Bố mẹ người yêu thay đổi chóng mặt
Lúc trước, hai bác bảo đồng ý cho cưới, nhưng giờ anh có công việc tốt, lương cao thì họ ‘quay ngoắt 180 độ’.
Em quê Hải Dương nhưng hiện làm việc tại Hà Nội và cũng muốn lập nghiệp ở đó. Bên cạnh đó, vì cô em muốn giữ ở trên này để khi ốm khi đau còn có cô, có cháu. Với lại em và gia đình mang ơn cô chú nhiều lắm, vậy nên cho dù có khó khăn, vất vả, em vẫn quyết tâm bám trụ trên này.
Em yêu một người quê Bắc Ninh, hơn em một tuổi. Anh ấy không đẹp, không cao nếu không muốn nói là xấu và lùn. So về hình thức thì nói thật là không bằng em. Nhưng em yêu anh không vì hình thức. Lúc đầu dẫn anh về nhà, tất cả mọi người trong gia đình em đều phản đối, chê đủ điều. Lúc đó em cũng rất khổ tâm, suy nghĩ và khóc cũng nhiều. Nhưng chúng em yêu thương thật lòng và muốn đến với nhau nên cố gắng động viên, vượt qua rào cản của gia đình. Bên gia đình anh rất quý và muốn em về làm dâu.
Đến nay là năm thứ ba chúng em yêu nhau. Trải qua bao nhiêu chuyện và sóng gió, chúng em cùng nhau cố gắng vượt qua, ra trường kiếm việc làm. Hiện anh làm giám sát cho một công ty của Nhật, lương tháng cũng khá, còn em cũng xin được vào làm kế toán tại công ty truyền thông. Khi cả hai đứa đều có công việc và gia đình em cũng dần dần tiếp nhận anh ấy, hai đứa mừng thầm rằng mọi việc đang trở nên tốt đẹp, bao cố gắng mệt mỏi cũng được đền đáp.
Ảnh minh họa: Inmagine.
Trước dịp nghỉ lễ 30/4, em về nhà thăm gia đình anh ấy và bà nội đang bị ốm. Em thấy thái độ của bố mẹ anh ấy khác khác đối với em, không còn ần cần và thân thiện như trước nữa. Đặc biệt sau bữa cơm trưa hôm ấy, bố anh ấy đã gọi em vào nói về chuyện của hai đứa: “Chúng mày định tính thế nào? Công việc của Công cũng đã ổn, làm ở công ty này thế là tốt. Còn theo bác nếu hai đứa xác định nghiêm túc thì bác khuyên cháu, một là về Bắc Ninh làm việc, hai là cháu tìm được công việc cho Công lên Hà Nội. Bác chỉ giới hạn bán kính 7km cho hai đứa đi làm thôi, nếu xa hơn là bác không lo cho đâu”.
Video đang HOT
Em cũng không biết nói gì hơn vì đây không phải lần đầu tiên bác khuyên em về Bắc Ninh làm. Những lần trước em cũng đã nói rõ: “Cháu mang ơn nhà cô chú cháu. Cô muốn cháu ở Hà Nội và chú sẽ lo công việc nên cháu chắc chắn là làm việc ở Hà Nội”.
Em cũng nói những điều thật lòng và mong hai bác thông cảm cho em. Những lúc đó thì hai bác cũng nghĩ xuôi và đồng ý cho chúng em ra Hà Nội sinh sống và làm việc. Tuy nhiên, từ khi người yêu em chuyển sang chỗ làm mới tốt hơn thì hai bác đổi ý, nói với anh ấy là: “Tao chưa đồng ý cho hai đứa mày đâu đấy. Nếu nó (tức là em) không về Bắc Ninh làm việc thì nên chấm dứt nhau đi, đừng có dính níu gì tới nhau nữa”.
Người yêu em rất mệt mỏi và buồn. Khi biết chuyện em cũng buồn nhiều lắm. Em cũng không ngờ sự việc lại như thế và rất sợ bố mẹ anh ấy. Tại sao lúc đầu thì rất quý mến, săn đón, giờ con trai mình có công việc tốt hơn lại không cho lấy vợ xa nữa? Anh ấy vẫn động viên em rằng: “Em không phải suy nghĩ gì nhé! Chuyện nhà anh thì để anh tự tìm cách giải quyết, em đừng lo nghĩ gì nhiều quá”.
Em cũng không biết nói gì, cũng chỉ nói anh ấy cố gắng, nếu không vượt qua rào cản của gia đình thì hai đứa chia tay nhau. Giờ bạn em muốn cưới luôn để đỡ phát sinh nhiều chuyện. Nhưng khó khăn lớn nhất là anh ấy làm ở Bắc Ninh còn em làm Hà Nội. Chúng em định thuê nhà ra khu vực ngoại thành, em đi làm xa một chút nhưng cũng bớt cho anh ấy một đoạn đường khá dài.
Hai đứa tính toán quyết định tháng 6 âm lịch sẽ cưới. Nhưng để thuyết phục bố mẹ anh ấy đồng ý cho chúng em cưới và sống ở Hà Nội, cộng thêm anh ấy đi làm bằng xe máy, sáng đi tối về cũng là cả một quá trình. Cái khó lại chồng chất hơn, khi người yêu em lại không hợp tính cách bố mẹ bằng thằng em trai.
