Bó rơm bé xinh ‘gây bão’ MXH, hóa ra lại là món đặc sản của ‘xứ nẫu’ Bình Định
Những bó rơm bé bé, xinh xinh này là món đặc sản mà bất cứ người con Bình Định nào cũng tự hào giới thiệu cho bạn bè gần xa.
Cách đây không lâu, trên mạng xã hội xuất hiện một bài đăng hình những bó rơm bé xinh thu hút gần 5000 lượt thích và cả nghìn bình luận. Nhìn thì lạ thật đấy nhưng thực chất, đây chính là món tré, một đặc sản quen thuộc với người dân Bình Định và một số tỉnh lân cận.
Bài đăng thu hút sự chú ý của dân mạng. (Ảnh chụp màn hình)
Những bó rơm xinh xinh này là đặc sản của người Bình Định. (Ảnh minh họa)
Không ai biết tré xuất hiện từ khi nào và xuất hiện ra sao nhưng đã từ lâu, trên mâm cơm của người Bình Định đã xuất hiện món ăn này. Dần dần, tiếng lành đồn xa, tré trở thành đặc sản được khách du lịch mua về làm quà hay thưởng thức một lần cho biết vị.
Tré là món ăn bình dân từ hình thứᴄ bên ngoài ᴠà ᴄả nguуên liệu bên trong. Người Bình Định làm tré từ từ các nguyên liệu rất quen thuộc là tai heo, thịt ba chỉ, riềng, ớt, tỏi, mè, lá ổi non, khi đóng gói cũng chọn những cọng rơm có sẵn trong nhà, chẳng cầu kỳ gì mà vẫn làm nên một món ăn nổi tiếng xa gần.
Video đang HOT
Tré là món ăn bình dân nhưng lại được du khách gần xa yêu thích. (Ảnh minh họa)
Điều làm nên cái ngon của tré là sự khéo léo trong cách nêm nếm gia vị để tạo nên độ ngọt, bùi, béo, chua, cay, mang một phong vị rất riêng.
Tai heo và thịt ba chỉ được thái mỏng, nêm nếm vừa ăn rồi gói trong lá ổi, bọᴄ thêm lớp nilon; ѕau đó lựa một nắm rơm rồi cột chặt 2 đầu. Đợi 2-3 ngàу ѕau, tré đượᴄ lên men tự nhiên, ᴄhín đều ᴠà bắt đầu ᴄó ᴠị ᴄhua nhè nhẹ, ᴠị nồng ᴄủa riềng, tỏi là bắt đầu ăn đượᴄ.
Tré được lên men tự nhiên nên có vị chua rất nhẹ. (Ảnh minh họa)
Ăn tré cũng đơn giản, chỉ việc tháo bỏ lớp rơm và bọc nilon, đánh tơi các miếng thịt với nhau rồi cứ thế bắt đầu thưởng thức. Thông thường, người Bình Định sẽ ăn tré với bánh đa, cuốn ᴠới ᴄáᴄ loại rau ѕống (rau thơm, dưa leo, đu đủ bào mỏng, ᴄhuối ᴄhát…) rồi ᴄhấm ᴠới nướᴄ mắm tỏi ớt hoặᴄ tương ớt. Tré có thể được ăn như món khai vị hoặc mồi nhậu trong các buổi lai rai.
Đánh tơi phần thịt và cuốn cùng một số loại rau là ngon hết sảy. (Ảnh minh họa)
Ngày nay, tré đượᴄ nhiều người ở Bình Định ѕản хuất ᴠới ѕố lượng lớn để làm đặᴄ ѕản. Vì vậy, không khó để mua được món ăn này với mức giá vô cùng bình dân, từ 17.000đ – 25.000đ/ᴄái.
Kỳ lạ món bánh hồng nhưng màu trắng phau, ăn xong quần áo trắng xóa
Món bánh trở thành đặc sản của xứ Nẫu - Bình Định mà bất kỳ du khách nào tới đây cũng phải mua vài hộp về làm quà.
