Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội chính thức có hiệu lực
Bộ quy tắc khuyến nghị cá nhân nên sử dụng họ tên thật, tổ chức nên dùng tên hiệu thật và đăng ký với nhà cung cấp dịch vụ để xác thực tên hiệu, địa chỉ mạng, đầu mối liên hệ khi tham gia mạng xã hội.
Ngày 17/6, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đã có Quyết định số 874 về việc ban hành bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội.
Theo đó, bộ quy tắc này sẽ áp dụng cho 3 nhóm đối tượng bao gồm cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan nhà nước sử dụng mạng xã hội; tổ chức, cá nhân khác sử dụng mạng xã hội; nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội tại Việt Nam.
Bộ quy tắc được ban hành nhằm tạo môi trường lành mạnh ở mạng xã hội tại Việt Nam.
Bộ quy tắc được ban hành nhằm tạo môi trường lành mạnh ở mạng xã hội tại Việt Nam, đảm bảo quyền tự do cá nhân, quyền tự do kinh doanh, không phân biệt đối xử nhà cung cấp dịch vụ trong và ngoài nước, phù hợp với chuẩn mực, thông lệ và các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia.
Ngoài ra, bộ quy tắc cũng hướng tới xây dựng chuẩn mực đạo đức về hành vi, ứng xử trên mạng xã hội, giáo dục ý thức, tạo thói quen tích cực trong các hành vi ứng xử của người dùng trên mạng xã hội, góp phần xây dựng môi trường mạng an toàn, lành mạnh tại Việt Nam.
Bên cạnh việc phải tuân thủ 4 quy tắc ứng xử chung: Tôn trọng, tuân thủ pháp luật; Lành mạnh; An toàn, bảo mật thông tin và Trách nhiệm, mỗi nhóm đối tượng tham gia, sử dụng mạng xã hội còn có một số quy tắc khác cần áp dụng.
Cụ thể, với tổ chức, cá nhân, ngoài việc tìm hiểu và tuân thủ các điều khoản hướng dẫn sử dụng của nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội trước khi đăng ký, tham gia mạng xã hội, bộ quy tắc cũng khuyến nghị nên sử dụng họ, tên thật cá nhân, tên hiệu thật của tổ chức, cơ quan và đăng ký với nhà cung cấp dịch vụ để xác thực tên hiệu, địa chỉ trang mạng, đầu mối liên hệ khi tham gia, sử dụng mạng xã hội.
Thực hiện biện pháp tự quản lý, bảo mật tài khoản mạng xã hội và nhanh chóng thông báo tới các cơ quan chức năng, nhà cung cấp dịch vụ khi tài khoản tổ chức, cá nhân bị mất quyền kiểm soát, bị giả mạo, lợi dụng và sử dụng vào mục đích không lành mạnh, ảnh hưởng đến an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Video đang HOT
Tổ chức, cá nhân phải chia sẻ những thông tin có nguồn chính thống, đáng tin cậy; có các hành vi, ứng xử phù hợp với những giá trị đạo đức, văn hóa, truyền thống của dân tộc Việt Nam, không sử dụng từ ngữ gây thù hận, kích động bạo lực, phân biệt vùng miền, giới tính, tôn giáo.
Bên cạnh đó, không đăng tải những nội dung vi phạm pháp luật, các thông tin xúc phạm danh dự, nhân phẩm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân khác; sử dụng ngôn ngữ phản cảm, vi phạm thuần phong mỹ tục; tung tin giả, tin sai sự thật; quảng cáo, kinh doanh dịch vụ trái phép,… gây bức xúc trong dư luận xã hội, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội.
Ngoài việc thực hiện các nội dung quy định quy tắc ứng xử cho tổ chức, cá nhân, các cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan nhà nước còn phải thực hiện nội quy của cơ quan, tổ chức về việc cung cấp thông tin lên mạng xã hội.
Bộ quy tắc khuyến nghị cá nhân nên sử dụng họ tên thật, tổ chức nên dùng tên hiệu thật và đăng ký với nhà cung cấp dịch vụ để xác thực tên hiệu, địa chỉ mạng, đầu mối liên hệ khi sử dụng mạng xã hội.
Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan nhà nước cũng có trách nhiệm thông báo tới cơ quan chủ quản để kịp thời có hướng xử lý, trả lời, giải quyết khi có những ý kiến, thông tin trái chiều, thông tin vi phạm pháp luật có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, lĩnh vực quản lý.
Bên cạnh đó, bộ quy tắc xử trên mạng xã hội mới được ban hành còn hướng dẫn cụ thể về ứng xử của cơ quan nhà nước và các nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội.
