Bỏ môn “Công dân với Tổ quốc” trong chương trình giáo dục phổ thông mới

Theo dõi VGT trên

Với những góp ý của các nhà khoa học, nhà giáo trong thời gian qua, Bộ GD&ĐT thống nhất bỏ môn Công dân với Tổ quốc trong chương trình mới.

Ông Dương Trung Quốc: “Bộ Giáo dục nên cẩn trọng, có thiện chí và dân chủ hơn”Chủ tịch Quốc hội: Con đường học sinh giỏi thành nguyên khí quốc gia còn xa lắmChủ tịch nước: Lịch sử là cội nguồn của sức sống, là sự trường tồn của dân tộcGiáo sư Phan Huy Lê muốn rõ thế nào là “tiếp tục giữ môn học Lịch sử?

Theo một nguồn tin đáng tin cậy mà Phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam có được, qua buổi làm việc giữa Ban Tuyên giáo Trung ương với Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam và Bộ GD&ĐT về số phận môn lịch sử trong chương trình mới được tổ chức chiều qua (7/12) tại Ban Tuyên giáo Trung ương, trên cơ bản có một vài ý kiến.

Đối với cấp 1 (tiểu học) lịch sử sẽ tích hợp trong môn học chung cùng với một số môn học khác, chủ yếu để giáo dục lịch sử thông qua các câu chuyện tạo hứng thú và hiểu biết cho học sinh.

Đối với cấp 2 (THCS) sẽ chọn ra ba phần, phần thứ nhất lịch sử riêng, phần thứ hai là địa riêng, phần thứ ba là tích hợp giữa sử và địa. Hiện tại đang để mở về việc đặt tên cho môn học này, có thể môn học này là “sử – địa” hoặc để sử riêng, địa riêng, nhưng nếu Lịch sử riêng, Địa lí riêng thì phần nội dung tích hợp giữa hai môn sẽ đặt vào đâu? Vấn đề này vẫn đang được bàn luận.

Bỏ môn Công dân với Tổ quốc trong chương trình giáo dục phổ thông mới - Hình 1

Ảnh minh họa. Xuân Trung

Đối với cấp THPT sẽ có Lịch sử 1 và Lịch sử 2, cả hai đều là chương trình nâng cao, đó là một môn riêng, độc lập. Lịch sử 1 là môn bắt buộc đối với khối của Khoa học xã hội (theo phân luồng), theo vị này thì Lịch sử 1 sẽ nâng cao hơn, chuyên sâu hơn.

Lịch sử 2 cũng là chương trình nâng cao, nhưng thấp hơn Lịch sử 1, Lịch sử 2 dành cho khối Khoa học tự nhiên.

“Như vậy, cả cấp 1,2,3 đều có Lịch sử, chứ không bỏ Lịch sử. Cấp 1 thì Lịch sử hòa chung vào các môn như đề xuất của Bộ GD&ĐT, cấp 2 không như phương án của Bộ (phương án của Bộ là Lịch sử nằm trong môn Khoa học xã hội), mà có chút điều chỉnh, hoặc là ghép với môn Địa lí hoặc là Lịch sử đứng riêng. Nhưng cho dù có ghép với môn Địa thì nội dung Lịch sử vẫn riêng, địa lí riêng” vị này cho biết.

Nội dung

Bỏ môn Công dân với Tổ quốc trong chương trình giáo dục phổ thông mới - Hình 2

Chủ tịch nước: Lịch sử là cội nguồn của sức sống, là sự trường tồn của dân tộc (GDVN) – Sứ mạng của khoa học lịch sử vì vậy là hết sức nặng nề, nhưng cũng hết sức vẻ vang. Với ý nghĩa đó Chủ tịch nước luôn đánh giá cao vai trò của lịch sử.

Thông tin thêm với Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, PGS. Vũ Quang Hiển (đại biểu được mời dự buổi làm việc trên) cho biết, buổi làm việc cơ bản đã đạt được những thống nhất. Theo đó, các bên thống nhất bỏ môn Công dân với Tổ quốc trong chương trình giáo dục phổ thông mới.

