Bộ NN&PTNT đề nghị áp thuế mặt hàng phân bón
Dự báo thời gian tới, thị trường phân bón sẽ vẫn diễn biến phức tạp, khó lường về giá và nguồn cung, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị áp thuế mặt hàng phân bón nhằm hỗ trợ ngành sản xuất phân bón trong nước giảm khó khăn cho nông dân.
Đây là kiến nghị trong văn bản Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT) vừa gửi Bộ Tài chính về tình hình sử dụng phân bón năm 2021, dự báo nhu cầu sử dụng phân bón trong nước năm 2022.
Cụ thể, Bộ NN&PTNT đề nghị Bộ Tài chính kiến nghị Chính phủ báo cáo Quốc hội sửa đổi Luật số 71/2014/QH13 theo hướng chuyển phân bón từ đối tượng không chịu thuế sang đối tượng chịu thuế với mức thuế suất hợp lý. Mục đích nhằm tạo điều kiện hỗ trợ ngành sản xuất phân bón trong nước và giảm bớt khó khăn cho nông dân trong điều kiện giá phân bón tăng cao và khan hiếm hiện nay.
Đồng thời, nghiên cứu xem xét chính sách thuế xuất khẩu đối với các mặt hàng phân bón urê, DAP, MAP và phối hợp với các bộ, ngành có các biện pháp kiểm soát xuất khẩu đối với phân urê, DAP, MAP để đảm bảo nguồn cung trong nước trong tình hình nguồn cung phân bón khan hiếm như hiện nay.
Giá phân bón tăng cao làm chi phí sản xuất nông nghiệp tăng theo – Ảnh: QUANG ĐỊNH
Video đang HOT
Theo quy định hiện tại, phân bón không chịu thuế giá trị gia tăng. Điều này đã và đang gây nhiều bức xúc đối với nông dân và cả doanh nghiệp, bởi khi nằm trong nhóm không phải chịu thuế giá trị gia tăng, doanh nghiệp sản xuất phân bón không được kê khai, khấu trừ và hoàn thuế giá trị gia tăng đầu vào, doanh nghiệp phải tính vào chi phí, khiến giá thành tăng.
Khi giá thành tăng cao, doanh nghiệp khó cạnh tranh với hàng nhập khẩu, người nông dân sẽ phải mua hàng với giá cao.
Từ đầu năm 2021 đến nay, giá phân bón trên thị trường thế giới và trong nước liên tục tăng cao, ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp, sức cạnh tranh của hàng nông sản và đời sống người nông dân. Trong tháng 4, tại các tỉnh ĐBSCL, giá bán lẻ phân DAP Trung Quốc ở mức 1,34 triệu đồng/bao (26.800 đồng/kg), DAP nội địa 1,12 triệu đồng/bao (22.400 đồng/kg), kali 975.000 đồng/bao (19.500 đồng/kg), urea 910.000 đồng/bao (18.200 đồng/kg). Giá NPK Cò Pháp ở mức 21.900 đồng/kg trong khi giá NPK Đầu Trâu ở mức 21.500 đồng/kg. Giá NPK Đầu Trâu TE ( 22.000 đồng/kg). Giá các loại phân bón đều có mức tăng 1.000 – 1.900 đồng/kg so với tháng trước.
Giá phân bón tăng cao trong khi đó, hàng năm Việt Nam sử dụng trung bình trên 10 triệu tấn phân bón sản xuất công nghiệp. Đơn cử như năm 2021, lượng phân bón sử dụng là 10,7 triệu tấn. Trong đó, lượng phân bón sản xuất trong nước 7,2 triệu tấn; nhập khẩu 5,1 triệu tấn; xuất khẩu 1,6 triệu tấn.
Với tình hình như hiện nay, Bộ NN&PTNT dự báo thời gian tới, thị trường phân bón sẽ vẫn diễn biến phức tạp, khó lường về giá và nguồn cung.
Đặc biệt với phân Kali do Nga và Belarus cung cấp chiếm gần 50% trong tổng nhu cầu của toàn thế giới. Trong khi đó, với loại phân bón này Việt Nam lại hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu. Việc giá phân bón tăng cao làm cho chi phí sản xuất nông nghiệp tăng theo, người nông dân sẽ là những đối tượng bị thiệt hại nặng nề nhất.
Né hạn, sử dụng phân bón thân thiện môi trường
Giá phân bón tăng cao sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông dân trồng lúa. Cùng với đó, nỗi lo hạn mặn trong vụ lúa đông xuân 2021-2022 vẫn treo lơ lửng.
Song, ngành nông nghiệp cho rằng đây là cơ hội để nông dân thay đổi quy trình sản xuất theo hướng tăng dần tỷ lệ sử dụng phân bón hữu cơ để đạt giá thành thấp hơn. Việc tranh thủ xuống giống sớm cũng là điều kiện để nông dân đạt lợi nhuận cao.
