Bộ nhận sai sót trong chỉ đạo “không dạy những nội dung ngoài sách giáo khoa”

Do việc diễn đạt đã gây ra hiểu lầm là Bộ chỉ cho phép giáo viên khai thác sử dụng sách giáo khoa để dạy học. Điều này không đúng tinh thần chỉ đạo của Bộ.

Trước đó, ngày 3/10/2017, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ ký văn bản số 4612/BGDĐT-GDTrH hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh từ năm học 2017 – 2018.

Theo đó, công văn yêu cầu các Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo cơ sở giáo dục phổ thông điều chỉnh nội dung dạy học.

Vấn đề khiến dư luận quan tâm và gây xôn xao dư luận mấy ngày qua chính là “tuyệt đối không dạy những nội dung ngoài sách giáo khoa”.

Trước những ý kiến của dư luận, ngày 17/10, ông Nguyễn Xuân Thành – Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) chính thức trả lời về vấn đề này.

Bộ nhận sai sót trong chỉ đạo không dạy những nội dung ngoài sách giáo khoa - Hình 1

Bộ nhận sai sót trong chỉ đạo “không dạy những nội dung ngoài sách giáo khoa” (Ảnh: vtv.vn)

Theo ông Thành, tại Công văn số 4612/BGDĐT-GDTrH ngày 03 tháng 10 năm 2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã hướng dẫn:

“Tiếp tục rà soát nội dung dạy học trong sách giáo khoa hiện hành, tinh giản những nội dung dạy học vượt quá mức độ cần đạt về kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông hiện hành;

Điều chỉnh để tránh trùng lặp nội dung giữa các môn học, hoạt động giáo dục;

Bổ sung, cập nhật những thông tin mới phù hợp thay cho những thông tin cũ, lạc hậu;

Không dạy những nội dung, bài tập, câu hỏi trong sách giáo khoa vượt quá mức độ cần đạt về kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông hiện hành;

Tuyệt đối không dạy những nội dung ngoài sách giáo khoa”.

Do sách giáo khoa cụ thể hóa mục tiêu của chương trình nên ý cuối cùng trong câu này nhằm nhấn mạnh yêu cầu không dạy học vượt quá mức độ cần đạt về kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông hiện hành.

Bộ cũng yêu cầu “bổ sung, cập nhật những thông tin mới phù hợp thay cho những thông tin cũ, lạc hậu”, nghĩa là không hạn chế giáo viên chỉ dạy học với ngữ liệu trong sách giáo khoa.

“Tuy nhiên việc diễn đạt như trên đã gây ra hiểu lầm là Bộ chỉ cho phép giáo viên khai thác sử dụng sách giáo khoa để dạy học. Điều này không đúng tinh thần chỉ đạo của Bộ”, ông Thành lưu ý.

Cũng theo vị này, trong quá trình tập huấn triển khai thực hiện sắp tới, Bộ sẽ hướng dẫn cụ thể hơn về việc này để các nhà trường, giáo viên, học sinh thực hiện theo đúng tinh thần chỉ đạo của Bộ.

Theo GDVN

Video đang HOT

Chỉ đạo của Bộ về tích hợp sách giáo khoa hiện hành chỉ làm giáo viên thêm rối

Việc dạy học tích hợp của từng môn học hoặc liên môn dễ dẫn đến hiện trạng chồng chéo, trùng lặp nội dung của các môn học, hoạt động giáo dục.

LTS: Ngày 3/10/2017, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ ký văn bản số 4612/BGDĐT-GDTrH hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh từ năm học 2017 - 2018.

Theo đó, công văn yêu cầu các Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo cơ sở giáo dục phổ thông điều chỉnh nội dung dạy học.

Vấn đề khiến các thầy cô dạy bậc trung học cơ sở, trung học phổ thông quan tâm nhất chính là việc "lựa chọn các chủ đề, rà soát nội dung các bài học trong sách giáo khoa hiện hành tương ứng với chủ đề đó để sắp xếp lại thành một số bài học tích hợp của từng môn học hoặc liên môn..." bởi lẽ toàn bộ giáo viên hiện đang dạy giảng dạy chỉ được đào tạo ra làm giáo viên đơn môn.

Vậy giáo viên tích hợp thế nào?

Về vấn đề này, Báo điện tử Giáo dục Việt Nam có cuộc trao đổi với Thạc sĩ Đặng Danh Hướng - giáo viên trường Trung học phổ thông Hoàng Văn Thụ (Hà Nội) để hiểu rõ hơn khó khăn của đội ngũ giáo viên hiện nay.

