Bỏ quy định ví điện tử không được giao dịch quá 20 triệu đồng/ngày
Ngân hàng Nhà nước đã bỏ quy định cấm ví điện tử giao dịch quá 20 triệu đồng/ngày, nhưng vẫn yêu cầu nạp tiền vào ví điện tử phải qua tài khoản ngân hàng.
Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Thông tư 23 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 39 hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán.
Thông tư mới yêu cầu khách hàng mở ví điện tử phải cung cấp các thông tin cá nhân định danh như CMND hoặc thẻ căn cước, hộ chiếu…
Đáng lưu ý, thông tư đã bỏ quy định đề cập trong dự thảo trước đó, là thay vì cấm người dùng cá nhân giao dịch qua ví điện tử quá 20 triệu đồng/ngày thì giờ chỉ chốt tổng hạn mức giao dịch 100 triệu đồng/tháng.
Video đang HOT
Ví điện tử ngày càng được sử dụng phổ biến. Trong ảnh: Quét mã trên ví để đổ xăng tại TP HCM.
Tuy vậy, Thông tư vẫn yêu cầu người dùng muốn nạp tiền vào ví điện tử phải thông qua tài khoản thanh toán hoặc thẻ ATM của khách hàng là chủ ví điện tử; nhận tiền từ ví khác do cùng tổ chức cung ứng dịch vụ ví mở.
Khách hàng bị nghiêm cấm việc dùng ví để thực hiện các giao dịch cho mục đích rửa tiền, tài trợ khủng bố, lừa đảo, gian lận và các hành vi vi phạm pháp luật khác; nghiêm cấm việc thuê, cho thuê, mượn, cho mượn ví điện tử hoặc mua, bán thông tin ví…
Trước đó, ban soạn thảo Ngân hàng Nhà nước cho biết việc yêu cầu người dùng ví điện tử phải có hồ sơ, thông tin cá nhân nhằm định danh là cần thiết để phát sinh sự cố, tránh rủi ro vì ví điện tử có sử dụng sim rác. Các đơn vị cung ứng dịch vụ thanh toán có thể thu thập thông tin, hồ sơ định danh khách hàng qua nhiều kênh khác nhau…
Tại Diễn đàn ngân hàng bán lẻ Việt Nam 2019 mới đây, lãnh đạo một số ví điện tử nhìn nhận quy định chưa cho phép người dùng nạp tiền trực tiếp vào ví mà vẫn phải thông qua tài khoản thanh toán hoặc thẻ ATM là một trong những rào cản. Bởi quy định này khiến những người chưa có tài khoản ngân hàng không thể tiếp cận dịch vụ này.
Thống kê của Ngân hàng Nhà nước cho thấy đến hết tháng 9, Việt Nam có 32 tổ chức không phải ngân hàng được cấp phép cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, phần lớn các đơn vị này cung cấp dịch vụ ví điện tử, cổng thanh toán điện tử, hỗ trợ thu hộ chi hộ, chuyển tiền điện tử… Số liệu gần nhất được Ngân hàng Nhà nước công bố, cả nước hiện có khoảng 5 triệu tài khoản ví điện tử đang hoạt động.
Theo Việt Nam Net
Trung Quốc cấm sử dụng AI và robot mạng để tạo tin giả
Trung Quốc đã ban hành quy định mới cấm các nhà cung cấp nội dung trực tuyến sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và robot mạng (bots) để sản xuất 'tin giả'.
"Tin giả" đang trở thành vấn đề hóc búa khiến ngay cả những ông lớn công nghệ như Google hay quốc gia như Trung Quốc phải đau đầu.
"Tin giả" là một từ được khái quát hóa, để chỉ bất cứ thông tin gì phát sinh từ một sự nhầm lẫn, sự nhái lại một cách giễu cợt hoặc cố tình diễn giải sai sự thật.
Quy định trên được Cơ quan quản lý không gian mạng Trung Quốc (CAC) công bố ngày 29/11 vừa qua và sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1/2020. Theo quy định này, cả nhà cung cấp cũng như người sử dụng các dịch vụ âm thanh và tin tức video trực tuyến đều "không được phép" sử dụng các công nghệ mới như học sâu (deep learning) và thực tế ảo để tạo ra, phân phối và lan truyền tin giả.
CAC cho rằng tin giả được tạo ra từ những công nghệ trên có thể "phá vỡ trật tự xã hội và vi phạm lợi ích của người dân, tạo ra rủi ro chính trị và mang lại tác động tiêu cực đến an ninh quốc gia và ổn định xã hội".
Cơ quan này nêu rõ việc không tuân thủ các quy định nêu trên có thể bị coi là phạm tội hình sự, song không cung cấp thông tin chi tiết về các hình phạt.
Theo Thế Giới Và Việt Nam
Mạng xã hội bị Ấn Độ coi là nguy cơ gây mất ổn định Ấn Độ có kế hoạch ban hành quy định kiểm soát mới với mạng xã hội, tuyên bố của chính phủ thủ tướng Narendra Modi trình lên Tòa án Tối cao nước này hôm 21/10. Theo đó, chính phủ của ông Narendra Modi sẽ có 3 tháng để đưa ra quy định kiểm soát mạng xã hội do Twitter và Facebook chiếm lĩnh...