm kế thừa chương trình giáo dục Mầm non, chủ yếu ôn tập, hệ thống hoá kiến thức; các hoạt động thực hành với nội dung hình học trực quan gần gũi với các em học sinh trong giai đoạn đầu tiếp xúc với môi trường học tập mới.
Kết thúc HK1, các em đã được hình thành những kiến thức nhất định xoay quanh các vấn đề số, từ đó thuận lợi cho việc tích hợp các mạch kiến thức Số và phép tính, hình học và đo lường ở HK2. Các chương 2 và 3 giúp HS hình thành kiến thức, kĩ năng cốt lõi một cách vững vàng, làm nền tảng vững chắc để tiếp thu các đơn vị kiến thức trong các chương sau dễ dàng hơn.
Cấu trúc bài học thường có các phần:
Cùng học tìm tòi, khám phá, dựa vào kiến thức cũ để hình thành kiến thức mới
Thực hành các kiến thức, kĩ năng ở phần cùng học
Luyện tập và vận dụng kiến thức, kĩ năng vừa học.
Ngoài ra còn có các phần: Vui học, Thử thách, Khám phá, Đất nước em, Hoạt động ở nhà.
Nội dung ở các phần này thường mang tính vận dụng nâng cao.
SGK Toán 1 được minh hoạ với màu sắc tươi mới, hình ảnh dễ thương, gần gũi với học sinh: hình ảnh lớp học, các bức tranh sinh hoạt hằng ngày, con vật, thiên nhiên,…; Các tình huống vui nhộn được chuyển tải khéo léo bằng hình ảnh, dễ dàng lôi cuốn học sinh vào hoạt động.
Theo giaoducthoidai
SGK Toán 1 trong bộ sách "Kết nối tri thức với cuộc sống" của NXB Giáo dục Việt Nam có gì mới?
SGK Toán 1 được NXB Giáo dục Việt Nam biên soạn theo chương trình mới đảm bảo tính cơ bản, sáng tạo và thực tiễn, cấu trúc và nội dung có một số điểm đổi mới căn bản khi thiết kế các nội dung theo chủ đề, mỗi chủ đề được biên soạn theo từng bài thay vì tiết học.
SGK Toán 1 trong bộ sách "Kết nối tri thức với cuộc sống" của NXB Giáo dục Việt Nam.
Cấu trúc SGK Toán 1
Sách giáo khoa (SGK) Toán 1 được biên soạn bám sát theo quan điểm chung của bộ sách là "Kết nối tri thức với cuộc sống" trong đó đảm bảo tính cơ bản, sáng tạo và thực tiễn.
Về cấu trúc và nội dung, SGK Toán 1 có một số điểm đổi mới căn bản khi thiết kế các nội dung theo chủ đề, mỗi chủ đề được biên soạn theo từng bài thay vì tiết học. Cách tiếp cận này sẽ giúp giáo viên (GV) linh hoạt hơn trong giảng dạy tuỳ theo tình hình thực tế của lớp học.
Cấu trúc mỗi bài thường gồm các phần: Phần Khám phá giúp học sinh (HS) tìm hiểu kiến thức mới, phần Hoạt động giúp HS thực hành kiến thức ở mức độ cơ bản, phần Trò chơi giúp HS thực hành, củng cố kiến thức và phần Luyện tập giúp HS ôn tập, vận dụng và mở rộng kiến thức thông qua hệ thống các bài tập cơ bản và nâng cao.
Cấu trúc bài học trong SGK Toán 1 - Bộ sách "Kết nối tri thức với cuộc sống" của NXB Giáo dục Việt Nam.
Những điểm mới của SGK Toán 1
1. Xây dựng tuyến nhân vật xuyên suốt
Tuyến nhân vật xuyên suốt được xây dựng giúp HS cảm thấy gần gũi và tương tác nhiều hơn với cuốn sách, bao gồm: hai chị em Mai và Mi; hai bạn Việt và Nam học cùng lớp Mai và bạn Rô-bốt, nhân vật đặc biệt rất thông minh và tinh nghịch. Các bạn nhỏ trong bộ sách sẽ lớn lên theo từng lớp học và hi vọng sẽ trở thành những người bạn thân thiết của mỗi HS trong những năm tháng học trò.