Tòa soạn trân trọng gửi tới độc giả cuộc trao đổi này.

Phóng viên: Là giáo viên phổ thông lâu năm, thầy đánh giá thế nào về chương trình giáo dục phổ thông hiện nay?

Thạc sĩ Đặng Danh Hướng: Tôi cho rằng, nội dung của chương trình giáo dục phổ thông hiện hành là quá tải, quá nặng, không đảm bảo tính vừa sức đối với học sinh;

Thậm chí, nhiều thông tin cũ, lạc hậu không còn phù hợp; nội dung giữa các môn học có sự trùng lặp, hoạt động giáo dục...

Chỉ đạo của Bộ về tích hợp sách giáo khoa hiện hành chỉ làm giáo viên thêm rối - Hình 1

Thạc sĩ Đặng Danh Hướng (Ảnh: Nhân vật cung cấp)

Ví dụ: Môn Lịch sử bài 27, lớp 10 "Quá trình dựng nước và giữ nước" với môn Giáo dục quốc phòng - An ninh lớp 10 bài 1 "Truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam" trùng lặp nội dung "Thời kì dựng nước đầu tiên, công cuộc kháng chiến bảo vệ tổ quốc";

Hay môn Giáo dục công dân: bài 14, lớp 10 "Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc" với môn Giáo dục quốc phòng - An ninh lớp 11 bài 3 "Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia" trùng lặp nội dung "Trách nhiệm của công dân".

Chương trình năm 2000 từ lúc ra đời đến nay Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nhiều lần quyết định giảm tải nội dung dạy học nhưng đến nay học sinh, phụ huynh vẫn than thở chương trình học nặng. Thầy nhìn nhận vấn đề này như thế nào?

Thạc sĩ Đặng Danh Hướng: Đây là một vấn nạn của chương trình phổ thông hiện hành, vì học sinh vẫn phải học tới 13 môn học, giáo viên của 13 môn học đều đưa ra mục tiêu bài học, chương học là học sinh phải đạt chuẩn kiến thức - kĩ năng.

Cụ thể:

- Về kiến thức: Học sinh không chỉ dừng lại ở việc nhận biết, thông hiểu, vận dụng, mà còn phải biết phân tích, đánh giá và sáng tạo, thậm trí nhiều giáo viên còn đòi hỏi học sinh phải phát triển năng lực nhận thức ở mức độ cao hơn trong quá trình học tập.

- Về kĩ năng: Học sinh biết vận dụng tri thức đã được tiếp thu để trả lời câu hỏi, giải bài tập, làm thực hành, có kĩ năng tính toán, vẽ hình, dựng biểu đồ... sau mỗi bài hoặc mỗi chương đã học.

Chính mục tiêu đó đã làm chương trình phổ thông hiện hành vượt quá mức độ cần đạt về kiến thức, kỹ năng bởi nếu học sinh chú tâm học môn học này không còn thời gian học tập môn khác.

Từ đó gây áp lực đối với học sinh và làm chương trình vốn đã nặng, đã quá tải, nay lại càng nặng hơn.

Cho dù, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nhiều lần ra quyết định giảm tải nội dung dạy học, thì học sinh, phụ huynh vẫn than thở là điều hiển nhiên.

Trong công văn hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, Bộ Giáo dục và Đào tạo nêu: "Căn cứ vào chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, lựa chọn các chủ đề, rà soát nội dung các bài học trong sách giáo khoa hiện hành tương ứng với chủ đề đó để sắp xếp lại thành một số bài học tích hợp của từng môn học hoặc liên môn;...".

Thầy đánh giá như thế nào về chỉ đạo này của Bộ Giáo dục và Đào tạo?

Thạc sĩ Đặng Danh Hướng: Việc dạy học tích hợp của từng môn học hoặc liên môn dễ dẫn đến hiện trạng chồng chéo, trùng lặp nội dung của các môn học, hoạt động giáo dục.

Vì tính đến nay chưa có văn bản hướng dẫn tích hợp nội dung của từng môn học, từng bài học cụ thể sẽ như thế nào?

Do vậy, nếu thực hiện tích hợp dễ xảy ra tình trạng nội dung kiến thức của môn học đã được giáo viên giảng dạy rồi lại được giáo viên môn khác tái sử dụng và giảng dạy lại ở bộ môn khác.