“Hiện đang cân nhắc môn Lịch sử ở THCS sẽ nên như thế nào, còn Lịch sử ở cấp THPT là bắt buộc và độc lập. Quan điểm của Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam là môn học này phải là cơ bản, độc lập và bắt buộc, nhưng Bộ GD&ĐT chỉ tiếp thu với tinh thần có mức độ” PGS. Vũ Quang Hiển cho biết.

Video đang HOT

Được biết, trong buổi làm việc giữa ba cơ quan nêu trên, GS. Phan Huy Lê (Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam) đã hoan nghênh việc làm tích hợp, và hoàn toàn đồng ý với chủ trương tích hợp, nhưng vấn đề phải thực hiện theo Nghị quyết của Quốc hội (tích hợp sâu ở các lớp dưới và phân hóa dần ở các lớp trên).

GS. Phan Huy Lê và Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam hoàn toàn đồng ý việc tích hợp ở cấp tiểu học giữa Lịch sử, Địa lí và có thể phối hợp với các môn khác. Đối tới THCS, GS. Phan Huy Lê đề nghị ba nội dung; nội dung Lịch sử, nội dung Địa lí và các phần chung giữa hai môn này, đồng ý là tích hợp các phần chung. Tuy nhiên, việc gọi tên là gì thì GS. Phan Huy Lê nêu ý kiến, có thể gọi là môn “Sử – Địa”.

Đối với cấp THPT, GS. Phan Huy Lê đề nghị môn Lịch sử phải là bắt buộc, với lí do, ở Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới, Lịch sử phải là Quốc sử. Và, chính thức đề nghị môn Lịch sử là môn độc lập, bắt buộc, không nằm trong môn Công dân với Tổ quốc.

Cũng trong buổi tọa đàm này, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển cũng thống nhất với các nhà khoa học rằng, ở cấp THCS sẽ không gọi tên môn Khoa học xã hội, thay vào đó có thể gọi là môn “Lịch sử và Địa lí”. Riêng cấp THPT, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển không đề cập?

Chia sẻ thêm thông tin cuộc tọa đàm chiều qua, PGS. Nghiêm Đình Vỳ, nguyên Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương cho biết, kết thúc buổi tọa đàm, ông Vũ Ngọc Hoàng – Phó trưởng ban thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương đã khẳng định lại vai trò của môn Lịch sử trong xã hội là hết sức cần thiết, cần phải tôn trọng môn học và được thể hiện trong chương trình, sách giáo khoa mới.

Theo PGS. Nghiêm Đình Vỳ thông tin lại, Phó trưởng ban thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương Vũ Ngọc Hoàng cũng đã kết luận, môn Lịch sử ở cấp THPT là môn học bắt buộc, bắt buộc được thể hiện ở hai loại: Thứ nhất, gọi là Lịch sử 1 và thứ hai, Lịch sử 2.

“Tôi nghĩ Bộ GD&ĐT không theo kết luận của đồng chí Vũ Ngọc Hoàng cũng không được. Nhưng vấn đề là Bộ GD&ĐT vẫn đang mập mờ đối với môn Lịch sử ở cấp THPT” PGS. Nghiêm Đình Vỳ cho hay.

Theogiaoduc.net.vn

'Nên thay bộ sách giáo khoa Lịch sử'

"Sách giáo khoa môn Lịch sử hiện dài dòng, nặng nề về kiến thức và thiếu hấp dẫn trong cách trình bày", GS.TS.NGND Vũ Dương Ninh nêu quan điểm.

Là người tham dự hội nghị bàn về việc bỏ tích hợp môn Lịch sử ngày 7/12, GS.TS.NGND Vũ Dương Ninh cho rằng, cần xác định rõ yêu cầu học Sử của từng cấp để đưa vào chương trình giảng dạy những vấn đề cơ bản, phù hợp tâm, sinh lý của từng lứa tuổi học sinh. Trên cơ sở đó, việc đổi mới dạy và học môn này là hết sức cần thiết.

Nên thay bộ sách giáo khoa Lịch sử - Hình 1

GS.TS.NGND Vũ Dương Ninh cho rằng, một trong những việc cần làm để thay đổi dạy và học môn Lịch sử là thay sách giáo khoa.

