Bỏ qua ngủ trưa cứ tưởng chẳng sao ai ngờ hại không tưởng thế này
Ngày nay đại đa số mọi người đặc biệt là giới trẻ lại quên đi mất sự quan trọng của nó và hầu như bỏ qua giấc ngủ này. Bỏ qua giấc ngủ trưa thật sự nguy hại đến sức khỏe, tinh thần và trí tuệ của con người.
Giấc ngủ trưa vô cùng quan trọng đến sức khỏe con người. Nhưng ngày nay đại đa số mọi người đặc biệt là giới trẻ lại quên đi mất sự quan trọng của nó và hầu như bỏ qua giấc ngủ này. Bỏ qua giấc ngủ trưa thật sự nguy hại đến sức khỏe, tinh thần và trí tuệ của con người.
Không ngủ trưa khiến trí nhớ giảm sút
Giấc ngủ trưa giúp tái tạo năng lượng buổi sáng, cải thiện trí tuệ và giúp nâng cao trí nhớ hơn. Buổi sáng sẽ là thời điểm mà cơ thể tỉnh táo và tràn trề năng lượng nhất. Nhưng sau một buổi sáng tập trung công việc, cơ thể sẽ rơi vào tình trạng mệt mỏi, rời rạc và cần được nghỉ ngơi để “sạc” đầy năng lượng cho buổi chiều tiếp tục làm việc. Nếu không được nghỉ ngơi kịp thời não bộ sẽ bắt đầu hoạt động một cách yếu ớt.
Nếu bạn thiếu đi giấc ngủ trưa, sẽ khiến cho não hoạt động kém hiệu quả, đến chiều các nơ-ron thần kinh phải tăng cường hiệu suất làm việc hơn buổi sáng, điều đó khiến cho não bộ mệt mỏi, trí nhớ trở nên suy giảm.
Video đang HOT
Không ngủ trưa gây ra rối loạn tâm lý
Nếu bạn không ngủ trưa, não bộ sẽ hoạt động tần suất gấp đôi bình thường. Tình trạng quá tải này gây mất cân bằng hoạt động của não. Nếu bạn cứ thức suốt không nghỉ ngơi một ngày dài sẽ dễ dẫn đến tình trạng rối loạn, lo âu, cáu gắt, uể oải, mệt mỏi… Đây dần dần sẽ là nguyên nhân gây thay đổi tâm lí và tính cách của con người.
Không ngủ trưa khiến hiệu quả làm việc kém đi
Sau khi ăn trưa, cơ thể rất cần được nghỉ ngơi để có thời gian cho hệ tiêu hóa hoạt động, dạ dày nghỉ ngơi và cơ quan thần kinh được nạp năng lượng sau suốt một buổi sáng làm việc. Nếu bạn không tranh thủ chợp mắt một lát đến khi buổi chiều bạn sẽ không còn đủ tỉnh táo để bắt đầu công việc buổi chiều Điều này sẽ dẫn đến chất lượng công việc không đạt hiệu quả cao. Sau một buổi sáng làm việc cơ thể bạn cần nghỉ ngơi để nạp thêm năng lượng cho buổi chiều để đạt hiệu quả công việc cao nhất.
Nên ngủ trưa như thế nào để mang lại hiệu quả tốt nhất
Theo các chuyên gia, ngủ trưa đúng cách còn giúp sản sinh ra serotonin, bão hòa hormone căng thẳng giúp giảm lo lắng, hạn chế trầm cảm và kích động. Giấc ngủ trưa chỉ nên dài từ 15 đến 60 phút sẽ giúp cho đầu óc trở nên tỉnh táo và minh mẫn hơn rất nhiều.
Ngủ trưa 10 -20 phút: Thời gian này ngủ ít giúp đầu óc nhanh tỉnh táo. Vì chúng ta mới chỉ ngủ mơ màng nên dễ dàng thức dậy và lấy lại sự nhanh nhẹn để tiếp tục làm việc buổi chiều.
Ngủ 30 – 45 phút: Thời gian ngủ này không chỉ giúp não bộ được nạp lại năng lượng và còn giúp các nhóm cơ được nghỉ ngơi.
Ngủ từ 60 phút: Đây là giấc ngủ sâu, giúp nâng cao trí nhớ, tinh thần thêm tươi tắn, khỏe mạnh, hệ tiêu hóa có thời gian hoạt động hiệu quả. Tuy nhiên, để thức dậy và lấy lại tỉnh táo thì sẽ khó khăn, tốn nhiều thời gian hơn so với những giấc ngủ ngắn vì vậy nên đặt chuông báo thức để tránh bị muộn giờ.
Hoài Thương
Theo emdep
Tập thể dục giúp đem lại hạnh phúc
Một nghiên cứu mới được công bố trên chuyên san y khoa Lancet khẳng định không phải tiền bạc hay của cải, mà chính việc tập thể dục làm cho con người hạnh phúc hơn, từ đó dẫn đến sức khỏe tinh thần tốt hơn.
Không phải tiền bạc hay của cải, mà chính việc tập thể dục làm cho con người hạnh phúc hơn - Ảnh minh họa: Shutterstock
Cuộc khảo sát của các nhà khoa học từ Đại học Oxford (Anh) và Đại học Yale (Mỹ) với 1,2 triệu người cho thấy những người tập thể dục thường xuyên có 35 ngày sức khỏe tinh thần kém trong một năm, và con số này ở những người ít vận động là 53 ngày.
Một phát hiện đáng lưu ý khác của cuộc khảo sát là mức thu nhập và sự giàu có không tác động nhiều đến hạnh phúc cá nhân như suy nghĩ của số đông lâu nay.
Theo nghiên cứu, tập thể dục 3 lần/tuần trong khoảng 30 - 60 phút cải thiện rõ rệt mức độ hạnh phúc của người đó.
Theo Thanh niên
4 dấu hiệu cảnh báo áp lực công việc đang làm tổn hại sức khỏe tinh thần Áp lực công việc có thể gây ra những căng thẳng về tâm lý không chỉ ở nơi làm việc mà còn đè nặng ngay cả khi chúng ta đã về đến nhà. Căng thẳng quá mức sẽ làm tổn hại sức khỏe tinh thần. Áp lực công việc quá mức sẽ gây tổn hại đến sức khỏe tâm thần - Ảnh minh...