Với một phông kiến thức sâu 13 môn học đều thực hiện tích hợp làm chương trình đã nặng nay lại càng nặng hơn với học sinh, không vừa sức với học sinh, học sinh dần dần nhàm chán, không có hứng thú với môn học.

Chỉ đạo của Bộ về tích hợp sách giáo khoa hiện hành chỉ làm giáo viên thêm rối - Hình 2

Theo thầy Hướng, nếu thực hiện tích hợp chương trình hiện hành dễ xảy ra tình trạng nội dung kiến thức của môn học đã được giáo viên giảng dạy rồi lại được giáo viên môn khác tái sử dụng và giảng dạy lại ở bộ môn khác. (Ảnh minh họa: giaoduc.net.vn)

Tôi cho rằng, việc áp dụng dạy học tích hợp vào lúc này sẽ gây ra hệ lụy làm loãng kiến thức trọng tâm và thừa thãi các kiến thức không phù hợp.

Dạy học tích hợp đòi hỏi cao về phương pháp tự học, tự nghiên cứu sách giáo khoa của học sinh để tiếp nhận và vận dụng kiến thức mới thông qua giải quyết nhiệm vụ học tập với học sinh ở vùng khó khăn chưa thể đáp ứng được yêu cầu này.

Đặc biệt, yêu cầu này không thiết thực và khó khả thi với các trường vùng nông thôn, miền núi, vì ở nhiều trường phổ thông dạy học tích hợp liên môn làm cho có lệ, thậm chí nhiều giáo viên chỉ thực hiện dạy học tích hợp khi có các kì thi giáo viên giỏi, trong các giờ thao giảng và hội giảng hoặc các giờ thanh tra.

Như vậy có nghĩa là chỉ đạo này gây nhiều khó khăn cho giáo viên. Thầy có thể nêu cụ thể những khó khăn đó là gì không, thưa thầy?

Thạc sĩ Đặng Danh Hướng: Tôi cho rằng, chỉ đạo này gây nhiều khó khăn đối với giáo viên, ví như:

Thứ nhất, chưa có văn bản hướng dẫn tích hợp nội dung của từng môn học, từng bài học cụ thể.

Giáo viên sẽ lúng túng khi tổ chức hoạt động học tập ở trong lớp, ngoài lớp, trong trường, ngoài trường, ở nhà và cộng đồng, đặc biệt quan tâm đến hoạt động thực hành và ứng dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề thực tiễn. Đặc biệt là giáo viên giảng dạy ở vùng khó khăn.

Thứ hai, dạy tích hợp đòi hỏi cao về trình độ và năng lực của giáo viên tổ chức hoạt động học tích cực, tự lực và sáng tạo cho học sinh;

Yêu cầu giáo viên không ngừng tư duy và trau dồi kiến thức ở nhiều lĩnh vực, bộ môn khác nhau để có một phông kiến thức sâu áp dụng vào môn học mình giảng dạy.

Thứ ba, giáo viên thấy khó khi tích hợp kiến thức liên môn để phù hợp với mục tiêu dạy học, phù hợp khả năng nhận thức của từng đối tượng học sinh.

Cách thức tổ chức các hoạt động dạy học có hiệu quả với từng học sinh, khơi gợi hứng thú học tập cho học sinh...

Thứ tư, dạy học tích hợp liên môn đòi hỏi nhiều thời gian chuẩn bị không chỉ đối với giáo viên mà cả học sinh.

Bởi lẽ, giáo viên muốn dạy tích hợp thì cần:

- Nắm vững các nguyên tắc dạy học tích hợp liên môn.

- Lựa chọn bài học phù hợp lồng ghép kiến thức các môn khác;

- Xây dựng kế hoạch dạy học tích hợp - liên môn cần theo mẫu chia ra các cột như:

Tên bài, địa chỉ (tích hợp vào nội dung nào của bài), nội dung tích hợp (những kiến thức, kỹ năng, chủ đề có thể tích hợp, lồng ghép), mức độ tích hợp...

Bảng mô tả quan hệ của nội dung chủ đề với các môn học có các cột: Nội dung chủ đề, môn 1, 2, 3, 4 (lớp nào, nội dung tích hợp gì).

- Xác định đối tượng dạy học; chuẩn bị các thiết bị dạy học, học liệu, thiết kế giáo án.

Ví dụ: Khi dạy học môn Lịch sử bài 27, lớp 10 "Quá trình dựng nước và giữ nước" học sinh học về quá trình tồn tại, phát triển nhân dân ta đã từng bước hợp nhất, đoàn kết xây dựng một quốc gia thống nhất, có tổ chức nhà nước hoàn chỉnh, có nền kinh tế đa dạng ổn định, có nền văn hóa tươi đẹp giàu bản sắc riêng.

