Bố mẹ mong con học giỏi, có tấm bằng đại học rồi cũng chỉ đi làm thuê
Trước đây, phần lớn bố mẹ thường khuyên con học giỏi để có tấm bằng đại học rồi xin việc và đó cũng chỉ là đi làm thuê. Phụ huynh chưa khuyến khích con em mình khởi nghiệp. Do đó, đã đến lúc chúng ta phải thay đổi tư duy của phụ huynh và xã hội.
Các trường cần xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên. Ảnh minh hoạ: Huyên Nguyễn
Lương vài triệu/tháng tại sao về hưu mới khởi nghiệp, có tấm bằng đại học cũng chỉ đi làm thuê là những trăn trở của các chuyên gia tại Tọa đàm “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong ngành giáo dục và đào tạo” do Bộ GDĐT tổ chức mới đây.
PGS-TS Nguyễn Anh Thi – Giám đốc Trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (Đại học Quốc gia TPHCM) cho rằng muốn có nhiều hệ sinh thái khởi nghiệp phải có xã hội khởi nghiệp, người người, nhà nhà chia sẻ tinh thần khởi nghiệp. Và muốn có xã hội ấy, phải bắt đầu từ giáo dục khởi nghiệp.
Ông Thi chia sẻ: “Trước đây, phần lớn bố mẹ thường khuyên con học giỏi để có tấm bằng đại học rồi xin việc đi làm. Việc làm ấy vẫn chỉ là đi làm thuê. Phụ huynh chưa khuyến khích con em mình khởi nghiệp. Đã đến lúc chúng ta phải thay đổi tư duy của phụ huynh và xã hội. Chúng ta cần có tư duy khuyến khích con em mình khởi nghiệp, dấn thân trên con đường khởi nghiệp”.
Nhìn nhận đổi mới, sáng tạo, khởi nghiệp như một kim tự tháp, TS Nguyễn Trung Dũng – Tổng Giám đốc BK Holdings, Đại học Bách khoa Hà Nội cho hay kim tự tháp này có 3 phần: phần đế là sáng tạo, phần giữa là đổi mới và phần ngọn là khởi nghiệp. Mỗi phần đều có sự xuất hiện của trường đại học. Tuy nhiên, các trường đại học hiện nay cần chú trọng hơn đến cụm từ đổi mới sáng tạo nhiều hơn.
GS-TS Phạm Hồng Quang – Giám đốc Đại học Thái Nguyên bày tỏ về tầm nhìn của các trường trong khởi nghiệp. Theo GS Quang, một sinh viên đại học chi tiêu theo mức cơ bản là 6-7 triệu đồng/tháng. Sau khi ra trường, người đó đi làm công chức với mức lương vài triệu đồng/tháng.
Đến hơn 30 năm sau về hưu, họ lại bắt đầu khởi nghiệp. Vậy tại sao không cho họ khởi nghiệp trước đó 30 năm?
“Điều này đặt ra cho chúng ta suy nghĩ phải khởi nghiệp sớm lên, phải dẫn đường cho xã hội. Đó là tầm nhìn của trường đại học” – ông Quang trao đổi.
Video đang HOT
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh đến động lực của hoạt động khởi nghiệp trong nhà trường. Ảnh: moet
Nhận định sinh viên còn thiếu điều kiện để hiện thực hoá ý tưởng, Bộ trưởng Bộ GDĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết: “Học sinh, sinh viên là những người có khát vọng, đam mê, nhiệt huyết đổi mới, sáng tạo, khởi nghiệp nhưng thiếu các điều kiện để hiện thực hóa.
Đề án 1665 hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025 mở ra cơ hội, tạo môi trường cho các em, cũng như mỗi nhà trường được trở thành một phần của hệ sinh thái khởi nghiệp quốc gia”.
Theo Bộ trưởng, khởi nghiệp là hoạt động cần lan tỏa nhưng không có nghĩa là làm đồng khởi, tràn lan mà lựa chọn một số cơ sở giáo dục làm tốt để hình thành nên những nhóm khởi nghiệp mạnh. Từ đó kết nối một cách tự nhiên. Động lực khởi nghiệp là điều xuyên suốt, tuyệt đối không để khởi nghiệp chạy theo phong trào.
Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa nhấn mạnh thêm, các trường cũng cần xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp với các thành tố như: Cơ chế chính sách, dịch vụ hỗ trợ khởi nghiệp và hình thành văn hóa khởi nghiệp cho sinh viên.
Thứ trưởng cho rằng, trách nhiệm của chúng ta là thay đổi nhận thức từ lãnh đạo nhà trường đến các phòng ban. Đồng thời đẩy mạnh truyền thông nhằm thúc đẩy tinh thần và khát vọng khởi nghiệp cho sinh viên.
