Bỏ phương thức xét tuyển không phù hợp, giảm điểm ưu tiên
Về công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2023, Bộ GD&ĐT cho biết sẽ hướng dẫn các trường loại bỏ các phương thức tuyển sinh không hiệu quả, gây khó khăn cho thí sinh.
Tránh đưa ra nhiều phương thức xét tuyển năm 2023
Theo báo cáo của Bộ GD&ĐT, kế thừa kết quả đạt được trong công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT các năm 2020 và 2021, Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 đã được tổ chức thành công, bảo đảm nghiêm túc, công bằng và an toàn. Tổng số thí sinh dự thi là 989.863, đạt tỉ lệ 98,75% so với tổng số thí sinh đăng ký dự thi.
Đây cũng là năm đầu tiên thí sinh đang học lớp 12 thực hiện đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT theo hình thức trực tuyến trên Hệ thống quản lý thi. Bộ GD&ĐT cũng đã triển khai kế hoạch thanh tra, kiểm tra thi tốt nghiệp THPT năm 2022 ở các khâu chuẩn bị, coi thi, chấm thi; đồng thời thành lập 5 đoàn kiểm tra công tác phúc khảo bài thi tại 10 sở GD&ĐT. Hiện Bộ GD&ĐT đang hoàn thiện dự thảo thông báo kết quả kiểm tra.
Bộ sẽ chuẩn bị sớm, đầy đủ các điều kiện để tổ chức tốt kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023; xây dựng các phương án bảo đảm an ninh, an toàn và dự phòng để xử lý các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình tổ chức thi, nhất là ứng phó với diễn biến phức tạp của thiên tai, dịch bệnh (nếu có).
Bên cạnh đó Bộ GD&ĐT sẽ hoàn thiện để công bố và từng bước chuẩn bị triển khai phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 phù hợp với lộ trình triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018, bảo đảm kết quả thi phản ánh trung thực, khách quan, đúng trình độ, năng lực học sinh, có độ tin cậy, sự phân hóa để xét công nhận tốt nghiệp THPT cho thí sinh và cung cấp thông tin để đánh giá chất lượng giáo dục, điều chỉnh quá trình dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong các trường phổ thông.
Bỏ phương thức xét tuyển không phù hợp, giảm điểm ưu tiên
Bộ GD&ĐT sẽ chỉ đạo các trường đại học loại bỏ các phương thức xét tuyển đại học không phù hợp, không hiệu quả, không đủ cơ sở khoa học, có thể gây vướng mắc cho thí sinh.
Bộ GD&ĐT vừa có báo cáo gửi Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội về một số nội dung chính trong công tác tuyển sinh đại học và tuyển sinh cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2022.
Trong báo cáo này, Bộ GD&ĐT cho biết công tác tuyển sinh năm 2023 và các năm tiếp theo về cơ bản sẽ giữ ổn định như năm 2022, đồng thời tăng cường một số giải pháp về mặt kỹ thuật nhằm hỗ trợ tốt hơn cho công tác tuyển sinh của các cơ sở đào tạo và hỗ trợ tốt hơn cho các thí sinh trong quá tình xét tuyển.
Bộ GD&ĐT tiếp tục chỉ đạo và thực hiện nâng cấp và bổ sung thêm chức năng cần thiết khác của phần mềm, nâng cấp đường truyền hệ thống, tăng cường các giải pháp để kiểm tra các thông tin thí sinh nhập lên hệ thống nhằm giảm thiểu sai sót, nhầm lẫn có tính logic. Đồng thời, Bộ sẽ hướng dẫn các cơ sở đào tạo rà soát các phương thức xét tuyển hiệu quả, loại bỏ (không sử dụng) các phương thức không phù hợp, không hiệu quả, không đủ cơ sở khoa học, có thể gây nhiễu Hệ thống cũng như khó khăn, vướng mắc cho thí sinh.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, Bộ GD&ĐT sẽ rà soát, cân nhắc để hoàn thiện quy trình tuyển sinh, trong đó có thể xem xét khuyến cáo các cơ sở đào tạo không thực hiện việc xét tuyển sớm như năm 2022, mà tất cả các phương thức xét tuyển được tổ chức cùng thời điểm với đợt xét tuyển căn cứ kết quả thi tốt nghiệp THPT – tuyển sinh đợt 1.
