Bố mẹ nào muốn nuôi dạy con thông minh, học giỏi đừng bỏ qua 5 hiệu ứng nổi tiếng này!
Nhiều bố mẹ cứ bảo rằng nắm được tâm lý trẻ con thật chẳng dễ chút nào. Tuy nhiên chỉ cần có trong tay vài bí kíp sau, đảm bảo bố mẹ sẽ thấy mình và con hòa hợp hơn rất nhiều đấy.
Hiệu ứng thùng gỗ, hiệu ứng “tăng giảm”,… nếu biết áp dụng khéo léo sẽ có tác dụng rất tích cực tới sự phát triển của trẻ em.
Trong cuộc sống hàng ngày, có rất nhiều hiện tượng tâm lý thú vị vẫn xảy ra mà chúng ta thường không để ý. Nếu biết nắm bắt và áp dụng chúng vào việc giáo dục trẻ nhỏ, hiệu quả mang lại sẽ khiến các bậc phụ huynh phải bất ngờ. Dưới đây là những hiệu ứng tâm lý nổi tiếng có thể ứng dụng trong dạy con, giúp trẻ phát triển trí não và tinh thần:
Hiệu ứng Thùng gỗ
Hiệu ứng Thùng gỗ có nghĩa là: Một chiếc thùng gỗ dựng được bao nhiêu nước không phải phụ thuộc vào những thanh gỗ dài nhất mà phụ thuộc vào thanh ngắn nhất.
Một chiếc thùng gỗ dựng được bao nhiêu nước không phải phụ thuộc vào những thanh gỗ dài nhất mà phụ thuộc vào thanh ngắn nhất. (Ảnh minh họa)
Thành tích học tập chung của một đứa trẻ cũng giống như chiếc thùng gỗ, mỗi môn học là một thanh gỗ để cấu thành chiếc thùng gỗ. Thành tích học tập tốt của trẻ không thể chỉ dựa vào sự xuất sắc của một vài môn mà phải phụ thuộc vào tính chất của tất của các môn, đặc biệt quyết định bởi những môn yếu nhất. Vì vậy khi thấy trẻ yếu về một môn học nào đó, cần nhắc nhở kịp thời để trẻ tập trung thời gian cần thiết cho môn đó.
Hiệu ứng Pygmalion – lời tiên đoán tự trở thành hiện thực
Hiệu ứng Pygmalion được đặt tên theo một truyền thuyết Hy Lạp thời xưa, thời có một nhà điêu khắc tài ba tên là Pygmalion. Với búa và dùi, ông đã tạo ra một bức tượng hoàn hảo, một người phụ nữ đẹp nhất mà bạn từng thấy. Pygmalion không thể không ngắm nhìn nó mỗi ngày, ông nói chuyện và chăm sóc cho nó như thể đó là một thực thể sống. Và một ngày kia, phép màu xảy ra, bức tượng biến thành người thật.
Hiệu ứngPygmalion áp dụng khá hiệu quả trong việc giáo dục con người: Việc gán cho ai đó những đặc điểm tốt dần dần cũng làm chuyển biến họ theo hướng tích cực. (Ảnh minh họa)
Hiệu ứng này áp dụng khá hiệu quả trong việc giáo dục con người: Việc gán cho ai đó những đặc điểm tốt dần dần cũng làm chuyển biến họ theo hướng tích cực. Trẻ nhỏ có xu hướng thể hiện, hoàn thành công việc khi được người lớn/bố mẹ/thầy cô kì vọng, tin tưởng, tôn trọng. Do đó, cha mẹ dạy con khéo là cha mẹ biết truyền cho con niềm tin và sự kì vọng vào bản thân mình.
Hiệu ứng siêu hạn – bí quyết phạt con thông minh
Hiệu ứng này bắt nguồn từ một câu chuyện như sau: Một nhà văn nổi tiếng đi nghe mục sư giảng trong nhà thờ. Lúc đầu, ông cảm thấy mục sư giảng rất hay, rất cảm động và ông đang dự định sẽ quyên góp tiền. Nhưng qua 10 phút, mục sư vẫn chưa giảng xong, ông bắt đầu có chút mất kiên nhẫn nên quyết định sẽ quyên một ít tiền lẻ thôi. Qua thêm 10 phút nữa mục sư vẫn tiếp tục giảng, thế là ông nghĩ không quyên góp nữa.