Nông dân Hậu Giang ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất lúa
Xuống giống sớm, né hạn cuối vụ
"Hiện nay nước đã tràn đồng, chúng tôi đang vận động nông dân khi nước rút tới đâu sẽ vệ sinh đồng ruộng và xuống giống lúa đông xuân ngay", ông Nguyễn Văn Thích, Phó Giám đốc HTX Tân Long (huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang), nói. Vụ lúa đông xuân 2021-2022, vùng ĐBSCL gieo sạ hơn 1,52 triệu ha, dự kiến sản lượng trên 11 triệu tấn.
Dự báo, xâm nhập mặn mùa khô năm 2021-2022 ở mức sớm và sâu hơn so với trung bình nhiều năm, khả năng tương đương mùa khô năm ngoái. Với tình hình nguồn nước như trên, có khoảng 400.000ha diện tích ở những vùng có nguy cơ bị ảnh hưởng hạn cuối vụ (vùng ven biển các tỉnh Long An, Bến Tre, Tiền Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Kiên Giang) cần được xuống giống sớm vào cuối tháng 10-2021. Tháng 11-2021, là thời vụ chính cho cả 3 vùng thượng, vùng giữa và vùng ven biển ĐBSCL, sẽ xuống giống khoảng 700.000ha. Trong tháng 12, tiếp tục xuống giống khoảng 400.000ha. Diện tích còn lại ở một số vùng đông xuân muộn, kết thúc xuống giống trước ngày 10-1-2022. Việc xuống giống sớm để né hạn mặn cuối vụ là một trong những biện pháp đã được các địa phương ở ĐBSCL vận dụng thành công trong các vụ lúa đông xuân vừa qua.
Tuy nhiên, vấn đề đáng lo hiện nay là nông dân vẫn còn thói quen lạm dụng phân bón hóa học và lượng giống gieo sạ. Giá phân bón hóa học đang tăng cao như "cơn bão" quét tan lợi nhuận của nông dân trồng lúa. Yêu cầu cấp bách hiện nay là phải đẩy mạnh kiểm soát giá cả phân bón, cần phổ biến các giải pháp giúp nông dân giảm lượng phân bón sử dụng và giảm lượng giống gieo sạ. "Giảm chi phí sản xuất lúa ở khâu sử dụng phân bón và lượng giống gieo sạ là yếu tố để giành thắng lợi vụ lúa đông xuân", Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh nhấn mạnh.
Cơ hội để giảm sử dụng phân bón hóa học
Năng suất lúa ở ĐBSCL hiện nay dao động ở mức 6-8 tấn/ha, được xem là đạt mức cao hàng đầu thế giới, chỉ sau Nhật Bản. Dư địa tăng năng suất được xem là không còn nhiều. Muốn tăng hiệu quả sản xuất của nông dân, tăng sức cạnh tranh cho lúa gạo Việt Nam, chỉ bằng cách tập trung nâng cao chất lượng, giảm giá thành.
"Giá phân bón hóa học đang tăng cao, áp lực giảm giá thành sản xuất là cấp bách. Ngành nông nghiệp đang nỗ lực để giúp nông dân thực hiện việc này nhằm tăng lợi nhuận. Đây còn là thời điểm giúp nông dân tiếp cận quy trình sản xuất phân hữu cơ, vi sinh với giá thành thấp và thân thiện với môi trường hơn", ông Trần Chí Hùng, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Hậu Giang, cho biết. Liên minh HTX tỉnh Hậu Giang đang khẩn trương liên hệ để nhập khẩu phân hữu cơ từ Hàn Quốc nhằm giúp nông dân áp dụng quy trình sản xuất giá thành thấp, thân thiện với môi trường.
Thực tế, nông dân ĐBSCL đã giảm tỷ lệ dùng phân bón hóa học, thay vào phân hữu cơ, nhất là quy trình sản xuất lúa ở phân khúc cho gạo chất lượng cao để xuất khẩu. Điển hình là HTX Tân Long (Hậu Giang), nơi sản xuất gạo chất lượng cao với thương hiệu Gạo sạch Vị Thủy, đã áp dụng quy trình sản xuất bón phân thân thiện với môi trường. Nông dân sử dụng cách bón phân này đã giảm giá thành được 4 triệu đồng/ha. Theo ông Nguyễn Văn Thích, Phó Giám đốc HTX Tân Long, vụ đông xuân 2021-2022, xã viên trong HTX sẽ tăng tỷ lệ phân hữu cơ lên 70%, phân vô cơ chỉ còn 30%
Trồng loài cây ví như "cây nhà giàu" trong vườn tiêu, nông dân này Đắk Lắk giàu lên thật luôn Trên nhiều diện tích trồng cà phê, cao su lâu năm, già cỗi và một phần diện tích trồng tiêu không hiệu quả ở xã Ea Tar, huyện Cư M'gar (tỉnh Đắk Lắk), nông dân ở đây cũng mạnh dạn phá bỏ, trồng xen cây sầu riêng Dona và bơ booth. Những năm trở lại đây, phong trào chuyển đổi cây trồng kém...