Giảm điểm ưu tiên đối với thí sinh có kết quả điểm xét tuyển cao
Cũng theo Bộ GD&ĐT, từ năm 2023, Bộ áp dụng chính sách giảm điểm ưu tiên đối tượng và khu vực đối với thí sinh có kết quả điểm xét tuyển cao (từ 22,5 điểm trở lên khi quy đổi theo thang điểm 10 và tổng điểm 3 môn) nhằm đảm bảo sự công bằng và khắc phục tình trạng có thí sinh đạt kết quả điểm xét tuyển là 30 điểm nhưng vẫn không trúng tuyển đại học, cao đẳng.
Điều này xuất phát từ việc năm 2021, tỷ lệ thí sinh có điểm cao tăng lên; ở một số ngành/trường lấy điểm rất cao như công an, quân đội, y dược… thì tỷ lệ thí sinh ở khu vực không được ưu tiên trúng tuyển thấp; tỷ lệ thí sinh phải có điểm ưu tiên trúng tuyển cao dẫn đến dư luận cho rằng điểm ưu tiên trở lên thiếu công bằng. Trên cơ sở tiếp thu ý kiến và việc rà soát điểm ưu tiên năm 2020, 2021 nhằm đảm bảo sự công bằng giữa các thí sinh được hưởng chính sách ưu tiên với các thí sinh không hưởng chính sách ưu tiên.
Theo đó, chính sách ưu tiên đối tượng, khu vực trong tuyển sinh năm 2023 sẽ giảm tuyến tính từ mức điểm gây mất công bằng đối với tổng 3 môn thi THPT để xét tuyển vào đại học, cao đẳng theo quy định tại Khoản 4 Điều 8 Quy chế quy định. Cụ thể, điểm ưu tiên đối với thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 trở lên (khi quy đổi về điểm theo thang 10 và tổng điểm 3 môn tối đa là 30) được xác định theo công thức sau:
Điểm ưu tiên = [(30 - Tổng điểm đạt được)/7,5] Mức điểm ưu tiên quy định tại khoản 1, 2 Điều 8 Quy chế.
Các phương thức tuyển sinh đại học “gây nhiễu” sẽ bị loại bỏ
Theo thống kê của Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và Cung ứng nhân lực (Bộ GD&ĐT), năm 2021, số sinh viên tốt nghiệp làm đúng ngành đào tạo là 56%, số liên quan đến ngành đào tạo là 25%; 19% số sinh viên tốt nghiệp có việc làm không liên quan đến ngành đào tạo.
Dự kiến phương hướng công tác tuyển sinh đại học năm 2023 và các năm tiếp theo, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, công tác tuyển sinh năm 2023 và các năm tiếp theo về cơ bản sẽ giữ ổn định như năm 2022, đồng thời tăng cường một số giải pháp về mặt kỹ thuật nhằm hỗ trợ tốt hơn cho công tác tuyển sinh của các cơ sở đào tạo và hỗ trợ tốt hơn cho các thí sinh trong quá trình xét tuyển.
Ảnh minh họa.
Bộ GD&ĐT tiếp tục chỉ đạo và thực hiện nâng cấp và bổ sung thêm chức năng cần thiết khác của phần mềm, nâng cấp đường truyền Hệ thống, tăng cường các giải pháp để kiểm tra các thông tin thí sinh nhập lên hệ thống nhằm giảm thiểu sai sót, nhầm lẫn có tính logic.
Đồng thời, hướng dẫn các trường rà soát các phương thức xét tuyển hiệu quả, loại bỏ (không sử dụng) các phương thức không phù hợp, không hiệu quả, không đủ cơ sở khoa học, có thể gây nhiễu Hệ thống cũng như khó khăn, vướng mắc cho thí sinh.