Tuyến nhân vật trong SGK Toán 1 được NXB Giáo dục Việt Nam xây dựng xuyên suốt giúp học sinh cảm thấy gần gũi và tương tác nhiều hơn với cuốn sách.
2. Nội dung luôn được gắn với thực tiễn
Về mức độ nội dung, SGK Toán 1 đảm bảo các yêu cầu cần đạt của Chương trình Giáo dục phổ thông môn Toán năm 2018 đối với lớp 1. Với mỗi bài học, các đơn vị kiến thức, hệ thống các bài tập, ví dụ minh hoạ được thiết kế theo định hướng phát triển năng lực, luôn xuất phát từ trực quan, gắn với thực tiễn, mức độ khó đa dạng, đảm bảo phục vụ cho tất cả các đối tượng HS sử dụng. Ví dụ: Bài 14, trang 92, Toán 1, tập một.
... hệ thống các bài tập, ví dụ minh hoạ trong SGK Toán 1 được thiết kế theo định hướng phát triển năng lực, luôn xuất phát từ trực quan, gắn với thực tiễn...
3. Hỗ trợ đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học
Các nội dung của SGK Toán 1 được lồng ghép rất nhiều hoạt động, trò chơi giúp GV cùng HS có thể trải nghiệm và tổ chức lớp học một cách đa dạng, góp phần đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học. Ví dụ: Trò chơi nhặt trứng, trang 19, Toán 1, tập một,...
Nội dung của SGK Toán 1 được lồng ghép rất nhiều hoạt động, trò chơi
4. Lồng ghép, tích hợp nội dung nội môn và liên môn
Nhiều nội dung lịch sử, địa lí, văn học, khoa học và công nghệ được lồng ghép không chỉ giúp HS cảm thấy sự gần gũi của toán học mà còn tăng thêm hiểu biết, vốn sống cho các em. Ví dụ: Bài tập về các giai đoạn phát triển của hoa sen (trang 89, Toán 1, tập hai); Bài tập về xem giờ đi máy bay (trang 83, Toán 1, tập hai); Bài tập về Rô-bốt đi du lịch (trang 79, Toán 1, tập hai); Bài tập về Rùa và Thỏ (trang 82, Toán 1, tập hai),...
SGK Toán 1 được lồng ghép, tích hợp nội dung nội môn và liên môn
5. Minh hoạ sách đặc biệt được chú trọng
Do đặc thù của sách tiểu học, công tác minh hoạ đặc biệt được chú trọng, đảm bảo tính xuyên suốt, tính lôgic và thẩm mĩ cao trong toàn bộ cuốn sách. Từng chi tiết nhỏ như tính phù hợp về trang phục đối với vùng miền, thời tiết, bối cảnh đều được cân nhắc rất kĩ lưỡng. Ví dụ: Hoạt động trang 25, trang 29 Toán 1, tập một được minh hoạ đảm bảo tính lôgic và thẩm mĩ cao.
Minh hoạ trong SGK Toán 1 được NXB Giáo dục Việt Nam đặc biệt được chú trọng, đảm bảo tính lôgic và thẩm mĩ cao
6. Đổi mới về kiểm tra, đánh giá
Cuốn sách đưa ra một số nội dung có thể sử dụng để phục vụ công tác kiểm tra, đánh giá định kì (Bài 20, Toán 1, tập một và Bài 41, Toán 1, tập hai).
SGK Toán 1 đưa ra một số nội dung có thể sử dụng để phục vụ công tác kiểm tra, đánh giá định kì
Theo giaoducthoidai
Minh bạch sách giáo khoa Với mục đích đa dạng sách giáo khoa (SGK), nhiều nhà xuất bản (NXB) có thể biên soạn SGK thay vì chỉ riêng NXB Giáo dục Việt Nam độc quyền như trước. Đây là chủ trương xã hội hóa đúng đắn, tiến bộ giúp học sinh được tiếp cận nhiều chương trình mới, ưu việt hơn. Tuy nhiên, không ít bất cập đã...