Bỏ ngay 3 thói quen sai lầm này khi ăn rau muống nếu không muốn rước họa vào thân, hại sức khỏe
Những lưu ý khi ăn rau muống sẽ giúp bạn ăn ngon hơn lại có thể bồi bổ sức khỏe vào mùa hè này hiệu quả nhất có thể.
Là loại rau được ăn nhiều vào mùa hè, rau muống là một thực phẩm được nhiều người ưa chuộng bởi dễ ăn, dễ chế biến lại giúp làm dịu đi đáng kể cái nóng nực, oi ả của ngày hè. Vào những ngày oi nồng thế này, được ăn rau muống luộc chấm tương kèm bát nước luộc rau dầm sấu, thêm quả cà pháo giòn tan thậm chí còn là mong muốn của nhiều người.
Theo cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), rau muống có hàm lượng muối khoáng cao với các loại khoáng chất cao như canxi, phốtpho, sắt; Vitamin có caroten, vitamin C, vitamin B1, vitamin PP, vitamin B2…
Mặc dù vậy, khi ăn rau muống, bạn cần tuyệt đối ghi nhớ những lưu ý khi ăn rau muống để tránh biến thực phẩm có công dụng chữa bệnh này thành “thuốc độc” trên mâm cơm:
Ăn tùy tiện khi mắc một số bệnh
Theo lương y Bùi Hồng Minh, Đông y cho rằng người bị viêm đau, nhức khớp, bệnh gout (thống phong) và các viêm nhiễm đường tiết niệu thận do sỏi, huyết áp cao không nên ăn nhiều rau muống; hoặc khi đang điều trị bệnh nội khoa, ngoại khoa nào đó cũng không nên ăn rau muống.
Nguyên nhân là ăn rau muống sẽ khiến tình trạng bệnh thêm nặng hơn, các cơn đau dai dẳng, khó chịu hơn nên tốt nhất kiêng ăn để chữa trị hiệu quả những chứng bệnh này. Những người mắc bệnh trên cần cẩn trọng trước lưu ý khi ăn rau muống không thể bỏ qua này.
Ăn rau muống khi có vết thương hở
Theo lương y Bùi Hồng Minh, khi bạn có vết thương hở mà ăn rau muống sẽ dễ hình thành sẹo xấu sau khi vết thương lành hẳn. Nguyên nhân là rau muống làm kích thích tăng sinh tế bào gây sẹo lồi, khiến làn da rất mất thẩm mỹ. Chưa kể, ăn rau muống còn khiến tình trạng da non mọc lên gây ngứa nhiều hơn bình thường.
Video đang HOT
Vì thế, mọi người không muốn bề mặt da gồ ghề, trông mất thẩm mỹ cần hết sức chú ý chế độ ăn, đặc biệt phải loại bỏ rau muống ra khỏi các bữa ăn của mình. Chị em phụ nữ và nhất là người có vết thương trên mặt thì càng không được chủ quan, tránh hậu quả đáng tiếc.
Ăn rau muống sống, tái
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm (Nguyên Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia), rau muống thường được nuôi trồng ở những khu vực ao hồ nên có nguy cơ nhiễm nhiều loại ký sinh trùng. Nếu đem về rửa không kỹ rồi nhanh chóng chế biến, nấu nướng và ăn loại rau này, người ăn có nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm, cơ thể mệt mỏi, suy giảm miễn dịch.
Chưa kể, ăn rau muống dạng sống hay tái như ăn lẩu thì vẫn có nguy cơ giun sán làm tổ trong người nên cần hết sức cẩn trọng ở khâu lựa chọn rau đảm bảo, chế biến và bảo quản rau muống đúng cách.
Bên cạnh nguy cơ nhiễm ký sinh trùng, rau muống còn dễ bị phun thuốc kích thích để rau nhanh cho thu hoạch. Đây là hành động của một số người bán hàng vì lợi ích bản thân, nếu ăn phải loại rau này, người ăn cũng dễ dàng bị ngộ độc, ốm yếu nên cần chú ý những khâu lựa chọn, chế biến…
Giải pháp:
- Theo chuyên gia, để lựa chọn rau muống ngon cần chú ý không lựa chọn rau muống có màu xanh đậm bất thường, cọng và lá to, khi bẻ, rau có độ giòn hơn bình thường. Nên chọn rau có thân nhỏ, lá nhỏ, màu xanh bình thường.
- Trước khi chế biến cần rửa rau qua nhiều nước, ngâm rau trong nước muối loãng.
- Khi ăn rau muống nên đảm bảo rau được nấu chín, tránh ăn sống hoặc tái.
Theo Helino
Cây lá bỏng vừa làm cảnh lại có thể dùng làm thuốc chữa bệnh cực hay cho bé theo hướng dẫn của chuyên gia
Đặc tính nổi trội nhất của loài cây này là có khả năng chữa bỏng. Đối với những gia đình có trẻ nhỏ, tai nạn bỏng có thể xảy ra bất cứ lúc nào nên trồng sẵn cây lá bỏng trên ban công quả là không hề thừa thãi.
Cây lá bỏng không chỉ làm cảnh mà còn là thuốc quý trong Đông y
Cây lá bỏng hay còn gọi là cây sống đời, vốn là một loại cây được trồng làm cảnh nhiều trong những hộ gia đình. Nhất là ở vùng quê, những chậu cây lá bỏng được trồng rất nhiều quanh nhà để không gian thêm màu xanh mát, lại vô cùng dễ trồng.