Giáo viên tích hợp: Kiến thức môn Địa Lý bài 2, lớp 12 "Vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ" học sinh sẽ: Biết được vị trí địa lí, giới hạn, phạm vi lãnh thổ Việt Nam; Kiến thức Giáo dục quốc phòng - An ninh bài 1 "Truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam".

Học sinh biết được Lịch sử đánh giặc của dân tộc, truyền thống vẻ vang của dân tộc trong sự nghiệp đánh giặc giữ nước;

Kiến thức môn Giáo dục công dân kiến thức bài 14, lớp 10 "Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc", bước đầu giáo dục lòng yêu nước và niềm tự hào về quê hương đất nước, học sinh biết rút ra các bài học về mục đích sống, vượt khó, có thái độ và trách nhiệm xây dựng và bảo vệ đất nước.

Trân trọng cảm ơn thầy.

Theo GDVN

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

HOT: Lưu Diệc Phi và nam thần kém tuổi công khai hẹn hò?HOT: Lưu Diệc Phi và nam thần kém tuổi công khai hẹn hò?
12:56:53 14/05/2025
NASA đã tính toán xong chính xác thời điểm thế giới sẽ tận thếNASA đã tính toán xong chính xác thời điểm thế giới sẽ tận thế
14:11:16 14/05/2025
Chú rể tát cô dâu ngất xỉu, 2 gia đình ẩu đả dữ dội trong đám cướiChú rể tát cô dâu ngất xỉu, 2 gia đình ẩu đả dữ dội trong đám cưới
14:13:13 14/05/2025
"Tổng thống nghèo nhất thế giới" qua đời ở tuổi 89"Tổng thống nghèo nhất thế giới" qua đời ở tuổi 89
12:30:59 14/05/2025
Trụ cột team châu Phi về VN lo liệu cho Quang Linh, chị gái hé lộ 1 điềuTrụ cột team châu Phi về VN lo liệu cho Quang Linh, chị gái hé lộ 1 điều
13:59:17 14/05/2025
Vụ cháy kho xưởng ở Hà Nội: Thượng tá công an tham gia chữa cháy bị thươngVụ cháy kho xưởng ở Hà Nội: Thượng tá công an tham gia chữa cháy bị thương
11:15:39 14/05/2025
H'Hen Niê gây choáng với ngôi nhà giản dị sau 14 năm: Không biệt thự dát vàngH'Hen Niê gây choáng với ngôi nhà giản dị sau 14 năm: Không biệt thự dát vàng
14:33:57 14/05/2025
Gần 500kg chân gà, đuôi lợn "bẩn" trong kho công ty thực phẩm sạchGần 500kg chân gà, đuôi lợn "bẩn" trong kho công ty thực phẩm sạch
11:10:57 14/05/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Bắt giữ 3 đối tượng vận chuyển 9 kg ma tuý

Bắt giữ 3 đối tượng vận chuyển 9 kg ma tuý

Pháp luật

16:21:59 14/05/2025
Ngày 14/5, Cục Hải quan thông tin về việc lực lượng chức năng vừa bắt giữ 3 đối tượng vận chuyển trái phép 17 bánh hồng phiến tại tỉnh Điện Biên.
Tinh linh màu xanh gây sốt MXH, giới trẻ đổ xô săn lùng, rót tiền cho món vô bổ

Tinh linh màu xanh gây sốt MXH, giới trẻ đổ xô săn lùng, rót tiền cho món vô bổ

Netizen

16:21:55 14/05/2025
Sau cơn sốt Baby Tree vừa qua, giới trẻ lại đổ xô săn lùng món đồ chơi vô tri đến từ Nhật Bản. MXH liên tục xuất hiện những video đập hộp Smiski khiến nhiều người khó hiểu đặt nghi vấn về suy nghĩ của giới trẻ khi rót tiền vào món đồ ch...
Israel tấn công bệnh viện ở Gaza, nhắm vào thủ lĩnh Hamas

Israel tấn công bệnh viện ở Gaza, nhắm vào thủ lĩnh Hamas

Thế giới

16:19:46 14/05/2025
Israel đã nhắm vào thủ lĩnh Hamas Mohammed Sinwar trong một cuộc tấn công vào bệnh viện Nasser ở phía nam Gaza vào tối 13/5 giờ địa phương, theo một quan chức cấp cao của Tel Aviv.
Đột quỵ ở tuổi thiếu niên