Một lần đến với xứ Nẫu - Bình Định, chắc chắn du khách không thể quên nếm thử các loại bánh ở vùng đất này như bánh ít lá gai, bánh tráng nước dừa, bánh hồng Tam Quan... Trong đó, bánh hồng là loại bánh truyền thống lâu đời của người Bình Định, thường góp mặt trong những dịp đặc biệt như đám cưới, đám hỏi và là biểu tượng của tin vui.
Nguyên liệu để làm ra bánh hồng khá đơn giản và dân dã: gạo nếp, đường kính và dừa. Bánh hồng nổi tiếng và phổ biến ở Bình Định, nhưng đặc sắc nhất phải kể đến bánh hồng ở thị trấn Tam Quan. Bởi được làm từ gạo nếp Ngự nên bánh hồng Tam Quan có tiếng là rất dẻo và thơm.
Bánh hồng như lại không có màu hồng, phần bánh màu trắng được phủ bằng một lớp bột gạo trắng phau. Mãi về sau khi trở thành một món quà có tiếng với khách du lịch, bánh hồng mới được chế thêm một số màu sắc như hồng, vàng và hình dáng khác để thêm phần bắt mắt.
Được làm từ gạo nếp và đường nên bánh hồng rất dính, người thợ phải sử dụng bột nếp khô phủ bên ngoài để làm se bề mặt bánh, đỡ dính tay và kéo dài thời gian bảo quản. Chính bởi lớp bột này mà nhiều người liên tưởng đến món chè lam.
Thế nhưng lượng bột này khá nhiều, khi ăn bánh hồng bạn có thể làm quần áo trắng xóa vì dính bột bánh. Đối với 1 số người có thể sẽ thấy bất tiện, nhưng nhiều người lại cảm thấy đây chính là điều khiến bánh hồng trở nên thú vị và đặc biệt so với các loại đặc sản khác.
Bánh hồng được nặn thành tấmto, dày khoảng 2-3cm. Khi ăn phải dùng dao sắc cắt thành từng miếng nhỏ. Vì bánh rất dẻo nên phải có phần bột áo để có thể cắt dễ dàng hơn.Phần ruột bánh không mịn mượt mà hơi lỗ chỗ, màu trắng đục.
Nhìn bề ngoài bánh hồng khá giống chè lam, nhưng khi nếm thử mới thấy khác hẳn. Bánh không có vị quá ngọt thơm mùi nếp, vừa dẻo vừa dai dai, có chút sần sật của dừa nhưng lại rất mềm. Pha một ấm trà nóng để nhâm nhi cùng bánh hồng sẽ là "combo" hoàn hảo cho một ngày nghỉ ngơi, thư giãn.
Vì bánh được làm thủ công nênbánhchỉ có thể đượcbảo quản và dùng trong khoảng 5 ngày đổ lại. Để quá lâu bánh sẽ bị cứng và có mùi thiu.Bởi vậy nếu mua món bánh này về làm quà, bạn hãy mang tặng cho người thân, bạn bè ngay lập tức nhé.
Bánh hồng là đặc sản quen thuộc ở Bình Định. Một gói bánh có trọng lượng khoảng 500gr có giá từ 25-30.000 đồng. Món bánh tráng miệng này cũng thường xuất hiện vào dịp đặc biệt như đám cưới hỏi... Sau khi ăn cỗ, người Bình Định sẽ dùng dao cắt bánh thành từng miếng hình thoi, nhâm nhi cùng ly trà nóng.
Món ăn như cán chổi, tên 'lạ', bọc gọn trong rơm rạ ở đất võ Bình Định Ẩn sâu bên trong lớp rơm khô cuộn chặt như cán chổi là phần thịt hồng được bao bọc bởi những chiếc lá ổi già có hương vị đậm đà, xen lẫn chút chua lên men, dậy mùi thơm của riềng, thính,... Ở mảnh đất Bình Định, ngoài những đặc sản hấp dẫn được nhiều người biết đến như bún chả cá Quy...