Hãy bỏ cách dạy Sử chán ngắt

"Cái chúng ta đang dạy cho học sinh phổ thông quá nặng nề, tham lam. Thay vì nhồi thật nhiều, nên chọn lọc một số sự kiện gây được hứng thú với các em, trong đó có việc bảo vệ Tổ quốc và những kinh nghiệm sống trong quá khứ", GS Ninh nói.

Ông Ninh cũng cho rằng, việc quan trọng nữa là thay đổi bộ sách giáo khoa Lịch sử dựa trên nguyên tắc bảo đảm mục tiêu môn học, thông qua sự kiện có chọn lọc để gây dựng nhận thức của học sinh về lịch sử, nâng cao lòng yêu nước.

Nội dung kiến thức cần nhẹ nhàng và trình bày gọn gàng hơn, nên bổ sung số lượng hình ảnh, sơ đồ trực quan trong sách để tăng tính hấp dẫn.

Cũng theo quan điểm của vị giáo sư sử học, Lịch sử phải phải là môn thi độc lập và bắt buộc trong kỳ thi THPT quốc gia tới. "Tuy nhiên, quy định Lịch sử là môn thi bắt buộc phải đi kèm việc thay đổi cách dạy học và giảm tải kiến thức cho học sinh", ông Ninh nêu quan điểm.

Theo thạc sĩ Trần Trung Hiếu - giáo viên Lịch sử, trường THPT chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An, một trong những người đầu tiên "kêu cứu" cho môn Sử, những kết luận quan trọng của cơ quan có trách nhiệm trong hội nghị chiều 7/12 đã tạo ra những chuyển biến tích cực hơn về phía Bộ GD&ĐT.

Điều quan trọng hiện nay là Bộ GD&ĐT phải làm lại lại cấu trúc và nội dung chương trình tổng thể, xác định rõ vị trí của từng môn học trong Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể như thế nào.

Nếu như vấn đề đó chưa được quyết định rõ ràng thì chưa thể bàn đến đổi mới cách biên soạn sách giáo khoa, đào tạo và đào tạo lại giáo viên để dạy được chương trình trong sách.

Nên đổi mới dạy và học Lịch sử thế nào?

Ngày 7/12, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp Bộ GD&ĐT và Hội khoa học Lịch sử Việt Nam tổ chức Hội nghị về vị trí môn Lịch sử trong chương trình giáo dục phổ thông. Qua thảo luận, Bộ GD&ĐT và Hội khoa học Lịch sử đưa ra một số điểm thống nhất cơ bản, trong đó có việc không tích hợp môn Lịch sử ở bậc THPT.

Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là nên thay đổi cách dạy và học môn này như thế nào để học sinh không thờ ơ với Lịch sử?

Chia sẻ về đổi mới dạy và học Sử, TS Vũ Thu Hương (Đại học Sư phạm Hà Nội) cho rằng, giáo viên nên bỏ cách giảng dạy chán ngắt. Thay vào đó, người dạy hãy vận dụng sách tham khảo, làm bài tập thực hành thú vị để thu hút học sinh.

TS Hương nêu ví dụ, thay vì giảng cho trẻ nghe về nhà Trần và việc đắp đê, chúng ta có thể cho học sinh tự đắp đê trên bản đồ cổ bằng đất nặn. Hoặc thay vì giảng bằng lời về nhà Nguyễn, hãy yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa, sách tham khảo và xây dựng sơ đồ gia phả dòng họ, xem có bao nhiêu chúa Nguyễn và vua Nguyễn.

Theo nữ tiến sĩ, mỗi khi học hành mệt mỏi, một số sinh viên lại yêu cầu bà... cho học Lịch sử. "Bởi vì bài giảng của tôi không kể xem có bao nhiêu tên địch bị tiêu diệt trong một trận đánh, mà là giải thích các truyền thuyết, kể về sự tích đặc biệt thú vị như sự tích Phố Cấm Chỉ trong khu phố cổ của Hà Nội", TS Hương chia sẻ.

