Bỏ qua trường danh tiếng, chọn trường bình thường gần nhà – tâm thư 4 điều cần hướng đến của bà mẹ gửi con trai trước ngày vào lớp 1
Chúng ta đang cùng nhau chuẩn bị bắt đầu một sự nghiệp học tập mới với những thói quen sinh hoạt mới. Trước “sự nghiệp” sắp phải đối mặt đó, mẹ muốn nói vài lời với con.
Một bà mẹ kiêm blogger nổi tiếng của Trung Quốc vừa đăng tải một bức thư gửi cậu con trai sắp bước vào lớp 1. Trong thư, cô đã chia sẻ quá trình trưởng thành của con ở mẫu giáo cũng như những gì cậu bé cần phải có khi bắt đầu học tiểu học. Đó cũng là điều mà những người mẹ khác nên ghi nhớ để đồng hành trong hành trình mới của con.
Nguyên văn bức thư như sau:
“Con trai thân yêu!
Khi mẹ ngồi ở sân trường trong buổi lễ tốt nghiệp và nhìn con, mẹ nghĩ về cuộc sống của con ở trường mẫu giáo trong hơn 4 năm qua. Nghe những lời chia sẻ của giáo viên, lời chúc phúc từ trái tim, mẹ đã bật khóc. Rất nhiều người xung quanh mẹ cũng vậy!
Tác giả bức thư trong lễ tốt nghiệp mẫu giáo của con.
Mẹ vẫn nhớ những ngày đầu con mới đi học. Con đã khóc khi phải đến lớp. Chứng kiến cảnh tượng đó, mẹ rất đau lòng. Trong tháng đi học đầu tiên, mẹ không dám liên lạc, nỗi lo lắng thường trực ở trong mẹ. Và mẹ đã phấn khích như thế nào mỗi khi đến trường, con hào hứng, hét to khi thấy mẹ.
Dần dần, con đã yêu cuộc sống mẫu giáo, quý mến giáo viên và bạn học ở đây. Con cũng đã biết cách giúp giáo viên dọn dẹp vệ sinh sau bữa ăn trưa, và giúp bạn lấy cốc nước và giày… Kiên trì, chăm chỉ, con đã trở thành một “người lớn” và độc lập!
Cậu bé con năm nào nay chuẩn bị vào lớp 1.
Con sắp chính thức bước chân vào lớp 1. Chúng ta đang cùng nhau chuẩn bị bắt đầu một sự nghiệp học tập mới với những thói quen sinh hoạt mới. Trước “sự nghiệp” sắp phải đối mặt đó, mẹ muốn nói vài lời với con. Mặc dù ở tuổi này có thể con chưa hiểu hết được, nhưng đây là điều mẹ cần con hướng đến.
Thứ nhất: Hãy để tình yêu vào cuộc sống
Video đang HOT
Con trai, con có biết bố mẹ đã không lựa chọn cho con trường học danh tiếng, mà là một trường tiểu học bình thường nhất gần nhà. Nhưng bố mẹ biết rằng các giáo viên trong ngôi trường này yêu trẻ em. Trường tiểu học là giai đoạn đầu tiên trong sự nghiệp học tập của con. Ở đó, con phải thích nghi với một lịch trình mới, một môi trường lạ, bạn cùng lớp, giáo viên và các phương pháp giảng dạy khác nhau. Con phải đối mặt với mọi thứ có thể xảy ra ở đây.
Nhưng bất kể con gặp phải điều gì, bố mẹ vẫn ở bên con và ngôi nhà luôn là bến cảng ấm áp. Miễn là chúng ta có sức mạnh của tình yêu trong trái tim mình, mẹ tin rằng mọi thứ sẽ thay đổi bằng trái tim, và chúng ta sẽ gặp những người có tình yêu trong cuộc sống.
Vì vậy, hãy mang tình yêu đó đến trường, mẹ tin rằng con sẽ dần dần yêu trường, yêu cô giáo, yêu các bạn cùng lớp, yêu học tập. Mẹ mong được trò chuyện với con mỗi tối trước khi đi ngủ với tình yêu. Chúng ta đồng hành cùng sự trưởng thành của con.
