Bỏ miễn thi ngoại ngữ, đề xuất phương án tuyển sinh
Ý kiến của một số lãnh đạo sở GD-ĐT xung quanh dự thảo quy chế kỳ thi THPT quốc gia 2015.
Phó GĐ Sở GD-ĐT Nam Định: “Không nên miễn thi ngoại ngữ với thí sinh có chứng chỉ”.
Cá nhân tôi cho rằng việc chấm điểm thang 20 không ảnh hưởng đến học sinh, cách chấm của GV. Phổ điểm càng rộng càng phân loại HS tốt hơn. Thực tế nhiều năm nay, môn Ngoại ngữ đã chấm tới điểm 100 sau đó mới quy sang điểm 10.
Điểm xét đỗ tốt nghiệp và điểm khuyến khích như vậy là phù hợp. Đề nghị Bộ GD-ĐT giữ nguyên chế độ ưu tiên cho thí sinh giáo dục thường xuyên có chứng chỉ Ngoại Ngữ, Tin học như năm trước, vì các em đã học để hi vọng được khuyến khích trước khi có quy chế.
Phó Giám đốc sở GD-ĐT Nam Định Cao Xuân Hùng.
Về tổ chức thi, với nhũng tỉnh khó khăn, Bộ xem xét cho lập hội đồng riêng, do ĐH chủ trì, cho tất cả thí sinh của tỉnh dự thi và quyền lợi xét vào ĐH bình đẳng như mọi cụm thi khác.
Không nên phân biệt thí sinh chỉ dự thi xét tốt nghiệp THPT với thí sinh khác vì với các em, dự định chỉ mang tính tương đối. Vậy, mỗi cụm thi là 1 hoặc nhiều tỉnh (do Bộ duyệt), mọi thí sinh đều thi tại cụm thi, quyền lợi xét tốt nghiệp, ĐH-CĐ như nhau.
Video đang HOT
Quy định thu lệ phí theo quy chế cũng rất phức tạp, vì ý định HS có thể thay đổi. Do đó, nên hoặc thu phí toàn bộ theo môn thi; hoặc miễn lệ phí 4 môn cho mọi thí sinh hoặc các địa phương trả lệ phí 4 môn thi cho thí sinh của mình (vì lẽ ra địa phương phải chi để tổ chức thi).
Quy định miễn thi ngoại ngữ với thí sinh có chứng chỉ, tôi cho rằng không cần thiết vì phức tạp cho công tác tổ chức.Thí sinh đã có trình độ tốt thì cứ thi bình thường không có gì phiền phức. Hơn nữa thí sinh học lấy chứng chỉ không nhằm mục đích miễn thi tốt nghiệp, nên việc miễn không có tác dụng thúc đẩy gì.
Việc xét vào ĐH-CĐ khi dùng kết quả chung như dự thảo quá phức tạp, ảnh hưởng nhiều đến tâm lý thí sinh, các em phải chờ đợi, theo dõi mạng, rút phiếu điểm… Rất phiền phức lo lắng, thấp thỏm trong khoảng thời gian dài. Thử đặt mình vào địa vị học sinh sẽ thấy tính căng thẳng. Bộ nên tiếp tục nghiên cứu.
Tôi để xuất phương án: Bộ tập hợp dữ liệu toàn quốc (đã có sẵn) và xét cho các trường; Mỗi thí sinh được đăng kí (n) nguyện vọng theo thứ tự 1,2,3,….,n (n bằng bao nhiêu do Bộ quy định);Nếu thí sinh đỗ theo nguyện vọng 1 thì loại không xét nguyện vọng khác. Tương thự, nếu đã đỗ nguyện vọng thứ (n-1) thì không xét nguyện vong thứ (n)
Cánh này Nam Định đã dùng để tuyển sinh vào trường chuyên. Các nhà tin học sẽ lập trình đơn giản.
GĐ Sở GD-ĐT Kon Tum Nguyễn Sỹ Thư: “Bổ sung giấy khai sinh trong hồ sơ đăng ký dự thi”
Về cơ bản, Sở GD-ĐT Kon Tum thống nhất những nội dung trong dự thảo. Nội dung trong dự thảo rõ ràng, cụ thể và đã quán xuyến được toàn bộ những vấn đề liên quan đến việc tổ chức kỳ thi THPT quốc gia.