Đặc biệt Bộ GD&ĐT rà soát, cân nhắc để hoàn thiện quy trình tuyển sinh, trong đó có thể xem xét khuyến cáo các trường không thực hiện việc xét tuyển sớm như năm 2022, mà tất cả các phương thức xét tuyển được tổ chức cùng thời điểm với đợt xét tuyển căn cứ kết quả thi tốt nghiệp THPT – tuyển sinh đợt 1.
Cụ thể, đối với chính sách ưu tiên đối tượng, khu vực trong tuyển sinh năm 2023, người đứng đầu ngành giáo dục cho biết, sẽ giảm tuyến tính từ mức điểm gây mất công bằng đối với tổng ba môn thi THPT để xét tuyển vào đại học, cao đẳng theo quy định tại Khoản 4 Điều 8 Quy chế quy định.
Tuyển sinh đại học 2023: Tránh đưa ra nhiều phương thức xét tuyển
Theo Bộ GDĐT, công tác tuyển sinh năm 2023 và các năm tiếp theo về cơ bản sẽ giữ ổn định như năm 2022, đồng thời Bộ sẽ yêu cầu các trường tránh đưa ra nhiều phương thức xét tuyển gây khó cho thí sinh.
Chuẩn bị sớm, đầy đủ các điều kiện để tổ chức tốt Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023
Theo báo cáo của Bộ GDĐT, kế thừa kết quả đạt được trong công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT các năm 2020 và 2021, Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 đã được tổ chức thành công, bảo đảm nghiêm túc, công bằng và an toàn. Tổng số thí sinh dự thi là 989.863, đạt tỷ lệ 98,75% so với tổng số thí sinh đăng ký dự thi.
Đây cũng là năm đầu tiên thí sinh đang học lớp 12 thực hiện đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT theo hình thức trực tuyến trên Hệ thống quản lý thi. Bộ GDĐT cũng đã triển khai kế hoạch thanh tra, kiểm tra thi tốt nghiệp THPT năm 2022 ở các khâu chuẩn bị, coi thi, chấm thi; đồng thời thành lập 5 đoàn kiểm tra công tác phúc khảo bài thi tại 10 sở GDĐT. Hiện Bộ GDĐT đang hoàn thiện dự thảo thông báo kết quả kiểm tra.
Thí sinh tại Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022.
Bộ GDĐT cho biết, Bộ sẽ chuẩn bị sớm, đầy đủ các điều kiện để tổ chức tốt kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023; xây dựng các phương án bảo đảm an ninh, an toàn và dự phòng để xử lý các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình tổ chức thi, nhất là ứng phó với diễn biến phức tạp của thiên tai, dịch bệnh (nếu có).
Đồng thời, Bộ GDĐT sẽ hoàn thiện để công bố và từng bước chuẩn bị triển khai phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 phù hợp với lộ trình triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018, bảo đảm kết quả thi phản ánh trung thực, khách quan, đúng trình độ, năng lực học sinh, có độ tin cậy, sự phân hóa để xét công nhận tốt nghiệp THPT cho thí sinh và cung cấp thông tin để đánh giá chất lượng giáo dục, điều chỉnh quá trình dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong các trường phổ thông.
Tỷ lệ thí sinh ảo giảm nhiều
Về công tác tuyển sinh năm 2022, theo báo cáo công tác tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2022 của Bộ GDĐT gửi Ủy ban Văn hóa Giáo dục của Quốc hội, tổng số nguyện vọng đủ điều kiện trúng tuyển vào các cơ sở đào tạo đưa lên Hệ thống để xử lý nguyện vọng là 1.259.645.
Tổng số thí sinh được xét trúng tuyển đợt 1 là 567.399 thí sinh (trong đó, 3.580 thí sinh trúng tuyển cao đẳng sư phạm), đạt 97,03% chỉ tiêu. Tổng chỉ tiêu toàn quốc năm 2022 tăng khoảng 60.000 tương đương với 12% so với năm 2021.