Đột quỵ ở tuổi thiếu niên

Sức khỏe

16:17:54 14/05/2025
Trong khi thế giới ghi nhận độ tuổi mắc đột quỵ trung bình là 70-75, thì tại Việt Nam, nhiều bệnh viện đang tiếp nhận bệnh nhân mới ở tuổi 50, thậm chí dưới 20.
Lưu Diệc Phi công khai tình trẻ lộ loạt khoảnh khắc ngọt ngào không phải tin đồn

Lưu Diệc Phi công khai tình trẻ lộ loạt khoảnh khắc ngọt ngào không phải tin đồn

Sao châu á

15:52:11 14/05/2025
Loạt tương tác ngọt ngào giữa Lưu Diệc Phi và bạn trai tin đồn đang khiến cộng đồng mạng Trung Quốc đứng ngồi không yên . Những dấu hiệu trùng hợp và khoảnh khắc thân thiết được soi ra gần đây khiến dân tình không khỏi đặt dấu hỏi!
Ý Nhi được Ấn Độ ưu ái, phát tín hiệu 'Thùy Tiên', vẫn bị anti quốc tế gạch tên

Ý Nhi được Ấn Độ ưu ái, phát tín hiệu 'Thùy Tiên', vẫn bị anti quốc tế gạch tên

Sao việt

15:35:21 14/05/2025
Sau 1 tuần nhập cuộc Hoa hậu Ý Nhi vẫn giữ vững năng lượng tự tin khiến fan sắc đẹp quốc tế chú ý. Nàng hậu liên tục nhận được nhiều lời khen từ đương kim Miss World và dì Ly bởi những màn thể hiện đầy ấn tượng trên sóng truyền hình.
Cập nhật bảng giá xe Honda Wave RSX FI 110 mới nhất tháng 5/2025

Cập nhật bảng giá xe Honda Wave RSX FI 110 mới nhất tháng 5/2025

Xe máy

15:30:42 14/05/2025
Xe số Honda Wave RSX FI 110 trong tháng 5 này vẫn đưa ra thị trường với 3 phiên bản: Tiêu chuẩn, thể thao và đặc biệt. Đi kèm có 6 tùy chọn màu sắc khác nhau như: Đen bạc, đỏ đen bạc, đỏ đen, xanh đen bạc, đen và trắng đen bạc.
Ngắm bản dựng concept Toyota Corolla Sedan 2027 với nhiều công nghệ mới

Ngắm bản dựng concept Toyota Corolla Sedan 2027 với nhiều công nghệ mới

Ôtô

15:28:56 14/05/2025
Giữa lúc Toyota đang làm mới các dòng xe hiện tại, cộng đồng yêu xe và các nghệ sĩ đồ họa lại hướng sự quan tâm đến tương lai xa hơn, cụ thể là thế hệ kế nhiệm của Corolla Sedan - một trong những mẫu xe du lịch bán chạy nhất của hãng.
Kay Trần, Thanh Duy được mời đóng phim điện ảnh nhờ sức hút từ show 'Anh trai'?

Kay Trần, Thanh Duy được mời đóng phim điện ảnh nhờ sức hút từ show 'Anh trai'?

Hậu trường phim

15:27:37 14/05/2025
Trước những tin đồn xoay quanh việc Kay Trần và Thanh Duy cùng tham gia dự án kinh dị Dưới đáy hồ , đạo diễn Trần Hữu Tấn lên tiếng làm rõ.
Chồng bị nhân tình "lột sạch" tiền, quay về quỳ gối xin tôi một điều

Chồng bị nhân tình "lột sạch" tiền, quay về quỳ gối xin tôi một điều

Góc tâm tình

15:23:37 14/05/2025
Ngày còn yêu nhau, Tùng từng nắm tay tôi mà hứa rằng: Chỉ cần em chịu đi theo anh, dù có nghèo khó ra sao, anh cũng nguyện cả đời yêu em, che chở cho em .
Đơn vị xây cầu Hòa Bình là nhà thầu "quen mặt" tại Tây Ninh

Đơn vị xây cầu Hòa Bình là nhà thầu "quen mặt" tại Tây Ninh

Tin nổi bật

15:11:36 14/05/2025
Công ty TNHH Vũ Hoan, nhà thầu từng xây nhiều công trình, trụ sở tại Tây Ninh, là đơn vị trúng thầu xây lắp và đảm bảo giao thông tại đường dẫn cầu vừa xảy ra sự cố sụt lún.