Thứ hai: Đi học với sự tò mò
Một hôm con hỏi mẹ tại sao con phải đi học? Mẹ đã nghĩ về vô số câu trả lời trong lòng, nhưng khi con thực sự hỏi câu hỏi này, mẹ vẫn cảm thấy choáng ngợp trong một thời gian!
Mẹ nói với con rằng mọi người phải tiếp tục học. Bố mẹ vẫn không ngừng học, vì chúng ta không biết nhiều, chúng ta cần học để thỏa mãn trí tò mò.
Con gật đầu. Thật ra, mẹ không biết con có hiểu được không, mặc dù đó là câu trả lời mà mẹ đã chuẩn bị từ lâu.
Nhưng mẹ nghĩ, con phải đi học với sự tò mò. Và mẹ tin rằng một ngày nào đó, con sẽ tìm thấy câu trả lời cho câu hỏi của mình.
Học lớp 1 sẽ có rất nhiều điều mới lạ.
Thứ ba: Học tập mở đường cho tương lai
Rõ ràng, mối quan hệ giữa mẹ và con sẽ có phần căng thẳng hơn khi con bắt đầu bước vào lớp 1. Điều này là dễ hiểu khi phát sinh những xung đột, thách thức vì bài tập về nhà và kết quả học tập. Trong mắt người lớn, kết quả đại diện cho việc đứa trẻ có làm việc chăm chỉ và nghiêm túc hay không. Trong khi đó, việc duy trì một thái độ học tập tốt sẽ đặt nền tảng vững chắc cho tương lai.
Mẹ không biết liệu sẽ có những thử thách nào giữa chúng ta trong bài tập về nhà và điểm số sau khi vào tiểu học. Nhưng mẹ muốn: học tập là việc riêng của con, bởi vì học tập mở đường cho tương lai. Mỗi ngày con có trong tương lai không thể tách rời khỏi những nỗ lực hiện tại.
Khi con mới vào tiểu học, thói quen học tập, thói quen sống và kỷ luật tự giác quan trọng hơn thành tích học tập. Nếu chúng ta đạt được sự đồng thuận về thái độ học tập, thì thực tế xung đột sẽ không thể xảy ra.
Học tập bản thân nó là hạnh phúc và niềm hạnh phúc lớn nhất là cảm giác hoàn thành: trên con đường học tập, con sẽ gặp một bản thân mình tốt hơn.
Thứ tư: Tiếp tục đồng hành cùng con đến với thế giới
Nếu như ở mẫu giáo, chúng ta có nhiều thời gian để cùng trải nghiệm thì có lẽ khi học tiểu học thời gian sẽ bị thu hẹp lại. Nhưng mẹ cũng muốn nói với con rằng trên thực tế, sau khi đi học tiểu học, mẹ vẫn có thể đưa con đi nghỉ cuối tuần, nghỉ đông và hè. Chúng ta vẫn có thể cùng nhau đến các câu lạc bộ sách, cùng nhau khám phá thế giới.
Với những tháng ngày tuổi thơ của con mẹ thực sự hạnh phúc! Vì mẹ không biết con sẵn sàng đi cùng mẹ bao lâu, nên mẹ rất trân trọng những tháng ngày này.
Khi con đi học, mẹ đi làm, và mỗi chúng ta đều theo đuổi ý nghĩa của cuộc sống thuộc về chính mình. Khi con tan học, mẹ tan làm chúng ta sẽ cùng nhau trở lại cuộc sống và làm những gì chúng ta muốn làm!
Cảm ơn con trai. Kể từ khi sinh ra, cuộc sống của con đã ảnh hưởng đến cuộc sống của mẹ rất nhiều. Sự tò mò của con về thế giới đã kích hoạt ham muốn học hỏi của mẹ và quan điểm về vấn đề của con khiến mẹ biết điều gì là đúng.