Trong đó, các nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội được yêu cầu phải tôn trọng quyền được bảo vệ thông tin của người sử dụng, không thu thập thông tin cá nhân và cung cấp thông tin của người sử dụng dịch vụ cho bên thứ ba khi chưa được phép của chủ thể thông tin.
Cách Huawei bảo mật thông tin người dùng
Huawei đang sở hữu những lợi thế về bảo mật thông tin, giúp người dùng yên tâm hơn khi sử dụng các sản phẩm của hãng.
Hệ thống xác minh tính minh bạch, tự sản xuất phần cứng và phần mềm... là hai trong nhiều biện pháp bảo mật thông tin mà Huawei áp dụng trong quy trình sản xuất smartphone.
Hệ thống xác minh tính minh bạch
Một trong những thách thức lớn mà các nhà sản xuất smartphone thường gặp là xác minh nguồn gốc của tất cả nguyên vật liệu sử dụng trong quá trình sản xuất. Để tạo ra một chiếc smartphone, nhà sản xuất cần khoảng 40 loại khoáng chất được nhập từ nhiều nguồn trên thế giới và dây chuyền cung ứng với hàng trăm, hàng nghìn thành phần.
Huawei nhận định tính bảo mật là khía cạnh cần được ưu tiên trong mọi hoạt động của tập đoàn.
Tại Huawei, Tommi Laine-Ylijoki - người phụ trách toàn bộ dây chuyền cung ứng - luôn nhấn mạnh việc duy trì tiêu chuẩn cao nhất trên quy mô toàn cầu cho các sản phẩm của công ty, bằng việc sử dụng hệ thống xác minh nguồn gốc chặt chẽ. Quy trình xác minh bắt đầu bằng thao tác kiểm tra toàn diện đối tác cung ứng trước khi ký hợp đồng. Tiếp đó, nhân sự Huawei được cử tới nhà máy của đối tác để đảm bảo quy chuẩn đặt ra được tuân thủ trong suốt quá trình sản xuất.
Mỗi năm, các nhà cung ứng của Huawei trải qua kiểm toán và đánh giá về mức độ rủi ro trong việc đáp ứng các quy chuẩn của hãng. Riêng năm 2019, con số nhà cung cấp được kiểm toán là 111, trong đó có 2 công ty đã bị loại. Với smartphone, laptop..., Huawei có một hệ thống xác minh tính minh bạch của các nhà phát triển phần mềm nhằm đảm bảo tất cả ứng dụng đến từ những nguồn an toàn, uy tín. Nhờ vào quy trình xác minh tính minh bạch này mà Huawei thêm tự tin cam kết chất lượng trong từng sản phẩm, dịch vụ.
Ông John Suffolk - Giám đốc an ninh mạng Huawei - khẳng định luôn hoan nghênh cá nhân hoặc tổ chức nào phân tích sản phẩm của hãng để phát hiện lỗ hổng bảo mật hoặc mã hoá. Năm 2015, Huawei từng mời một nhóm phóng viên nước Anh tới tham quan dây chuyền sản xuất được bảo vệ bằng mã hóa tại Thâm Quyến. Kathryn Cave - một trong những phóng viên tham gia chuyến đi này - đã tường thuật lại chi tiết trải nghiệm trên IDG Connect.
Các Trung tâm minh bạch về an ninh mạng của hãng tại nhiều quốc gia như Anh, Đức, UAE, Trung Quốc và mới đây là Bỉ (2019) cho phép mọi người tới tham quan và kiểm tra các sản phẩm. Trong đó, hãng mở cửa tự do cho khách hàng và các tổ chức kiểm toán độc lập, các chính phủ... đến để đánh giá sản phẩm, mã nguồn và phần mềm.
Còn tại trụ sở Huawei, hệ thống bảo mật an ninh và quyền riêng tư được đầu tư xây dựng quy mô với nhiều lớp bảo vệ. Mọi bộ phận và quy trình đều nằm trong hệ thống giám sát đầu cuối.
Tự phát triển phần cứng và phần mềm
Hiện nay, nhiều công ty ICT tối ưu sản xuất bằng cách nhập linh kiện máy móc đã hoàn thiện, sau đó thiết kế và phát triển phần mềm để tiết kiệm chi phí và rủi ro trong việc R&D. Ngược lại, Huawei là một trong số ít hãng tự mình phát triển cả phần cứng và phần mềm.