Cha mẹ khi khiển trách, phê bình con nên dừng lại ở một mức độ nhất định, tránh đay đi đay lại nhiều lần. (Ảnh minh họa)
Video đang HOT
Hiện tượng tâm lý này được gọi là “hiệu ứng siêu hạn”, nghĩa là khi bị kích thích quá nhiều, quá mạnh và thời gian tác dụng quá lâu sẽ dẫn đến tâm lý cực kỳ khó chịu và phản kháng.
Áp dụng điều này vào trong giáo dục gia đình rất hiệu quả. Cha mẹ khi khiển trách, phê bình con nên dừng lại ở một mức độ nhất định, tránh đay đi đay lại nhiều lần khiến trẻ từ buồn bã, bất an chuyển sang mất kiên nhẫn, thậm chí chán ghét và xuất hiện tâm lý phản kháng “lần sau mình sẽ lại làm như vậy”.
Hiệu ứng tăng giảm – cách khen trẻ hiệu quả
Một hiệu ứng cực kì thú vị trong giao tiếp: Bất cứ ai cũng muốn sự yêu thích của đối phương dành cho mình “không ngừng tăng lên” chứ không phải là “không ngừng giảm đi”.
“Khen trước chê sau” không lý tưởng bằng chỉ ra những lỗi của trẻ mắc phải rồi sau đó mới khích lệ chúng. (Ảnh minh họa)
Những người bán hàng khôn khéo thường nắm bắt tâm lý này khi cân hàng cho khách: họ luôn lấy một lượng nhỏ để lên cân rồi từ từ “thêm vào thêm vào” cho đủ lượng khách cần chứ không lấy một lượng to rồi “bớt ra bớt ra”, mặc dù lượng hàng cuối cùng đưa cho khách vẫn là từng đó.
Đánh giá trẻ nhỏ cũng vậy. “Khen trước chê sau” không lý tưởng bằng chỉ ra những lỗi của chúng mắc phải rồi sau đó mới khích lệ chúng. Trẻ cảm nhận được khi bố mẹ đánh giá chúng, “sự yêu thích” dành cho trẻ “không ngừng tăng lên” thì sẽ dễ dàng tiếp thu và sửa chữa hơn.
Hiệu ứng ngưỡng vào
Hiệu ứng này vận dụng khá hữu hiệu trong việc yêu cầu, thuyết phục trẻ.
Các bậc phụ huynh khi giao việc cho trẻ, hãy bắt đầu bằng những yêu cầu thấp rồi mới tăng dần độ khó của yêu cầu lên. (Ảnh minh họa)
Hiệu ứng ngưỡng vào dựa vào một hiện tượng tâm lý hay gặp trong cuộc sống: Khi bạn nhờ một ai đó làm việc gì, nếu vừa mới bắt đầu đã đưa ra yêu cầu quá cao thì rất dễ bị cự tuyệt, ngược lại nếu đầu tiên bạn đưa ra yêu cầu nhỏ thôi, sau khi họ đồng ý hãy tăng thêm yêu cầu thì sẽ dễ đạt được mục tiêu hơn.Do đó, các bậc phụ huynh khi giao việc cho trẻ, hãy bắt đầu bằng những yêu cầu thấp. Khi trẻ đã làm đúng rồi, nhận được sự khích lệ, biểu dương từ bố mẹ rồi, hãy tăng dần độ khó của yêu cầu lên sẽ khiến trẻ vui vẻ thực hiện hơn.
Theo phunugiadinh
3 bước để cha mẹ chỉ nói một lần nhưng con chịu hợp tác hơn
Dạy con nghe lời, chịu hợp tác với yêu cầu của bố mẹ luôn là "bài toán khó" mà phụ huynh nào cũng dễ nản lòng.
Rất rất nhiều gia đình gặp tình trạng cha mẹ phải nhắc nhiều lần con mới làm theo. Từ chuyện đi học, đi tắm, dọn cơm ăn, mặc quần áo, dọn nhà dọn cửa, từ 3 tuổi đến 18 tuổi, đầy đủ cả, không thiếu một trường hợp nào.
