Bỏ qua muối vừng, làm ngay chẻo lạc chấm xôi cực lạ mà ngon, xôi đồ bao nhiêu cũng thành thiếu
Xôi muối vừng đã cũ rồi, học ngay cách làm chẻo lạc chấm xôi vừa mới, vừa ngon, hương vị bùi bùi, ai ăn một lần đảm bảo cũng nhớ mãi.
Nói đến xôi, người Việt Nam thường có thói quen ăn xôi chấm muối vừng hoặc ruốc sao khô, ít ai biết đến món xôi chấm chẻo lạc mới mẻ, ngầy ngậy. Nhất là ở Hà Nội, hầu hết mọi người đều chưa nghe đến món chẻo lạc chấm xôi hoặc có nghe nhưng ít khi thấy loại nước chấm này được bày bán. Nếu còn chưa được thử hương vị của món ăn đặc biệt này thì bạn có thể tham khảo ngay công thức làm chẻo lạc chấm xôi của mẹ đảm Nguyễn Vân Anh nhé!
Món chẻo lạc chấm xôi đã ngon, ăn kèm chút chả cốm thì không gì tuyệt vời hơn.
Công thức làm chẻo lạc chấm xôi
Nguyên liệu làm chẻo lạc chấm xôi
- Lạc
- Sả
- Nước mắm, đường, bột canh, ớt tiêu
Cách làm chẻo lạc chấm xôi đơn giản tại nhà
Chấm với món nào thì gia vị, tỷ lệ nước, tỷ lệ lạc cũng sẽ có sự gia giảm để phù hợp.
Chị Vân Anh làm để chấm xôi thì gia vị sẽ đơn giản hơn và đặc hơn một chút:
Bước 1: Rang lạc nhỏ lửa cho vàng và giòn thơm, bỏ vỏ lụa và giã nhỏ.
Chẻo lạc chấm xôi.
Bước 2: Phi thơm sả đã băm nhuyễn (có thể cho thêm ớt hoặc gừng băm nhuyễn vào phi cùng – tuỳ khẩu vị).
Xôi lạc nóng hổi được đồ chín, ăn mềm dẻo, thơm ngon.
Bước 3: Sả phi xong thì cho lạc đã giã nhỏ vào nồi, thêm nước nước lọc xấp xấp mặt lạc.
Chị Vân Anh cho biết, nhà chị thường dùng để chấm xôi, chuối xanh, thịt nướng, chấm thịt bê, chấm thịt dê…v…v… Mấy món này mà không có chẻo lạc sẽ có cảm giác hơi “trống trải”.
Bước 4: Gia vị nêm nếm vào đơn giản: chỉ cần nước mắm, đường, bột canh, ớt tiêu. Nêm nếm điều chỉnh mặn ngọt theo khẩu vị nhà mình.
Bước 5: Đun lửa nhỏ cho hỗn hợp sệt lại là hoàn thành rồi.
Món chẻo lạc chấm xôi khi đã được hoàn thiện.
Video đang HOT
Trên đây là công thức làm món chẻo lạc chấm xôi ‘lạ lẫm’ mà lại thơm ngon, thật đơn giản phải không nào? Ngoài ra, bạn có thể dùng loại nước chấm này để chấm các món ăn như chuối xanh, thịt nướng, chấm thịt bê, chấm thịt dê,… Hãy thử ngay nhé! Chúc bạn thành công!
Top 5 món ăn quan trọng không thể thiếu trong mâm cỗ cúng rằm tháng 7 của người Việt
Rằm tháng 7 là một dịp lễ quan trọng trong văn hóa Việt Nam, không chỉ để thể hiện lòng thành kính đối với tổ tiên, ông bà, cha mẹ, mà còn để xá tội cho các linh hồn và cầu mong sự bình an cho mọi người.
Có câu rằng: "Tết quanh năm không bằng Rằm tháng 7". Dù trong hoàn cảnh nào, người Việt Nam luôn cố gắng để có một mâm cỗ cúng Rằm tháng 7 đầy đủ và trang trọng. Dưới đây là 5 món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ cúng vào dịp này.
5 món ăn quan trọng không thể thiếu trong mâm cỗ cúng rằm tháng 7
1. Xôi đỗ xanh
Nguyên liệu của món xôi đỗ xanh:
1,5 bát gạo nếp
0,5 bát đỗ xanh đã bỏ vỏ
thìa muối
2 thìa đường
1 thìa mật ong
1/3 bát nước cốt dừa (tùy chọn)
Cách thực hiện món xôi đỗ xanh:
Ngâm gạo nếp và đỗ xanh trong nước ấm từ 4-5 giờ hoặc ngâm gạo qua đêm sẽ giúp xôi mềm và dẻo hơn. Vo gạo và đỗ rồi để ráo nước.
