Bổ nhiệm Chủ tịch hội đồng trường của 2 đại học vùng
Lãnh đạo Bộ GD-ĐT vừa trao các quyết định bổ nhiệm Chủ tịch hội đồng của ĐH Thái Nguyên và ĐH Đà Nẵng.
Sáng 23/4, tại ĐH Đà Nẵng, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã dự lễ công bố và trao các quyết định bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng ĐH và Phó Giám đốc ĐH Đà Nẵng nhiệm kỳ 2018-2023.
Theo quyết định của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, PGS.TS Nguyễn Ngọc Vũ, Giám đốc ĐH Đà Nẵng được bổ nhiệm giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng ĐH Đà Nẵng.
PGS.TS Ngô Văn Dưỡng, PGS.TS Lê Thành Bắc và PGS.TS Lê Quang Sơn được bổ nhiệm và bổ nhiệm lại giữ chức vụ Phó Giám đốc ĐH Đà Nẵng nhiệm kỳ 2018-2023.
Thứ trưởng Lê Hải An trao quyết định bổ nhiệm chức vụ Chủ tịch Hội đồng ĐH Thái Nguyên cho ông Phạm Hồng Quang. Ảnh: Việt Hà.
Cùng ngày, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Lê Hải An cũng trao quyết định của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT bổ nhiệm chức vụ Chủ tịch Hội đồng ĐH Thái Nguyên nhiệm kỳ 2018 – 2023 đối với ông Phạm Hồng Quang, Giám đốc ĐH Thái Nguyên.
Thứ trưởng Lê Hải An trao quyết định bổ nhiệm cho ông Nguyễn Hữu Công (bên phải ảnh) và ông Trần Viết Khanh. Ảnh: Việt Hà
Cùng ngày, Thứ trưởng Lê Hải An cũng trao các quyết định bổ nhiệm lại phó giám đốc ĐH Thái Nguyên nhiệm kỳ 2018 – 2023 đối với PGS.TS Nguyễn Hữu Công và PGS.TS Trần Viết Khanh (đến thời điểm hết tuổi làm công tác quản lý theo quy định của Nhà nước).
Thanh Hùng
Video đang HOT
Theo vietnamnet
Xin điểm, chạy điểm thói quen từ dưới
Hy vọng lần này, tiêu cực sẽ bị giải quyết triệt để như lời Bộ Trưởng Phùng Xuân Nhạ nói: "Đưa ra khỏi ngành cán bộ, giáo viên liên quan đến gian lận thi cử".
Có một thời khi kiểm tra bài cũ, hay khi làm bài tập, bài thi người ta không cho giáo viên nói "Cô (thầy) cho em 9 điểm..." mà phải nói là "Em đạt được điểm 9".
Ngành Giáo dục quyết tâm xử lý sai phạm để tránh lặp lại (Ảnh: Vietnamnet)
Chẳng phải là không có nguyên nhân, điều quan trọng chỉ muốn cho giáo viên xác định "điểm" chính là thành quả của sự nỗ lực, sự phấn đấu của học trò xứng đáng đạt được.
Điểm cao hay thấp tùy vào sự nỗ lực, cố gắng của các em, chứ hoàn toàn điểmkhông phải " tài sản" riêng của thầy, cô mà có thể tùy tiện dùng chữ "cho" theo kiểu ban phát.
Quả thật, nhiều giáo viên vẫn nhập nhằng xem như "điểm" là của mình nên thích cho học sinh nào bao nhiêu điểm cũng được.
Thầy cô đó "vui" thì có thể sửa điểm thấp thành điểm cao, thầy cô đó "không vui" là có thể tìm cách biến điểm cao của học trò thành điểm thấp.
Không ít có phụ huynh vì muốn cải thiện điểm cho con (không phải lưu ban, không phải thi lại hay để đạt một danh hiệu gì đó làm đẹp cho học bạ) đã tìm mọi cách tiếp cận thầy cô để xin điểm.
Có giáo viên vô cùng nghiêm khắc, một phẩy cũng không cho phép mình đồng ý vì những thầy cô giáo này luôn đề cao sự công bằng.
Tiêu cực kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia năm 2018 là vết nhơ đến muôn đời
Ngược lại, cũng có thầy cô cho điểm theo kiểu "có đi, có lại".
Con điểm được tung hô trên bàn nhậu, trong các cuộc vui với những lời hứa hẹn kiểu:
"Anh (chị) cứ yên tâm mọi chuyện sẽ đâu vào đấy"...và "đâu vào đấy" chính là biến điểm xấu thành điểm đẹp, điểm thấp thành điểm cao.
Đã từng có những vụ sửa điểm trên bài kiểm tra, hay cho khống điểm miệng, cho làm lại bài 15 phút, 1 tiết để hợp thức hóa việc nâng điểm cho một học sinh nào đó...