Nhưng cây lá bỏng không đơn giản là một loại cây trồng cảnh mà còn là vị thuốc quý trong Đông y. Nhất là đối với những gia đình có con nhỏ thì việc trồng một chậu cây lá bỏng quá đỗi tuyệt vời. Bên cạnh công dụng làm cảnh, loại cây này còn được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh. Trong đó có rất nhiều bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ.
Theo cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), trong Đông y, cây bỏng vị nhạt, hơi chua, tính mát, có tác dụng tiêu sưng, giảm đau, tẩy độc, ra da; thường được dùng chữa vết bỏng, vết thương trầy da loét thịt, viêm loét dạ dày, viêm ruột, trĩ nội, đi ngoài ra máu, đau mắt đỏ... Có thể dùng lá tươi giã đắp, hoặc giã vắt lấy nước bôi. Lá tươi có thể ăn sống hoặc sắc uống.
Nghiên cứu của y học hiện đại cho thấy, cây lá bỏng có nhiều chất kháng khuẩn nên được sử dụng nhiều với những trường hợp có vết thương hở, vết thương lở loét và cả những vết thương bên trong cơ thể. Tưởng chừng là loài cây mọc hoang, làm cảnh đơn thuần mua vui nhưng cây lá bỏng có tính kháng viêm khá mạnh.
Nghiên cứu của y học hiện đại cho thấy, cây lá bỏng có nhiều chất kháng khuẩn nên được sử dụng nhiều với những trường hợp có vết thương hở, vết thương lở loét và cả những vết thương bên trong cơ thể.
Chữa bệnh cho bé từ cây lá bỏng - Những bài thuốc cực hay
Theo lương y Bùi Hồng Minh, bạn hoàn toàn có thể chữa bệnh cho bé cũng như cho các thành viên trong gia đình từ cây lá bỏng theo những cách dưới đây:
- Chữa bỏng nhẹ cho trẻ nhỏ: Hái một lượng lá bỏng vừa đủ để chữa bỏng, rửa qua nước muối loãng, đem giã nát, lấy nước cốt thoa lên vết bỏng sẽ làm dịu vết bỏng nhanh chóng. Ngay cả với những vết bỏng nhẹ ở người lớn, bạn cũng có thể áp dụng cách chữa bỏng đơn giản này.
- Chữa viêm họng: Sử dụng 10 lá bỏng trong một ngày, rửa sạch qua nước muối loãng. Sử dụng sáng 4 lá, chiều 4 lá, tối 2 lá, nhai kỹ và nuốt. Thực hiện như vậy trong vòng 3-4 ngày sẽ có hiệu quả khắc phục tình trạng viêm họng.
Lá bỏng chữa viêm họng cho bé.
- Trẻ bị viêm xoang mũi: Sử dụng nắm lá bỏng đem rửa sạch và ngâm qua nước muối loãng, sau đó giã nát lá bỏng. Mẹ dùng bông thấm nước cốt và thoa lên lỗ mũi cho con. Thực hiện cách chữa bệnh này mỗi ngày 4-5 lần. Nếu con bị xoang mũi cả hai bên thì thực hiện đều đặn buổi sáng một bên, buổi chiều một bên.
- Chữa mụn nhọt cho bé (dạng mụn nhọt chưa có mủ): Lá bỏng, lá táo và lá đại đem giã nát, đắp vào chỗ đau mỗi ngày 1-2 lần.
- Bé bị viêm tai giữa cấp tính: Lá thuốc bỏng giã nát, đem vắt lấy nước và nhỏ vào tai bé.
- Chốc lở sài đầu, mụn nhọt lở ghẻ ở trẻ em: Trong uống dịch lá bỏng, sáng tối, mỗi lần 20 - 25ml. Ngoài đắp rửa bằng nước lá bỏng giã nhuyễn.
Nếu bạn quá chán chường với tình trạng mất ngủ kéo dài mà không muốn uống thuốc ngủ, hãy thử sử dụng lá bỏng làm thuốc an thần.
- Trẻ ra mồ hôi trộm: Dùng nước lá bỏng uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 60ml.
- Chữa mất ngủ: Nếu bạn quá chán chường với tình trạng mất ngủ kéo dài mà không muốn uống thuốc ngủ, hãy thử sử dụng lá bỏng làm thuốc an thần. Mỗi ngày, bạn chỉ cần ăn 8 lá bỏng sẽ giúp ngủ ngon và sâu giấc hơn.
Lưu ý: Thông tin có tính chất tham khảo, để áp dụng cho trường hợp bệnh cụ thể của con bạn cần thiết phải được thăm khám và nghe tư vấn của chuyên gia Đông y để chữa bệnh nhanh chóng, hiệu quả nhất.
Theo Helino
Trồng 1 chậu lá tía tô trong nhà, con bạn quanh năm không phải lo ốm sốt, cảm cúm Không chỉ vào mùa đông lạnh giá, ngay cả vào những ngày hè nóng nực, tía tô vẫn cực cần thiết cho sức khỏe trẻ em. Tía tô dễ trồng làm rau gia vị, còn là thuốc chữa bệnh cho trẻ nhỏ lẫn người lớn được Đông y ghi nhận Tía tô là một trong những loại rau gia vị quen thuộc của...