HUYÊN NGUYỄN
Theo laodong
Gia Lai Ước mơ "cơm có thịt" của những học trò nghèo giữa vùng "chảo lửa"
Những học trò nghèo ở vùng "chảo lửa" phía Đông Nam (tỉnh Gia Lai) phải sống trong cảnh khó khăn, đặc biệt mồ côi, thiếu thốn hơi ấm của cha mẹ. Nhưng vượt lên chính mình, các em đã trở thành những tấm gương sáng về ý chí, nghị lực, tinh thần hiếu học nơi vùng "hoang mạc" này.
Cậu bé mồ côi và ước mơ "cơm có thịt"
Từ xưa nay những huyện nghèo như Phú Thiện, Ia Pa, Kong Chro...được mệnh danh như vùng "chảo lửa" của Gia Lai. Bởi vùng này có thổ nhưỡng đất đá cằn cỗi, người dân phải sống dưới cái cái nắng như "đổ lửa". Đời sống nhân dân khó khăn nên hành trình đến trường của các em học sinh khu vực này cũng gian nan, trắc trở.
Về thăm gia đình cậu học trò nghèo, Phạm Thành Đạt (học sinh lớp 9, trường THCS Nguyễn Trung Trực, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) chúng tôi càng khâm phục hơn ý chí và nghị lực, tinh thần hiếu học của học sinh nơi đây.
Được biết, Đạt có hoàn cảnh khó khăn, mồ côi từ nhỏ nên phải sống với bà ngoại. Nhưng Đạt vẫn có ý chí, vươn lên hoàn cảnh để đến trường. Nhắc đến hoàn cảnh, Đạt bộc bạch: "Năm em lên 6 tuổi, cha bỏ đi biệt tích, mấy năm sau mẹ qua đời. Từ đó, em về sống chung với bà ngoại đã ngoài 70 tuổi. Khó khăn lại chồng chất khó khăn, khi sức khỏe của bà ngày càng đi xuống.
Những ngày bà đau bệnh, không đi làm được, bà cháu em không có tiền mua đồ ăn. Lúc ấy, trên mâm cơm của mấy bà cháu chỉ có đĩa rau, đôi khi chỉ cơm chan nước mắm. Có những ngày, nhà không có gì ăn, đến cả gạo cũng hết, em phải đạp xe 5km tới trường với chiếc bụng đói...".
Dù cuộc sống khó khăn nhưng trên miệng Đạt luôn nở những nụ cười tươi trên hành trình đến trường
Trước hoàn cảnh khó khăn, cậu học trò nghèo luôn ý thức được sự khổ nhọc của bà để vươn lên trong học tập. Sau giờ học, em thường tranh thủ quỹ thời gian của mình để phụ giúp việc nhà và đi làm thuê trong hàng xóm kiếm thêm chút tiền lẻ mua rau cải thiện bữa ăn.
Chia sẻ thêm về hành trình đến trường, Đạt cho biết: "Em rất thích học các môn học bên khối tự nhiên. Mỗi tối em thường dành ra 3,4 tiếng để học bài. Ngoài việc học trên trường, em theo học các lớp học ngoài giờ để củng cố thêm kiến thức. Những điều em chưa hiểu thì em lại chủ động nhờ thầy cô giải thích rõ. Chính vì nắm chắc kiến thức nên em cũng có động lực hơn trong việc học...".
Biết được hoàn cảnh éo le của cậu học trò này, các thầy cô giáo không lấy tiền học phí, còn động viên em tích cực tham gia học hành. Vì có hoàn cảnh khó khăn, Đạt được trường hỗ trợ rất nhiều từ học phí, sách vở, quần áo và cả gạo. Mới đây nhất, em được trao tặng học bổng "Đọt chuối non" của báo Tiền Phong và Qũy trò nghèo vùng cao trao tặng.
Sau giờ học, Đạt thường dành một khoảng thời gian nhỏ để đọc sách
Khi được hỏi về ước mơ của mình, đôi mắt em Đạt bỗng buồn: "Em mơ một bữa cơm thịt để hai bà cháu ăn. Ngoài ra, thời gian sắp tới điều kiện học tập sẽ tốt hơn để em có thể thực hiện giấc mơ vào đại học của mình. Sau này, khi học ra em mong có một công việc ổn định, kiếm ra thật nhiều tiền, mang về giúp bà chữa bệnh.".