Người yêu em không có tiếng nói trong gia đình vì cứ nói cái gì là bị bố gạt phắt đi. Nhà anh ấy cũng chỉ có hai anh em, nhưng thằng em thì tính cách ngược lại hoàn toàn với anh ấy, nó khôn khéo kinh khủng. So với đàn bà khôn khéo thì có khi phải xách dép chạy theo nó. Thế nên nó sinh năm 1990, vừa tốt nghiệp đại học, chưa có công việc ổn định mà nó nói thế nào, bố mẹ xây cho một ngôi nhà để ra ở riêng và tháng 8 này cưới vợ. Giờ nó và vợ sắp cưới cũng xin được vào các công ty tại khu công nghiệp gần nhà nên bố mẹ lại càng quý cô vợ. Thế mà trước kia chê bai nó đủ điều và kêu không đồng ý.
Vậy nên em cũng khá lo sợ khi về làm dâu nhà anh ấy. Vì bố mẹ anh ấy không giữ đúng lập trường, nay thế này mai lại khác. Nhưng em cũng không biết nên làm thế nào, lại chỉ muốn cưới nhau càng sớm càng tốt. Cho dù khó khăn thì hai đứa cùng nhau cố gắng.
Cái khó của em giờ làm sao thuyết phục được bố mẹ anh ấy. Thêm vào đó, em đang sống cùng gia đình cô em, mà nhà cô lại cũng không thích anh ấy. Em chỉ sợ cưới thì cô lại nói là vừa mới đi làm chưa được bao lâu mà đã cưới. Rồi mấy lần cô cũng giục là nên đi học cao học, học xong rồi cưới cũng không muộn, đến lúc chồng con vào rồi lại không học được.
Có cách nào giúp đỡ, cho em xin lời khuyên để tháo gỡ những khó khăn trên được không ạ? Suy nghĩ của em như một mớ bòng bong, không tìm ra lối thoát.
Theo Ngoisao.net
Phân tài cao thấp!
Tôi mới lập gia đình, ông xã đã có một đời vợ. Trong chuyện phòng the, anh ấy hay đem tôi ra... so với vợ trước, nào là kém cuồng nhiệt, kém chiều chồng...
Tôi rất bức xúc nên vợ chồng thường hục hặc. Thưa bác sĩ, tôi có nên phản ứng mạnh với ông xã không?
Với những cuộc hôn nhân "bước nữa", người trong cuộc khó tránh chuyện cầm lên đặt xuống giữa cũ - mới, tình dục cũng khó thoát. Tuy vậy, đa phần, đây chỉ là những cân đo ngầm và nếu kết quả bất lợi cho người mới, đa số các ông sẵn lòng thể tất vì hơn thua không cốt lõi, vì biết khó "sao y bản chính", vì đặt sự tồn tại hôn nhân cao hơn giường chiếu.
Như vậy, trừ khi gặp phải ông chồng "đếm lọ dưa, đo hũ mắm" hoặc nắm đằng cán đặc quyền, đặc lợi nào đó, còn lại, một khi ông buộc phải công khai "năng lực" cũ - mới thì hẳn khoảng cách không thể bỏ qua. Sự "bức bối" có thể không chi li chấm phẩy mà là bao quát ở thái độ hững hờ, chiếu lệ của "bà hai" (đặc biệt với những ông đầu óc phóng khoáng). Ngoài ra, đừng quên, việc ông đưa bà cũ ra làm "đối trọng" chỉ là cái cớ để phiền trách bà mới, chứ không hẳn sát rạt so giò đo cẳng hai bà.
Không phải bức ép phụ nữ, nhưng rõ ràng tình dục luôn là hạng mục cần đạt đồng thuận trong mọi cuộc hôn nhân, không kể "tập một" hay "tập hai". Với những quý cô chưa trải nghiệm, dù muốn, không thể tránh thoát thực tế: đương đầu với sự từng trải của ông chồng từng trải. Sự cố gắng này hẳn phải cực hơn khi nâng khăn sửa túi một vị lang quân lần đầu ngơ ngác.
Thật ra, còn một cái gò lởm chởm khác mà quý cô phải vượt qua, đó là... cục tự ái bị chồng mang ra... phân tài cao thấp với "người tiền nhiệm". Lắm khi vì nó mà quý cô, dù biết mình chưa tròn bổn phận, vẫn cố cứng cỏi, bất hợp tác, vừa thỏa niềm riêng vừa "biểu tình nằm" phản đối sự... thiếu tế nhị của chồng.
Tất nhiên, kết quả còn phải xét đòi hỏi có thỏa đáng hay không. Nếu đó là những yêu sách "ép người quá đáng" mang tính nguyên tắc thì quý cô hoàn toàn có tư cách bày tỏ chính kiến. Đừng quên, có thể chính cô vợ trước cũng chẳng vui vẻ gì với sự "nóng hổi" của mình, bởi chúng chỉ là phương tiện thỏa mãn sự độc đoán. Khuất phục sự quá thể của ông, tức lại nuôi dưỡng một "nền chuyên chế" mới mà lắm khi cái đích chẳng khá hơn cái trước.
Hơi rắc rối nhưng cách giải quyết khá đơn giản: thẳng thắn ngồi lại với nhau. Có thể sau "bàn tròn" ba bên này mọi việc lại trở nên dễ dàng. Gọi là "ba bên" để lưu ý đừng bỏ qua "ghế" của người phụ nữ trước, bởi có thể nhờ phân tích thiệt hơn cách chiều chồng của cô ta, quý ông sáng ra đó không phải là sự hào hứng, tự nguyện mà là phục tùng và không nên lặp lại điều đó lần thứ hai.
Theo Phụ nữ TPHCM
Lý do nàng thích độc thân Phụ nữ luôn muốn có một tổ ấm hạnh phúc của riêng mình. Tuy nhiên, trong thời đại hiện nay, có rất nhiều quý cô lại yêu thích một cuộc sống độc thân, tự do tự tại và không bị trói buộc bởi bất kỳ ai. Vậy hãy xem đâu là lý do khiến họ muốn có cuộc sống như vậy. 1. Tìm...