Điểm đã trở thành "tài sản" riêng mà một số thầy cô thực dụng muốn dựa vào đó để tư lợi riêng cho bản thân mình.
Có thầy cô đã dùng con điểm để "khống chế", để dẫn dụ học sinh tới lớp học thêm của mình.
Ai có thể lên tiếng trong suốt quãng đời đi dạy chưa khi nào nhận được lời đề nghị nâng điểm cho học sinh?
Là phụ huynh đặt vấn đề còn có thể chối từ nhưng chính đồng nghiệp nhất là người đó lại chính cấp trên, là Ban Giám hiệu giáo viên nào nỡ hoặc dám chối từ không cho?
Bố mẹ có con gian lận điểm thi không xứng đáng làm cán bộ
Chuyện nâng điểm cho học sinh vì thế cũng trở thành chuyện bình thường ở nhiều trường học nhất là vào thời kỳ cuối năm như hiện nay.
Nếu gặp thầy cô cứng rắn không nâng điểm, sẽ có tiếng bấc tiếng chì "vài con điểm gì mà ki bo thế?"
Nhiều người mặc nhiên chuyện nâng điểm cho học sinh là chuyện bình thường.
Cha ông ta từng nói "cái sảy nảy cái ung" quả chẳng sai bao giờ.
Cái nhỏ lúc mới nảy sinh không bị lên án, không chấn chỉnh kịp thời ắt sẽ phát triển thành cái lớn và phức tạp hơn.
Điển hình như việc mua bán điểm trong kỳ thi tốt nghiệp quốc gia vừa qua.
Đáng buồn và xấu hổ thay, người vi phạm trong việc mua bán điểm chủ yếu là các quan chức giáo dục của địa phương, nhỏ nhất là cấp trường và lớn nhất là cấp sở.
Một số người tham gia trực tiếp việc nâng, sửa điểm đang ngồi bóc lịch.
Dư luận đang rất quan tâm đến những cán bộ bỏ tiền mua điểm. Nhiều người đang trông chờ vào cách giải quyết hậu quả của ngành giáo dục tới đây.
Nếu những quan chức này vẫn còn tồn tại trong ngành thì sẽ lãnh đạo ai? Sẽ chỉ đạo thế nào với những quy định của ngành?
Hy vọng lần này tiêu cực sẽ bị giải quyết triệt để như lời Bộ Trưởng Phùng Xuân Nhạ nói: "Đưa ra khỏi ngành cán bộ, giáo viên liên quan đến gian lận thi cử".
Nếu được thế, ngành giáo dục sẽ tránh được tình trạng lập lại "cái sảy nảy cái ung" như trước đây.
Đỗ Quyên
Theo giaoduc.net.vn
Bộ GD&ĐT giải trình 'chuyện gì đang xảy ra' về gian lận thi cử Theo kế hoạch, ngày 23/4, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội làm việc với Bộ GD&ĐT, Bộ Công an liên quan gian lận thi THPT quốc gia 2018. Trước đó, ông Phan Thanh Bình - Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu nhiên và Nhi đồng của Quốc hội...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Hoa hậu Tiểu Vy bị tóm cận visual "tỷ lệ vàng", Diệp Lâm Anh và dàn sao diện Việt phục đổ bộ sự kiện
Sao việt
13:48:51 06/05/2025
Ancelotti vẫn lạc quan Real Madrid vô địch La Liga
Sao thể thao
13:41:44 06/05/2025
ChatGPT và các chatbot AI liệu có đủ tin cậy để tư vấn sức khỏe?
Thế giới số
13:40:00 06/05/2025
Hàng loạt vụ bắt cóc nhằm vào các đại gia tiền điện tử ở châu Âu
Thế giới
13:38:46 06/05/2025
Thám tử Kiên: tuyệt đối đẹp và thơ, 'đè bẹp' tính 'cũ rích' của Vòng tay nắng?
Phim việt
13:32:18 06/05/2025
Vụ nữ sinh tử vong ở Vĩnh Long: Yêu cầu xử lý cán bộ sai phạm trong vụ việc
Tin nổi bật
13:03:05 06/05/2025
Hồn nhiên mặc "lạc quẻ" đến Met Gala 2025, 1 ngôi sao hạng A nhận cái kết ê chề!
Sao âu mỹ
12:53:48 06/05/2025
Chu Thanh Huyền tích cực 'dát vàng' lên mẹ chồng, nên được cưng bất chấp drama
Netizen
12:46:28 06/05/2025
HLV Rap Việt nói 1 câu cực gắt về bạn thân HIEUTHUHAI trước tranh cãi "mất chất, hát nhiều hơn rap"
Nhạc việt
12:40:23 06/05/2025
Bức ảnh đằng sau hit tỷ view và chuyện tình drama bậc nhất Hollywood
Nhạc quốc tế
12:36:18 06/05/2025