Tuy nhiên, sở GD-ĐT xin đề nghị ở mục 3 trong Điều 13 : “Hồ sơ đăng ký dự thi đối với thí sinh chưa có bằng tốt nghiệp THPT nên bổ sung thêm bản sao giấy khai sinh để làm văn bản gốc đối chiếu các thông tin trong phiếu đăng ký dự thi, học bạ, các giấy chứng nhận ưu tiên khuyến khích”.
GĐ Sở GD-ĐT Kon Tum Nguyễn Sỹ Thư.
Nếu không có giấy khai sinh làm gốc thì không có cơ sở để kiểm tra và xác định sự thống nhất và tính chính xác các thông tin trong các văn bản khác như: ngày tháng năm sinh, nơi sinh, dân tộc, tôn giáo…Điều này có thể dẫn đến sai sót trong hố sơ đăng ký dự thi và các loại giấy tờ khác.
Về mục 4 trong Điều 13:Trong hồ sơ đăng ký dự thi đối với thí sinh tự do đã có bằng tốt nghiệp THPT bao gồm cả Bằng tốt nghiệp trung cấp (ở điểm c) là chưa hợp lý.
Về mục 5 trong Điều 13: Bộ GD-ĐT nghiên cứu lại hạn cuối cùng nộp hồ sơ đăng ký dự thi trước ngày 1/4 đối với năm học này (năm học 2014-2015).
Bởi vì thời gian đó các đơn vị khó có thể hoàn thành chương trình năm học và hoàn tất các thủ tục hồ sơ của học sinh để có thể nộp trước ngày 1/4/2015. Đề nghị điều chỉnh thời gian sang 1/5/2015.
Theo Văn Chung/Báo Vietnamnet
Đối tượng miễn thi ngoại ngữ được điều chỉnh theo mức độ cao
Ngày 23/10, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển có công văn gửi các cơ sở GD-ĐT, các ĐH-HV-CĐ, Cục Nhà trường (Bộ Quốc phòng) về việc điều chỉnh, bổ sung miễn thi môn ngoại ngữ.
Ngày 17/10, Bộ GD&ĐT đưa công văn xác nhận cả ba loại chứng chỉ TOEFL, TOEIC và IELTS đều có thể được cung cấp từ một đơn vị là Viện Khảo thí giáo dục Hoa Kỳ ETS. Thông tin từ công văn này hoàn toàn khác với nhận thức lâu nay về các chứng chỉ này khi IELTS vẫn được biết đến là hệ thống bài thi được cung cấp bởi Hội đồng Anh, tổ chức giáo dục IDP Education. Trong công văn mới này, Bộ GD&ĐT đã sửa sai.
Bộ GD&ĐT cũng đã điều chỉnh cả mức điểm của chứng chỉ TOEFL lẫn IELTS theo mức cao hơn. Công văn cũ yêu cầu TOEFL ITP 400 điểm, TOEFL iBT 32 điểm, công văn mới đã nâng lên: TOEFL ITP 450 điểm, TOEFL iBT 45 điểm.
Tương tự, công văn cũ yêu cầu IELTS 3.5 thì quy định mới nâng yêu cầu lên là: IELTS 4.0 điểm.
Bộ giáo dục chỉnh sửa thông tin miễn thi ngoại ngữ.
Với công văn mới, Bộ GD-ĐT hướng dẫn điều chỉnh, bổ sung như sau: Miễn thi môn ngoại ngữ cho các thí sinh có nhu cầu được công nhận tốt nghiệp THPT để đi học nghề, du học, tham gia tuyển sinh vào các đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng tuyển sinh dựa vào kết quả học tập của học sinh,...
Đối tượng miễn thi là thí sinh có một trong các điều kiện sau: Thành viên đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế môn ngoại ngữ theo Quyết định của Bộ GD-ĐT; có một trong các chứng chỉ có giá trị sử dụng tính đến ngày 9/6/2015.
Các thí sinh tham dự kì thi THPT quốc gia để xét tuyển sinh đại học, cao đẳng có liên quan đến môn ngoại ngữ cần căn cứ thông tin tuyển sinh của các đại học, học viện, các trường ĐH, CĐ để đăng ký dự thi.
Việc miễn thi môn ngoại ngữ sẽ được quy định trong Quy chế thi THPT quốc gia.
Theo Zing
Đề xuất hai phương án soạn sách giáo khoa mới Hai phương án triển khai việc biên soạn SGK mới được đưa ra tại phiên họp của Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực. Phương án 1: Bộ GD-ĐT chủ động tổ chức biên soạn đầy đủ một bộ SGK. Đồng thời, khuyến khích các tổ chức, cá nhân biên soạn các bộ SGK hoặc các cuốn SGK khác,...