Thí sinh Hà Nội dự thi tốt nghiệp THPT năm 2022.
Trung bình số nguyện vọng đủ điều kiện trúng tuyển so với số nguyện vọng đạt (số thí sinh trúng tuyển) sau khi xử lý nguyện vọng (lọc ảo) là 2,22 lần; trong đó có những cơ sở đào tạo có tỷ lệ ảo gấp gần 6 lần như Khoa Y dược, Đại học Đà Nẵng.
Chỉ có các trường thuộc khối ngành công an, quân đội do chỉ xét tuyển nguyện vọng 1 nên không gặp phải hiện tượng ảo như các cơ sở đào tạo khác.
Qua quá trình xử lý nguyện vọng, đã có 567.000 thí sinh được xác định trúng tuyển, cao hơn số thí sinh trúng tuyển nhập học năm 2021 (516.000 thí sinh). Số lượng thí sinh xác nhận nhập học đạt 464.000, tỷ lệ đạt trên 82% (tính trên số thí sinh trúng tuyển), đều là những con số cao hơn nhiều so với các năm gần đây.
Đặc biệt, có tới 75% số cơ sở đào tạo có tỷ lệ nhập học vượt 80%, trong khi chỉ có 6% số cơ sở đào tạo có tỷ lệ nhập học dưới 50%. Đây là những con số thể hiện tỷ lệ thí sinh ảo đã giảm rất nhiều.
Qua các phương thức xét tuyển sớm theo kế hoạch tuyển sinh của từng trường đại học cho thấy, trung bình mỗi thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển vào 2, 3 nguyện vọng. Tuy nhiên, cũng theo báo cáo của Bộ GDĐT, trong số những thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển theo phương thức xét tuyển sớm, chỉ 35% đăng ký nguyện vọng 1 với các phương thức này.
Nhìn lại mùa tuyển sinh năm nay, PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GDĐT) đánh giá, về tổng thể, công tác tuyển sinh năm 2022 có những điều chỉnh tích cực, đặc biệt là sự chuyển đổi mạnh mẽ về ứng dụng công nghệ.
Việc tổ chức đăng ký và xử lý nguyện vọng xét tuyển trực tuyến không chỉ bảo đảm quyền lợi cho thí sinh, giảm thiểu số lượng thí sinh ảo mà còn góp phần thúc đẩy chuyển đổi số, trong đó đảm bảo việc minh bạch hóa công tác tuyển sinh của cả hệ thống.
PGS.TS Nguyễn Thu Thủy cho biết, trên cơ sở các số liệu về tuyển sinh năm 2022, Bộ GDĐT sẽ phối hợp với các cơ sở đào tạo phân tích, đánh giá và tổng kết những mặt được, chưa được và hướng khắc phục, trong đó có việc các trường cần hoàn thiện các phương thức tuyển sinh cho năm 2023 theo hướng đơn giản hóa, giảm thiểu các nhầm lẫn và khó khăn có thể gây ra cho thí sinh.
Để Hệ thống hoạt động ổn định trong các năm tiếp theo, trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc tự chủ trong tuyển sinh của các cơ sở đào tạo, Bộ GDĐT sẽ yêu cầu các cơ sở đào tạo phân tích, đánh giá hiệu quả của từng phương thức tuyển sinh để lựa chọn và sử dụng một số phương thức nhất định, tránh đưa ra nhiều phương thức xét tuyển dẫn đến không đảm bảo sự công bằng và gây khó khăn, nhầm lẫn cho thí sinh.
Tuyển sinh 2023: Nhiều điểm mới thí sinh cần lưu ý Một trong những điểm mới nổi bật của tuyển sinh 2023 là thay đổi cách tính điểm ưu tiên để tạo công bằng cho thí sinh các vùng miền. Về dự kiến phương hướng công tác tuyển sinh năm 2023 và các năm tiếp theo, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, công tác tuyển sinh năm 2023 và các năm...