Mong muốn của bố mẹ là con "nghe lời", nhưng hãy thử nhìn nhận sự việc ở góc khác đi, đó là mong muốn sự "hợp tác" ở con thì mọi việc sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Chị Thủy Tulip, từng là giáo viên ở TP.Hồ Chí Minh, hiện đang định cư ở New Zealand đã chỉ ra những nguyên nhân của tình trạng trẻ không chịu hợp tác với yêu cầu của bố mẹ và gợi ý 3 bước giúp trẻ hợp tác hơn. Bài viết dựa trên hiểu biết và kinh nghiệm cá nhân qua quan sát cách giáo dục trong các gia đình phương Tây và áp dụng vào hoàn cảnh của giáo dục Việt Nam.
Khi bạn yêu cầu con làm bất cứ việc gì thì phải nói thật rõ và ngắn gọn, thậm chí phải làm mẫu cho trẻ (Ảnh minh họa)..
Nguyên nhân của tình trạng con chưa hợp tác, phải nói đi nói lại nhiều lần
1. Cha mẹ chưa thực sự nói với trẻ
Khi bạn nói với con là phải làm việc này, việc kia mà bạn lại ở một nơi nào đó trong nhà gọi với sang phòng, trong khi con đang mải mê xem tivi, chơi game, chơi đồ chơi... Khi tập trung vào cái gì đó, nhất là những thứ đòi hỏi khả năng tập trung cao hoặc những chương trình thú vị, trẻ đang say mê vào đó nên dù bạn có đứng bên cạnh nói, trẻ cũng sẽ không nghe thấy. Trong khi đó, bạn còn không đứng bên cạnh mà đứng rất xa ở đâu đó, lời nói của bạn lúc này đơn giản chỉ là một loại tiếng ồn, không có ý nghĩa gì đối với trẻ.
2. Cha mẹ nói không rõ yêu cầu
Với trẻ nhỏ, khả năng nghe và phân tích ngôn ngữ vẫn còn hạn chế. Khi cha mẹ nói dài thì chưa chắc trẻ đã tiếp thu và nắm được ý chính ngay lập tức. Vì vậy, khi bạn yêu cầu con làm bất cứ việc gì thì phải nói thật rõ và ngắn gọn, thậm chí phải làm mẫu cho trẻ.
Nếu bạn nói con làm một việc gì đó kèm theo hậu quả như "Nếu con không làm cái này thì con sẽ bị thế kia", con bạn ngay lập tức chỉ nắm được "bị thế kia" chứ không nhớ được phần "làm thế này". Vì vậy, bạn chỉ nên nói "Hãy làm thế này giúp mẹ".
Một trường hợp khác là trẻ chưa làm xong cái này, đã bị cha mẹ sai làm cái khác. Điều này gây bối rối và bực bội cho trẻ. Trẻ cảm thấy không khi nào có thể làm hài lòng cha mẹ.
Trường hợp khác nữa là cha mẹ nói chung chung, khi trẻ làm không vừa ý thì lại quát mắng. Nếu bạn muốn trẻ làm theo ý mình thì bạn phải nói rõ hoặc làm mẫu cho con.
3. Cha mẹ cho phép điều tương tự đã xảy ra
Khi trẻ không nghe hoặc nghe thấy nhưng không làm ngay, trẻ biết là cha mẹ chắc chắn sẽ nhắc lại hoặc cùng lắm là bị ba mẹ quát cho vài cái. Sau nhiều lần như thế, trẻ nghĩ lời nói hay yêu cầu của cha mẹ cần làm ngay, và điều đó trở thành thói quen lúc nào không hay.
4. Trẻ cần có sự chuẩn bị khi chuyển từ hoạt động này sang hoạt động kia
Từ hoạt động thú vị như xem tivi, chơi, nói chuyện chuyển sang các hoạt động có phần chán nản và mệt mỏi như đọc sách, ngồi vào bàn làm bài, ngay cả người lớn cũng sẽ thấy thật khó khăn. Bạn không thể mong đợi nói một cái là con làm ngay lập tức được, bởi vì nó là tâm lý của con người. Cái gì hứng khởi thì nhanh lắm, nhưng cái gì chán thì dĩ nhiên là sẽ tìm cách trì hoãn.
Dạy con kĩ năng lắng nghe, nghe là phải nhìn vào mắt của người đối diện (Ảnh minh họa).