Nói về cậu học trò mồ côi, thầy Ngô Văn Hội (GVCN của Đạt) cho biết: "Hoàn cảnh của em Đạt rất đáng thương. Vì thế nhà trường cùng các thầy cô giáo luôn tạo điều kiện, quan tâm động viên Đạt, để em không vì đó mà bỏ dở giấc mơ học hành. Ở trường, Đạt rất chăm chỉ học tập, tích cực tham gia các hoạt động. Đạt cũng là tấm gương nghèo, hiếu học đầy nghị lực, biết vượt qua khó khăn. Tết này, chúng tôi cũng đã có những phần quà để giúp em có một cái tết trọn vẹn hơn."
Lớp trưởng gương mẫu, 3h sáng dậy phụ mẹ hái rau
Tìm về cuối thôn Đoàn Kết (xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa), chúng tôi thấy một dáng người nhỏ bé đang cần mẫn tưới rau giúp mẹ. Không ai khác, đó là em Huỳnh Thị Thu Nghiệp (Lớp trưởng lớp 7.1, trường THCS Phan Bội Châu, huyện Ia Pa). Cũng kém may mắn như Đạt, cha Nghiệp bỏ đi khi em vừa mới 3 tháng tuổi. Em sống cùng mẹ và ông bà ngoại đã ngoài 70 tuổi, trong căn nhà xập xệ chỉ 25m2.
Cuộc sống khó khăn, công việc lại không ổn định, mẹ Nghiệp tận dụng mảnh đất trong sân để trồng rau đi ra chợ bán. Cứ 3h sáng, hai mẹ con Nghiệp lại cặm cụi dậy sớm nhặt rau, để kịp giờ cho mẹ mang ra chợ bán. Nhưng chỉ với mấy sào rau, thu nhập không đủ trang trải bữa ăn hằng ngày cho bốn miệng ăn, mẹ Nghiệp phải xin đi làm thuê vào buổi chiều tối.
Không phụ tấm lòng mẹ, Nghiệp luôn là tấm gương sáng để bạn bè noi theo. Nhiều năm liền em là lớp trưởng gương mẫu và luôn học sinh giỏi tốp đầu của lớp. Không những học giỏi, ở lớp Nghiệp hát rất hay, được mệnh danh là "họa mi núi rừng".
Chia sẻ về bí quyết học giỏi của mình, Nghiệp hào hứng: "Mỗi ngày em đều dành ra 2-3 tiếng mỗi tối để học bài. Đối với những bài tập khó, em cố gắng mày mò, khi nào không hiểu được nữa thì đánh dấu lại, mai lên hỏi cô. Sau giờ học, em có một nhóm bạn, luôn hỗ trợ nhau trong việc làm bài tập. Mỗi tuần vài lần, nhóm chúng em hay nhờ những bạn học giỏi, có điều kiện được đi học thêm đến để chia sẻ kiến thức. Giúp chúng em bổ sung và mở mang hiểu biết ngoài kiến thức ở trường."
Cứ khoảng 3h sáng, em Huỳnh Thị Thu Nghiệp lại dậy cùng nhặt rau giúp mẹ
Được biết, ở trường Nghiệp luôn có mặt trong danh sách trao học bổng của các mạnh thường quân và các tổ chức. Chị Hòa (mẹ của Nghiệp) bộc bạch: "Khi con được nhận học bổng, số tiền ấy tôi thường đem đi gửi tiết kiệm. Dù khổ đến mấy tôi cũng không mang ra dùng. Tôi cất dành ở đó, mai này có chút tiền dư dả để con cảm thấy yên tâm bước vào đại học."
Khi hỏi về động lực và ước mơ sau này của mình, Nghiệp thổ lộ: "Em ước mơ sau này có đủ tiền để đi học đại học. Em muốn trở thành giáo viên, mang cái chữ về làng. Sau này, em hi vọng có công việc ổn định, thoát được cảnh nghèo đói. Cố gắng làm ra thật nhiều tiền về nuôi mẹ và ông bà, vì mẹ em đã quá khổ rồi".
Nhìn vào đôi mắt hồn nhiên của các em, tôi cảm thấy thán phục trước nghị lực và ý chí khát khao vươn lên. Tôi hi vọng những "đóa hoa rừng" này hãy cứ vươn mình mạnh mẽ trước khó khăn.
Thùy Dung
Theo Dân trí
Trường đại học Y Dược Thái Nguyên: Tuyển sinh liên thông ĐHCQ ngành Y đa khoa theo địa chỉ sử dụng Vừa qua, Trường đại học Y - Dược, Đại học Thái Nguyên được Bộ GD&ĐT chấp thuận bổ sung chỉ tiêu đào tạo liên thông trình độ đại học ngành Y đa khoa theo địa chỉ sử dụng cho Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam và Trường Đại học Kình doanh và Công nghệ Hà Nội với 55 chỉ tiêu....