Để làm được điều này, Huawei trải qua quá trình đầu tư xây dựng năng lực cốt lõi đối với cả phần cứng và phần mềm. Tính đến năm 2018, hãng nhận được 87.805 bằng sáng chế, trong đó có 11.152 bằng sáng chế công nghệ cốt lõi tại Mỹ. Phần lớn sản phẩm được hãng nghiên cứu và sản xuất từ con chip nhỏ nhất. Chính nhờ hệ thống sản xuất toàn diện, Huawei góp phần hạn chế phần mềm hay chương trình độc hại của bên thứ ba xâm nhập, ngăn chặn dữ liệu của người dùng bị truy cập trái phép.
Trả lời phỏng vấn của tờ Financial Times , ông Eric Xu- CEO luân phiên - cho biết tại Huawei, để mỗi sản phẩm xuất xưởng thì phải tiến hành đồng bộ từ linh kiện máy móc cho đến chip. "Trong ngành viễn thông, có nhiều sản phẩm mà Huawei là đơn vị sản xuất tiên phong, nhờ 'phòng nghiên cứu thuyền Noah 2012' có năng lực sản xuất linh kiện, cũng như chip xử lý. Người ta nói công ty Huawei là đồ ngốc, chúng tôi cũng quen rồi", ông Eric Xu nói.
Ngoài ra, Huawei lưu trữ dữ liệu theo khu vực mà không tập trung về một nơi (Trung Quốc). Hãng xây dựng các trung tâm minh bạch an ninh mạng tại Brussels (Bỉ), Banbury (Anh), Bonn (Đức), Dubai (Các tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất), Thâm Quyến (Trung Quốc), Toronto (Canada) và mới đây là Rome (Italy).
Ông Ken Hu - Phó chủ tịch của Huawei - phát biểu trong lễ ra mắt trung tâm tại Bỉ: "Chúng tôi sẵn sàng thúc đẩy chính phủ Đức và chính phủ Trung Quốc ký thỏa thuận an ninh mạng, tuân thủ các tiêu chuẩn an ninh mạng châu Âu và các yêu cầu của GDPR".
Bản thân ông Nhậm Chính Phi - người sáng lập Huawei - từng nhiều lần nhấn mạnh Huawei sẵn sàng đóng cửa chứ không chấp nhận bất cứ yêu cầu nào về việc lưu trữ thông tin cá nhân của người dùng. Ông cho biết "các chính sách và nguyên tắc kinh doanh cơ bản của Huawei là tuân thủ luật và quy định hiện hành tại các quốc gia nơi doanh nghiệp hoạt động, trong đó có quy định kiểm soát xuất khẩu áp dụng cho Liên Hợp quốc, Mỹ và Liên minh châu Âu. Chúng tôi luôn nỗ lực để xây dựng một hệ thống tuân thủ pháp luật".
Huawei tuân thủ các tiêu chuẩn an ninh và thành lập các Trung tâm minh bạch an ninh mạng tại mỗi quốc gia.
Riêng mảng công nghệ 5G, Huawei từng vấp phải nhiều ý kiến trái chiều về độ an toàn mạng. Hãng chứng minh sự minh bạch thông qua loạt chứng chỉ an toàn mạng với các hạng mục đánh giá dựa trên tiêu chuẩn quốc tế 3GPP, do các tổ chức uy tín và độc lập công nhận. Có thể kể đến chứng nhận của "Chương trình đảm bảo an ninh thiết bị mạng GSMA (Nesas)", nhóm thúc đẩy IMT-2020 của Trung Quốc... Tiêu chuẩn bảo mật của sản phẩm trạm gốc 5G Huawei là một trong những tiêu chuẩn dẫn đầu thế giới, góp phần củng cố vị thế nhà cung cấp các giải pháp về công nghệ 5G số 1 toàn cầu của hãng.
Huawei sở hữu hơn 270 chứng chỉ an toàn mạng, là công ty đầu tiên được nhận chứng chỉ bảo mật CC EAL4 cho các sản phẩm 5G - mức cao nhất cho một dòng sản phẩm hiện hành. Dự kiến với hơn 100 tỷ USD đầu tư vào R&D trong 5 năm tới, Huawei tiếp tục hoàn thiện hệ thống để nâng cao sự an toàn và bảo vệ quyền riêng tư của khách hàng. Công ty liên tục đầu tư tăng cường quy trình an ninh, loại bỏ phần mềm độc hại, các lỗ hổng bảo mật cũng như rủi ro rò rỉ dữ liệu người dùng.
'TikTok như một quả bom' Thuật toán đề xuất video của TikTok dễ dàng biến một người vô danh trở thành ngôi sao chỉ trong một đêm. Từ đó, nguy cơ về một vụ bùng nổ bê bối thông tin cũng cao hơn. Trên TikTok, người dùng dễ tìm thấy một tài khoản nổi tiếng chỉ sau một đêm. Nhiều kênh TikTok đăng tải hàng trăm video nhưng...