Trộn muối, đường, và mật ong với gạo, sau đó cho vào chõ để hấp. Khi xôi chín lần đầu, thêm nước cốt dừa vào và hấp thêm khoảng 15 phút.
Đặt xôi vào khuôn để tạo hình đẹp mắt.
Xôi luôn là món ăn phổ biến trong các mâm cỗ truyền thống của người Việt. Đặc biệt, xôi đỗ xanh là món thường xuất hiện trong mâm cỗ cúng Rằm tháng 7. Những hạt xôi dẻo thơm kết hợp với đỗ xanh mềm mại sẽ tạo nên một món ăn không thể thiếu.
2. Gà luộc
Nguyên liệu của món gà luộc:
1 con gà (gà ta là ngon nhất)
1 củ gừng
3 củ hành tím
5-7 lá chanh
5gr muối
1 củ nghệ
Mỡ gà
Nồi lớn
Cách thực hiện món gà luộc:
Đặt gà vào nồi, đổ nước lạnh xâm xấp và thêm muối, gừng, hành tím.
Đun gà trên lửa lớn đến khi nước sôi, sau đó vặn lửa nhỏ để ninh liu riu. Phết nghệ lên da gà để tạo màu vàng đẹp.
Luộc gà khoảng 30 phút, rồi cho gà vào nước đá để nguội nhanh. Đun gà trên lửa nhỏ để tránh da gà bị rách.
3. Miến nấu lòng gà
Nguyên liệu của món miến nấu lòng gà:
Nước luộc gà
Lòng mề gà
Miến
Mộc nhĩ, nấm hương
Hành khô, hành tươi, rau mùi, rau răm
Gia vị: muối, mì chính, hạt nêm
Cách thực hiện món miến nấu lòng gà:
Ngâm miến và cắt thành khúc nhỏ. Ngâm mộc nhĩ, nấm hương rồi thái sợi.
Rửa sạch lòng gà, ướp gia vị rồi xào chín. Đun sôi nước luộc gà, thêm gia vị và thả miến vào trần. Tránh nấu miến quá lâu để không bị nở quá mức.
Bày lòng gà xào lên trên miến, đổ nước dùng và trang trí với rau.
4. Nem rán
Nguyên liệu của món nem rán:
500gr thịt xay
1 củ hành tây
1 củ cà rốt
Hành tươi, rau mùi
10 tai mộc nhĩ, 10 cái nấm hương
30gr miến khô
Gia vị, hạt tiêu
Bánh đa nem
Cách thực hiện món nem rán:
Chuẩn bị nhân nem bằng cách trộn thịt xay với hành tây, cà rốt, mộc nhĩ, nấm hương, miến và gia vị.
Nhúng bánh đa nem vào hỗn hợp giấm và đường trước khi gói để nem giòn hơn. Gói nem bằng cách cho nhân vào bánh đa nem, cuộn chặt. Rán nem trong dầu nóng cho đến khi vàng giòn.
5. Giò lụa
Nguyên liệu của món giò lụa:
1 kg thịt đùi heo
30gr bột năng
5gr bột nở
100gr mỡ heo
Lá chuối tiêu
Dây lạt
Nước mắm, đường, muối
Cách thực hiện món giò lụa:
Chọn thịt có mỡ để giò không bị khô, rửa sạch thịt, cắt nhỏ, và giã nhuyễn cùng bột nở và bột năng.
Gói thịt vào lá chuối, buộc chặt bằng lạt. Hấp giò lụa trong khoảng một giờ. và kiểm tra độ chín bằng cách chọc tăm vào giò.
Những món ăn này không chỉ thể hiện sự thành kính mà còn góp phần làm phong phú mâm cỗ cúng Rằm tháng 7. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn chuẩn bị một mâm cỗ thật ngon và đầy đủ cho gia đình!
Cách làm xôi cốm sen dừa thơm phức chuẩn món quà thu Hà Nội Vào những ngày lập thu, người dân Hà Nội xôn xao tìm kiếm một thức quà mang đậm chất Hà Nội là xôi cốm sen dừa. Thời tiết mát mẻ, vào bếp chuẩn bị một gói xôi cốm sen dừa cũng là điều mà nhiều chị em mong đợi. Chia sẻ trên hội nhóm nấu ăn, chị Bùi Thơm cho biết: " Có...