Bộ Nội vụ: ‘Hà Nội phải hủy văn bản về tuyển giáo viên 2015′
Bộ Nội vụ cho biết đề nghị UBND TP Hà Nội thanh tra và hủy những văn bản không đúng với Nghị định 29 của Chính phủ về tuyển dụng viên chức trong kỳ tuyển dụng giáo viên 2015.
Liên quan việc tuyển dụng viên chức giáo dục tại Hà Nội, chiều 12/1/2016, lãnh đạo Bộ Nội vụ đã có buổi làm việc trực tiếp với Sở Nội vụ Hà Nội. Tham dự buổi làm việc tại trụ sở Bộ Nội vụ còn có đại diện của Bộ GD&ĐT, Bộ Tư pháp.
Trong buổi làm việc, Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội luôn khẳng định việc tuyển dụng giáo viên 2015 vừa qua không làm trái với Nghị định 29/NĐ-CP. Việc ban hành văn bản hướng dẫn sau khi công bố kết quả tuyển dụng là để đôn đốc các Hội đồng tuyển dụng thực hiện cho đúng Nghị định 29/NĐ-CP. Công văn 2973 của Sở không đề cập đến việc tính điểm khác với Nghị định 29/NĐ-CP.
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn chỉ đạo buổi họp chiều 12/1. Ảnh: VietNamNet.
Việc đưa cách tính điểm vào trong Nghị định là nhằm thực hiện thống nhất trong toàn quốc và nó phù hợp với phạm vi điều chỉnh nên không thể nhầm lẫn và cần hướng dẫn thêm.
Trước quan điểm này, ông Trần Văn Khiêm – Phó vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Nội vụ) khẳng định: Cơ sở pháp lý trong tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức là Nghị định 29/2012/NĐ-CP. Đây là cơ sở pháp lý có hiệu lực cao nhất hướng dẫn tính điểm tuyển dụng viên chức.
Theo ông Khiêm: “Đã gọi là Nghị định thì chúng ta phải thực hiện cho đúng, còn việc thực hiện bất cập hay bất hợp lý thì phải tổng hợp báo cáo lên Chính phủ để xem xét chỉnh sửa. Quyết định 25 của Bộ GD&ĐT ban hành năm 2006. Văn bản này không thể thay đổi cách tính điểm về tuyển dụng.
Bà Nguyễn Quỳnh Liên, Vụ Pháp luật Hình sự – Hành chính, Bộ Tư pháp bổ sung: Tại điểm 2 điều 12 Nghị định 29/2012/NĐ-CP quy định: Điểm tốt nghiệp được xác định bằng trung bình cộng kết quả các môn thi tốt nghiệp hoặc điểm bảo vệ luận văn của người dự xét tuyển và được quy đổi theo thang điểm 100, tính hệ số 1.
Nghị định có tính pháp lý cao hơn mà lại còn được ban hành sau nên việc đưa Quyết định 25 của Bộ GD&ĐT vào để hướng dẫn tính điểm tuyển dụng là không đúng. Như vậy, việc áp dụng của văn bản 2973 là hoàn toàn nhầm lẫn, không đúng phạm vi điều chỉnh. Bên cạnh đó, văn bản 2973 là văn bản hành chính nhưng lại chứa quy phạm, về mặt pháp lý đã là sai chứ chưa cần bàn đến nội dung”.
Video đang HOT
Đã là Nghị định của Chính phủ thì phải được một cơ quan là Bộ Nội vụ hướng dẫn thống nhất chứ không phải tự động “giải mã”. Nếu trong Luật giáo dục và hệ thống đào tạo hiện nay có điểm gì khác so với Nghị định thì cũng chỉ nên hướng dẫn cái gì tương đương với điểm tốt nghiệp hay luận văn, chứ không nên tự động làm theo ý của mình. Những vấn đề khác phải có ý kiến lên Bộ Nội vụ để báo cáo Chính phủ xem xét điều chỉnh, sửa đổi…
Tại buổi họp, ông Hồ Vĩnh Thanh, Phó phòng Đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng (Sở Nội vụ Hà Nội) khẳng định, Hà Nội không làm sai trong kỳ tuyển dụng giáo viên 2015. Ảnh:VietNamNet.
Cũng theo đại diện này, việc đưa môn điều kiện Mác – Lênin vào để tính điểm tốt nghiệp là không hợp lý, cần phải xem xét lại.
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn cho rằng, hệ thống văn bản chưa chuẩn thì sẽ có nghiên cứu để sửa Nghị định 29/2012/NĐ-CP và Thông tư 15. Việc Sở Nội vụ Hà Nội ra văn bản hướng dẫn Nghị định 29/2012/NĐ-CP là không đúng chức năng, thẩm quyền của mình.