Học sáng tạo

Trong khi phần lớn các trường hiện nay còn áp dụng cách dạy và học Lịch sử truyền thống, thì một số học sinh có cách làm khác. Xuất phát từ ý tưởng tái hiện thời kỳ Phục hưng, học sinh lớp 7, trường trung học Wellspring, Hà Nội, đã tổ chức dạ hội lịch sử.

Mỗi lớp lựa chọn một thành phố như Florence, Milan, Haarlem... để tái hiện qua lối kiến trúc La Mã cổ đại kết hợp phong cách kiến trúc Gothic hài hòa, cân xứng.

Những chiếc váy xòe bồng của thời kỳ Phục hưng ở châu Âu hiện lên bất ngờ từ chất liệu giấy, nilon, bìa catton... Đây là cách học Lịch sử khá lạ lẫm, thu hút sự chú ý của các bạn trẻ trong trường.

Nên thay bộ sách giáo khoa Lịch sử - Hình 2

Học sinh tái hiện trang phục thời kỳ Phục hưng. Ảnh: NVCC.

Và trong khi dư luận xôn xao về phần trả lời của học sinh "Quang Trung - Nguyễn Huệ là hai anh em", cậu học trò THPT Trần Khai Nguyên, TP HCM - Ngô Quang Đĩnh - đã vẽ bản đồ tư duy sáng tạo.

Lịch sử không còn khô cứng với Đĩnh bởi quan niệm: "Kiến thức cũng giống bánh mì, ăn nguyên ổ thấy ngán nên sẽ cắt nhỏ từng phần. Thay vì đọc, em sử dụng cách ghi nhớ qua hình ảnh, rất hiệu quả".

Tuy nhiên, những cách học mới mẻ kể trên vẫn thuộc quy mô cá nhân và nội bộ trường học. Còn lại, đa số cách dạy và học Sử truyền thống bấy lâu không được đổi mới.

Cô Huyền Thảo - giáo viên dạy Sử trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, TP HCM chỉ ra thực tế, hiện nay, đa số giáo viên tiến hành hình thức kiểm tra, đánh giá qua học thuộc bài. Điều này tạo nên áp lực rất lớn, khiến học sinh lo sợ, tìm cách đối phó, mất đi hứng thú với môn Sử, sức sáng tạo bị hạn chế.

Theo cô Thảo, không chỉ cần kiến thức sâu rộng, giáo viên nên có cách nhìn nhận các vấn đề lịch sử từ nhiều góc độ, cũng như chấp nhận, khuyến khích những ý kiến đa chiều của học sinh để các em phát huy tư duy phản biện.

Học sinh thích học theo cách phản biện

Trong cuộc khảo sát tại trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, TP HCM, cô giáo Huyền Thảo đưa ra thông tin:

61,4% học sinh không thích Lịch sử vì phải học thuộc lòng; 53,8% không thích vì phải nhớ nhiều sự kiện.

50,8% các bạn cho biết mình thích kiểm tra theo kiểu đề mở - hiểu bài. Đến 84,9% các bạn thích thảo luận, tranh luận trong giờ và 71,9% cảm thấy rất thú vị khi được phản biện với sách giáo khoa.

Trong số những bạn được dạy theo phương pháp truyền thống, có 64 bạn thích (chiếm 59,3%) và 44 bạn không thích cách dạy trên (chiếm 40,7%).

Trong số những bạn được giáo viên hướng dẫn đọc sách, thảo luận, tự ghi bài, có 49 bạn thích (chiếm 83,1%) và 9 bạn không thích cách dạy trên (chiếm 16,9%).

Trong số những bạn được giáo viên hướng dẫn đọc sách, thảo luận, sử dụng đề cương, có 6 bạn thích (chiếm 85,7%) và 1 bạn không thích cách dạy trên (chiếm 14,3%).

Tỷ lệ học sinh thích cách dạy - học cũ vẫn còn cao do phương pháp truyền thống này tương thích với cách kiểm tra, đánh giá cũ: Đó là nặng về việc học thuộc lòng. Tuy nhiên, những học sinh đã được trải nghiệm phương pháp mới đều phản hồi rất khả quan (trên 80% ưa thích).