Vì vậy, “sự nghiệp” trường tiểu học của con là những gì mẹ đã mong đợi. Mẹ sẽ học cùng con để cùng khám phá những điều thú vị của tri thức. Đây là cách để mẹ trở lại tuổi thơ một lần nữa. Mẹ hy vọng rằng con có thể kể cho mẹ nghe những câu chuyện mỗi ngày và thỏa mãn sự tò mò của mẹ.
Ở trường mẫu giáo, con đã mở ra cuộc sống mới cho mình và mẹ tin rằng ở trường tiểu học, con có thể là chính mình tốt hơn. Chúng ta hãy cùng khích lệ nhau vượt qua hành trình này nhé.
Chúng ta hãy khuyến khích nhau trong quá trình này nhé!
Yêu con!”
Theo Helino
Nhiều giáo viên ở Sóc Sơn (Hà Nội) yêu cầu được xét tuyển đặc biệt
UBND huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội vừa có văn bản báo cáo số 404/BC-UBND ngày 25/7/2019 đề xuất với Ban Thường vụ Huyện ủy Sóc Sơn về việc thay đổi hình thức tuyển dụng viên chức giáo dục năm 2019 từ thi tuyển sang xét tuyển.
Ảnh minh họa
Trước đó, trên cơ sở báo cáo của UBND huyện, ngày 11/7, Ban Thường vụ Huyện ủy Sóc Sơn đã có Thông báo số 1007-TB/HU thông báo kết luận của Ban Thường vụ Huyện ủy về công tác tuyển dụng viên chức giáo dục năm 2019. Theo đề xuất của UBND huyện, các giáo viên hợp đồng trên địa bàn huyện Sóc Sơn vẫn phải tham gia thi tuyển trong kỳ thi tuyển viên chức giáo dục năm 2019.
Nội dung bản báo cáo nêu rõ: "Sau khi thông báo được triển khai, UBND huyện Sóc Sơn đã nhận được đơn của tập thể 256 giáo viên và tâm thư của nhiều giáo viên hợp đồng đề nghị xem xét lại hình thức tuyển dụng. Lá đơn này cũng được gửi đến Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội và Thường trực Huyện ủy Sóc Sơn.
Theo nội dung trong đơn, hầu hết các giáo viên hợp đồng không đủ khả năng đáp ứng với hình thức thi tuyển với nội dung thi trắc nghiệm trên máy tính môn Ngoại ngữ và Kiến thức chung. Một số giáo viên lường trước khả năng nên đã có ý kiến không tham gia thi tuyển mặc dù đã đăng ký trước đó.
Căn cứ các kiến nghị của giáo viên và tham khảo ý kiến của Sở Nội vụ Hà Nội cùng các huyện trên địa bàn Hà Nội có giáo viên hợp đồng, UBND huyện Sóc Sơn đề xuất Ban Thường vụ Huyện ủy Sóc Sơn cho ý kiến về việc chuyển hình thức thi tuyển sang xét tuyển trong tuyển dụng viên chức giáo dục năm 2019".
Theo ông Lê Hữu Mạnh, Phó Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn, mục tiêu của việc thay đổi hình thức tuyển dụng này là để tất cả các thí sinh đăng ký có thể tham gia kỳ tuyển dụng, vẫn đảm bảo quy định hiện hành. Đồng thời tuyển đủ số viên chức theo chỉ tiêu đăng ký, giải quyết nhu cầu bức thiết và nguyện vọng của giáo viên hợp đồng trong huyện.