Theo quy định thì Chính phủ giao Bộ Nội vụ thực hiện nhiệm vụ hướng dẫn chứ không giao Sở Nội vụ Hà Nội. Bên cạnh đó, cả văn bản hướng dẫn 2973 của Sở Nội vụ là văn bản hành chính nhưng lại chứa quy phạm là không đúng quy định.
“Nguyên tắc làm không đúng thì phải sửa, ban hành các văn bản không đúng quy định phải hủy. Mà các văn bản này lại hướng dẫn Hội đồng tuyển dụng ở các quận, huyện thực hiện nên những nơi nào mà làm sai thì kết quả kỳ thi cũng phải hủy theo hoặc làm lại” – Thứ trưởng Trần Anh Tuấn cảnh báo.
Thứ trưởng Tuấn cũng đã giao Vụ Công chức – Viên chức và Vụ Pháp chế hoàn thiện dự thảo văn bản để thống nhất Bộ Tư pháp và Bộ GD&ĐT, sau đó sẽ gửi UBND TP để đề nghị xem xét giải quyết vụ việc này hoặc thanh tra vụ việc này để xác định trách nhiệm và xử lý theo quy định.
Theo ông Nguyễn Đình Hoa, Phó giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội, hiện 24/25 quận huyện, thị xã của Hà Nội đã công bố quyết định trúng tuyển viên chức giáo dục 2015 cho thí sinh.
Nhiều thí sinh cho biết, họ hy vọng và chờ đợi quyết định đảm bảo tính công bằng, khách quan và đúng luật của UBND TP Hà Nội liên quan đến kỳ tuyển dụng giáo viên 2015.
Theo Văn Chung/VietNamNet
Cấm uống rượu bia ngày Tết... cho vui
Quy định cấm cán bộ, công chức, viên chức uống rượu bia vào ngày thường đã khó thực hiện. Nay Tết đã cận kề, tiệc tùng, liên hoan liên miên, xem ra càng là nhiệm vụ bất khả thi
ảnh minh họa
Văn phòng Tỉnh ủy Kon Tum vừa ra văn bản yêu cầu các đơn vị không được tổ chức uống các đồ uống có cồn trong giờ hành chính và giờ nghỉ trưa của những ngày làm việc trước và sau Tết Nguyên đán hoặc để tiếp khách đến thăm, chúc Tết tại cơ quan trong ngày Tết.
Chẳng qua nhắc lại
Lãnh đạo Văn phòng Tỉnh ủy Kom Tum cho biết văn bản này chẳng qua nhắc lại Kết luận 1663 của Tỉnh ủy Kon Tum về việc tăng cường kỷ cương hành chính trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp của tỉnh, huyện, xã, phường, thị trấn vì sợ gần Tết, các đơn vị lơ là, buông lỏng quản lý. Khi phát hiện cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm thì thông báo với thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý cán bộ, công chức, viên chức biết để có biện pháp xử lý.
Còn tại tỉnh Khánh Hòa, ông Ngô Truyện, Giám đốc Sở Nội vụ, khẳng định: "Ngày thường đã cấm bia rượu trong khi làm việc rồi, không cứ gì lễ Tết mà được ngoại lệ. Mặc dù tỉnh không có văn bản yêu cầu cấm uống bia rượu trong dịp lễ Tết nhưng từ năm 2004, Tỉnh ủy Khánh Hòa đã ban hành chỉ thị cấm cán bộ công chức, viên chức uống rượu, bia, đồ uống có cồn ngay trước và trong giờ hành chính, giờ nghỉ trưa của ngày làm việc, ngày trực" - ông Truyện nhấn mạnh.
Tương tự, quy định cấm rượu bia trong giờ hành chính cũng đã triển khai tại nhiều tỉnh, thành trên cả nước như Quảng Nam, Đắk Lắk, Ninh Thuận... "So với trước đây thì chuyển biến tốt đấy. Tất nhiên còn có việc nọ việc kia..." - một lãnh đạo Văn phòng Tỉnh ủy Kon Tum nói. Thực tế cấm thì cứ cấm, vẫn xảy ra vụ việc cán bộ, công chức, thậm chí lãnh đạo, gây tai nạn giao thông do nhậu xỉn trong ngày làm việc.