Theo Zing

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Chuyện tình của chiến sĩ khối Quân chủng Hải quân và bạn gái sau cái ôm viral MXH trong đêm hợp luyện diễu binhChuyện tình của chiến sĩ khối Quân chủng Hải quân và bạn gái sau cái ôm viral MXH trong đêm hợp luyện diễu binh
5 giờ trước
Theo chân người phụ nữ bán rau ở chợ về đến nhà, choáng váng vì cuộc sống thật: "Phú bà" cũng chỉ đến thế!Theo chân người phụ nữ bán rau ở chợ về đến nhà, choáng váng vì cuộc sống thật: "Phú bà" cũng chỉ đến thế!
5 giờ trước
Vụ ngoại tình bẽ bàng: Tài tử hạng A ruồng bỏ vợ chạy theo hoa hậu nhận "quả báo" không ngờVụ ngoại tình bẽ bàng: Tài tử hạng A ruồng bỏ vợ chạy theo hoa hậu nhận "quả báo" không ngờ
4 giờ trước
Căng: Duy Mạnh tung loạt clip hiện trường vụ cháy ô tô 5 tỷ đồng, đáp trả 1 thắc mắc của cư dân mạngCăng: Duy Mạnh tung loạt clip hiện trường vụ cháy ô tô 5 tỷ đồng, đáp trả 1 thắc mắc của cư dân mạng
5 giờ trước
Cặp sinh đôi nhà Phương Oanh - shark Bình hóa thân thành chiến sĩ nhí, hành động ngộ nghĩnh khiến ai cũng bật cườiCặp sinh đôi nhà Phương Oanh - shark Bình hóa thân thành chiến sĩ nhí, hành động ngộ nghĩnh khiến ai cũng bật cười
2 giờ trước
BXH 20 phim lãng mạn - lịch sử Hàn Quốc hay nhất 5 năm qua: Top 1 quá xứng đáng, cặp chính đẹp mê ngườiBXH 20 phim lãng mạn - lịch sử Hàn Quốc hay nhất 5 năm qua: Top 1 quá xứng đáng, cặp chính đẹp mê người
6 giờ trước
Bất ngờ phát hiện có người đặt camera quay lén, Trấn Thành chỉ tay thẳng mặt nói 1 câu bùng nổ tranh cãiBất ngờ phát hiện có người đặt camera quay lén, Trấn Thành chỉ tay thẳng mặt nói 1 câu bùng nổ tranh cãi
4 giờ trước
Nhan sắc hiện tại của 2 nữ chính "Tình yêu trong sáng" sau 20 năm thẩm mỹ gây tò mòNhan sắc hiện tại của 2 nữ chính "Tình yêu trong sáng" sau 20 năm thẩm mỹ gây tò mò
5 giờ trước

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

2 năm trước
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

2 năm trước
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

2 năm trước
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

2 năm trước
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

2 năm trước
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

2 năm trước
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

2 năm trước
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

2 năm trước
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

2 năm trước
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

2 năm trước
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

2 năm trước
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

2 năm trước
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

OPPO K13 có giá từ 5,45 triệu đồng

OPPO K13 có giá từ 5,45 triệu đồng

Đồ 2-tek

1 phút trước
Về khả năng nhiếp ảnh, Oppo K13 có hệ thống camera kép gồm: cảm biến chính 50MP hỗ trợ OIS và máy ảnh phụ 2MP. Mặt trước, máy sở hữu camera 16MP để chụp ảnh selfie và video call.
Máy tính lượng tử làm được gì cho nhân loại?

Máy tính lượng tử làm được gì cho nhân loại?