3 bước xây dựng thói quen chỉ nói một lần con hợp tác luôn
Bước 1: Đảm bảo con thực sự chú ý đến lời nói của cha mẹ
Con bạn đang xem tivi/ đang chơi điện tử/ điện thoại/ipad, hãy nhẹ nhàng đến bên cạnh, chạm vào người con để gây chú ý, sau đó nói con dừng chơi, tắt âm thanh của tivi. Chỉ bắt đầu nói khi con bạn đã nhìn bạn. Lúc này, bạn đang giao tiếp với con, nhưng đồng thời bạn cũng dạy con kĩ năng lắng nghe, nghe là phải nhìn vào mắt của người đối diện.
Bước 2: Đảm bảo con hiểu rõ yêu cầu
Khi bạn nói với con, bạn cần nói ngắn gọn, rõ ràng cần làm việc gì, trong bao nhiêu phút, lúc nào, bao giờ, và tốt nhất là ở dạng câu hỏi để trẻ phải trả lời.
Chỉ cần nói ngắn gọn: "Đã gần tới 7 giờ tối rồi, con sẽ phải làm gì lúc 7 giờ tối nhỉ?". Hoặc: "Sau 2 phút nữa, con sẽ đi lấy đồ phơi giúp mẹ. Nhắc lại cho mẹ biết, con sẽ phải làm gì nào?".
Hãy nói với giọng nhẹ nhàng, bình tĩnh, tươi vui, cho dù con không hợp tác ngay cũng cần kiềm chế. Nếu bạn không thay đổi bản thân nhưng cứ mong con ngoan, nghe lời trong vòng một đêm thì điều đó khó thành hiện thực.
Bước 3: Theo dõi và kiểm tra
Cha mẹ chính là người huấn luyện của trẻ và trẻ thì hay quên. Khi bắt đầu tập cho trẻ một thói quen gì đó, bạn phải đứng đó, giám sát cho tới khi trẻ có thái độ tự giác.
Nếu trước giờ bạn quát trẻ, nhắc trẻ nhiều lần mà vẫn không cải thiện tình hình, vậy bạn thử cách mới.
Cha mẹ phải nghiêm túc và đảm bảo lời nói của mình trước sau như một (Ảnh minh họa).
Các nguyên tắc khi áp dụng 3 bước trên
Hãy tin tưởng vào trẻ: Tin rằng con mình sẽ tiến bộ hơn, tin rằng con mình nhất định sẽ làm được những điều mà bạn nghĩ rằng trẻ sẽ cần.
Hãy cho trẻ thời gian để chuyển tiếp hoạt động: Nếu con bạn có càu nhàu, bực bội vì bị tắt tivi và phải đi học, đang chơi mà phải đi ăn, đi tắm, bạn nên đến nói cho con biết con sẽ phải ngừng nó trong bao nhiêu lâu nữa, để trẻ có sự chuẩn bị tâm lý.
Hãy chấp nhận sự trì hoãn của trẻ nhưng không thỏa hiệp: Khi bạn chấp nhận con mình có sự trì hoãn, bạn sẽ bình tĩnh hơn và tiến hành các bước đưa con vào thói quen tốt. Nhưng bạn không thỏa hiệp. Tới giờ đó là con phải làm, không được thêm tí tí, không là không. Bạn phải nghiêm túc, đảm bảo lời nói của bạn trước sau như 1, không có ngoại lệ, và không có du di.
Khen trẻ bất kì khi nào có cơ hội: Dù trẻ bớt trì hoãn chỉ cần 1 giây, bạn cũng cần khen trẻ ngay, khen tới khi trẻ làm được như ý cha mẹ muốn.
Phải lắng nghe và thấu hiểu trẻ: Thấy trẻ có thái độ khó chịu, cha mẹ nên gọi tên cảm xúc của trẻ, để trẻ thấy rằng cha mẹ hoàn toàn có thể hiểu trẻ đang nghĩ gì.
Theo Helino
Lý do bà mẹ Anh không bao giờ khen con gái xinh đẹp Sợ con gái nghĩ ngoại hình là điều duy nhất quan trọng đối với phụ nữ, Clare O'Reilly thề sẽ chỉ khen con về những ưu điểm khác. Clare O'Reilly (39 tuổi), khách mời chương trình This Morning của Anh ngày 27/4 chia sẻ quan điểm độc đáo về cách nuôi dạy con. Cô không bao giờ khen con gái 7 tuổi Annie...