Để việc tuyển dụng theo hình thức xét tuyển được đảm bảo chất lượng, công khai, minh bạch, UBND huyện Sóc Sơn dự kiến sẽ triển khai một số biện pháp tăng cường giám sát, đảm bảo chất lượng, phòng ngừa tiêu cực trong tuyển dụng bằng xét tuyển. Cụ thể, tổ chức các đợt thi vòng hai tách riêng khối Mầm non, Tiểu học và Trung học cơ sở để đảm bảo chặt chẽ hơn trong khâu giám sát; ký cam kết với tất cả thành viên Hội đồng tuyển dụng, thành viên tham gia làm thi về việc không tác động để làm sai lệch kết quả thi, phát hiện, đấu tranh với các biểu hiện tiêu cực; ký cam kết trách nhiệm của đơn vị (dự kiến Đại học Thủ đô) về lực lượng giám khảo làm thi, không để xảy ra tiêu cực từ lực lượng giám khảo, chịu trách nhiệm nếu để xảy ra tố cáo, sai phạm, tiêu cực trong quá trình làm thi.
Bên cạnh đó, huyện sẽ tăng cường đội ngũ giám sát các phòng thi, quy định trách nhiệm báo cáo về diễn biến bất thường, phản ánh kịp thời tiêu cực xảy ra trong phòng thi để kịp thời xử lý. Tại các phòng thi sẽ lắp đặt hệ thống camera trực tiếp ghi hình, âm thanh của tất cả các cuộc phỏng vấn để làm căn cứ giám sát, giải quyết tố cáo về tiêu cực.
Tuy nhiên, chia sẻ với phóng viên TTXVN, cô Nguyễn Thị Minh Phương, giáo viên Trường Trung học cơ sở Đông Xuân (xã Đông Xuân, huyện Sóc Sơn), có thâm niên dạy Ngữ văn 23 năm cho rằng việc UBND huyện Sóc Sơn có văn bản báo cáo Thường trực Huyện ủy Sóc Sơn đề nghị thay đổi hình thức tuyển dụng từ thi tuyển sang xét tuyển chỉ là theo nguyện vọng của một số cá nhân chứ không phải tập thể 256 giáo viên hợp đồng trong huyện. Một số giáo viên cũng bày tỏ lo ngại về tính minh bạch của vòng thi phỏng vấn.
"Chúng tôi hoàn toàn đủ điều kiện được xét tuyển đặc biệt chứ không cần phải tham gia bất kỳ hình thức thi tuyển nào, dù là vòng 2 phỏng vấn. Với những giáo viên có thâm niên hơn 20 năm công tác và hợp đồng dạng trong biên chế như chúng tôi, việc bỏ thi vòng 1 và buộc chúng tôi phải thi vòng 2 như đề xuất của UBND huyện là không công bằng", cô Nguyễn Thị Minh Phương cho biết.
Trước đó, trong lá đơn tập thể do thầy Đầu Xuân Đàm, giáo viên Trường Trung học cơ sở Trung Giã (huyện Sóc Sơn) đứng tên đại diện các giáo viên hợp đồng huyện Sóc Sơn gửi Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn, các giáo viên hợp đồng cũng kiến nghị các cấp chính quyền áp dụng hình thức xét tuyển đúng theo ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội tại Kỳ họp Hội đồng nhân dân mới đây và Thông báo số 800 ngày 10/7/2019 kết luận của UBND thành phố Hà Nội tại Hội nghị giao ban công tác quý II, rằng "sẽ giải quyết dứt điểm công tác xét tuyển đối với tất cả số giáo viên hợp đồng còn tồn đọng trong 20 năm qua trên địa bàn thành phố theo tinh thần xem xét, đánh giá toàn diện hiệu quả quá trình công tác, trình độ năng lực chuyên môn, kết quả công việc, sức khỏe phù hợp với vị trí việc làm tại đơn vị và quá trình đóng bảo hiểm xã hội...".
Nguyễn Cúc
Theo TTXVN
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ yêu cầu sớm giải quyết vấn đề của Trường ĐH Luật TP.HCM Ngày 8/6, Phó Chánh thanh tra, Tổ trưởng Tổ công tác của Bộ GD&ĐT - ông Nguyễn Đức Cường cho biết, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã yêu cầu sớm kết luận và kiên quyết xử lý các vấn đề xảy ra để ổn định Trường ĐH Luật TP.HCM. Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã nhận được nhiều "tâm thư" của nhiều giảng...