Thế giới số

4 phút trước
Máy tính thông thường dùng bit - những đơn vị thông tin ở trạng thái 0 hoặc 1. Các phép tính được thực hiện bằng cách kết hợp hàng tỉ bit thông qua các bóng bán dẫn điện tử.
Số người bị thương trong động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ tăng lên 236 người

Số người bị thương trong động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ tăng lên 236 người

Thế giới

10 phút trước
Hầu hết các ca chấn thương là do bị hoảng loạn hoặc nhảy từ trên cao xuống để thoát thân trong lúc xảy ra động đất. May mắn, không có ai tử vong.
Chung tay ngăn chặn ma túy xâm nhập qua tuyến biên giới

Chung tay ngăn chặn ma túy xâm nhập qua tuyến biên giới

Pháp luật

20 phút trước
Dù trí tuệ nhân tạo (AI) đang được ứng dụng mạnh mẽ trên toàn cầu, vẫn chưa có quốc gia nào chính thức sử dụng công nghệ này trong việc soạn thảo hay sửa đổi luật pháp.
Tử vi tài chính tháng 5: 3 cung hoàng đạo cần hết sức chú ý vì dễ chi tiền theo cảm xúc, rơi vào vòng xoáy tiêu rồi tiếc

Tử vi tài chính tháng 5: 3 cung hoàng đạo cần hết sức chú ý vì dễ chi tiền theo cảm xúc, rơi vào vòng xoáy tiêu rồi tiếc

Trắc nghiệm

22 phút trước
Không phải vì bạn không kiếm ra tiền, mà vì tiêu trong vô thức - mua theo tâm trạng - nên tiền cứ trôi đi mà không đọng lại thành giá trị nào rõ rệt.
Cách làm chân giò nấu giả cầy kiểu miền Trung nhanh chóng

Cách làm chân giò nấu giả cầy kiểu miền Trung nhanh chóng

Ẩm thực

1 giờ trước
Chân giò nấu giả cầy không chỉ là món ăn nổi tiếng ở miền Bắc mà còn được biến tấu để phù hợp với khẩu vị của từng vùng miền.
Có một Việt Nam "được lòng thế giới" đến vậy: Hội An, Côn Đảo lên bảng vàng hiếu khách 2025

Có một Việt Nam "được lòng thế giới" đến vậy: Hội An, Côn Đảo lên bảng vàng hiếu khách 2025

Du lịch

1 giờ trước
Vừa qua, Booking.com - nền tảng du lịch trực tuyến, đã công bố Top 10 thành phố và Top 5 khu vực hiếu khách nhất Việt Nam trong khuôn khổ giải thưởng Traveller Review Awards 2025 năm thứ 13.
Cặp đôi trong mơ của làng thể thao đối mặt với khủng hoảng hôn nhân: Chồng đi suốt ngày, để vợ ở nhà chăm con

Cặp đôi trong mơ của làng thể thao đối mặt với khủng hoảng hôn nhân: Chồng đi suốt ngày, để vợ ở nhà chăm con

Sao thể thao

1 giờ trước
Nhà vô địch World Cup 2014 Bastian Schweinsteiger và cựu số 1 tennis thế giới Ana Ivanovic là cặp đôi được ngưỡng mộ bậc nhất làng thể thao. Tuy nhiên, cuộc hôn nhân của cả hai đang đứng trước bờ vực đổ vỡ.
Ứng viên nặng ký bất ngờ gia nhập đường đua ở Liên hoan phim Cannes 2025

Ứng viên nặng ký bất ngờ gia nhập đường đua ở Liên hoan phim Cannes 2025

Hậu trường phim

2 giờ trước
Bộ phim mới mang tên Die, My Love do Robert Pattinson và Jennifer Lawrence đóng vai chính đã chính thức được bổ sung vào danh sách tranh giải chính thức.
Ben Affleck được khuyến khích quên vợ cũ, hẹn hò người mới

Ben Affleck được khuyến khích quên vợ cũ, hẹn hò người mới

Sao âu mỹ

2 giờ trước
Ben Affleck được vợ của bạn thân Matt Damon khuyến khích quên hai người vợ cũ và làm mai cho anh những cô gái xinh đẹp.
Cách chọn cây cảnh để chân cầu thang trong nhà hút vượng khí, tài lộc

Cách chọn cây cảnh để chân cầu thang trong nhà hút vượng khí, tài lộc

Sáng tạo

2 giờ trước
Cầu thang không đơn giản chỉ là nơi kết nối giữa các tầng mà nó còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ tổng thể căn nhà. Trong phong thủy thì cầu thang được xem là xương sống, nơi dòng khí được lan tỏa đi khắp căn nhà.