Mới đây, tại tỉnh Kon Tum, ông Trần Quang Hùng, Viện trưởng VKSND huyện Tu Mơ Rông, đã uống rượu bia, lái xe công gây tai nạn liên hoàn làm 6 người bị thương. Ông Hùng đã bị kỷ luật. Ngoài ra, một số cán bộ khác cùng nhậu với ông Hùng cũng liên đới như viện trưởng VKSND huyện Đắk Tô (Kon Tum) bị kiểm điểm và kiểm sát viên Phạm Hồng Phu, chuyên viên Nguyễn Văn Trường và một lái xe cùng công tác tại VKSND huyện Tu Mơ Rông bị khiển trách.
Chờ tố cáo, báo cáo mới kiểm tra
Ông Trần Ngọc Hòa, Phó Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Quảng Nam, cho biết chỉ thị cấm cán bộ, công chức, viên chức uống rượu bia vào buổi trưa ngày làm việc đã có tác dụng tích cực, giảm hẳn tình trạng cán bộ đi làm mặt đỏ, mất tư cách khi tiếp xúc với dân và các tổ chức đến công tác. Tuy vậy, ông Hòa cũng thừa nhận chỉ thị này chủ yếu đánh vào ý thức của cán bộ là chính chứ không thể kiểm soát được toàn bộ. "Khẳng định 100% thì không thể nhưng đã tạo ra một ý thức rất cao để cán bộ, công chức có trách nhiệm trong chấn chỉnh kỷ luật" - ông Hòa nói.
Còn ông Trần Minh Tuấn, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Kon Tum, cũng cho rằng rất khó phát hiện những cán bộ vi phạm, đặc biệt là dịp Tết, khi Ủy ban Kiểm tra chủ yếu thực hiện chức năng giám sát. Việc giám sát thông qua các kênh, phương tiện thông tin đại chúng, thông qua báo cáo, dư luận quần chúng nhân dân, đơn thư tố cáo. Sau đó, ủy ban này mới đi giám sát, kiểm tra; nếu giám sát mà phát hiện thì mới điều tra.
"Chưa có thông tin thì chưa đi kiểm tra được. Phát hiện rất khó, nó đòi hỏi phải có tính tự giác cao và ý thức chấp hành... Quy định đã có nhưng việc triển khai thực hiện chủ yếu dựa trên tinh thần tự giác" - ông Tuấn nói.
Còn tỉnh Khánh Hòa cũng chưa có các đoàn kiểm tra giám sát việc thực hiện chỉ thị cấm uống rượu bia trong giờ hành chính. Ông Truyện cho rằng thực tế vẫn có trường hợp giao dịch vào buổi trưa, cán bộ có thể uống một vài chai bia nhưng khó kiểm tra, kiểm soát được.
Ông Hoàng Mạnh Hùng, Phó Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Đắk Lắk, khẳng định chưa thành lập các đoàn đi kiểm tra, giám sát, chưa tổ chức sơ kết hằng tháng theo quy định để biết được việc thực hiện có mang lại kết quả hay không. Hiện nay, tại tỉnh Đắk Lắk, cán bộ, đảng viên sử dụng rượu bia trong các buổi trưa ngày làm việc vẫn còn xảy ra tại các buổi tổng kết, tiếp khách.
Thủ trưởng phải làm gương
Sở Nội vụ Ninh Thuận đã tiến hành hàng chục cuộc kiểm tra đột xuất, định kỳ, qua đó phát hiện nhiều cán bộ, công chức vi phạm quy định về giờ giấc làm việc (đi trễ, về sớm). Tổ công tác chấn chỉnh kỷ cương hành chính của Sở Nội vụ Ninh Thuận cũng phát hiện một trường hợp uống rượu bia vào buổi trưa trong ngày làm việc và cán bộ vi phạm giải trình do... dự đám cưới.
Ông Kiều Văn Bê, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Ninh Thuận, khẳng định đây là chủ trương đúng nhằm tạo hình ảnh công chức đẹp trong mắt người dân. Tuy nhiên, để thực hiện có hiệu quả, thủ trưởng các đơn vị cần gương mẫu thực hiện quy định và kiểm điểm, xử lý nghiêm đối với thuộc cấp vi phạm.
Theo PhunuNews/NLĐ
Zanado.com tự hào nhận giải "Top 10 doanh nghiệp Thương mại điện tử tiêu biểu" 2015 Nằm trong kế hoạch phát triển Thương mại điện tử (TMĐT) của thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011-2015, trải qua 2 vòng bình chọn "Top 10 doanh nghiệp Thương mại điện tử tiêu biểu" 2015 đã tìm ra những doanh nghiệp thương mại điện tử hàng đầu và Công ty CP Zanado tự hào là một trong những doanh nghiệp được...