Bố mẹ chỉ cần thay đổi một chút trong lời khen sẽ làm thay đổi cả cuộc đời con
Chỉ với một thay đổi nhỏ trong cách khen ngợi bé, bố mẹ có thể giúp bé phát triển tư duy để trở thành những người dẫn đầu trong tương lai.
Khi chuẩn bị sinh, nhiều bố mẹ thường có thói quen đọc hết tất cả những gì tìm được về những chú ý khi sinh hay cách nuôi dạy trẻ trong vài năm đầu đời. Những cuốn sách này thường chỉ cho bố mẹ cách cho bé ăn, đưa bé tới bác sĩ, làm sao để tránh hóc thức ăn, nhưng lại không hề chia sẻ về một việc rất đơn giản là bố mẹ nên khen con như thế nào cho đúng.Theo tiến sĩ Carol Dweck, một nhà nghiên cứu tiên phong trong lĩnh vực khám phá động lực nội tại, là một trong những người đầu tiên đề xuất cách thức xây dựng tư duy phát triển (growth mindset) nhằm thay thế tư duy tĩnh (fixed mindset).
Ngay từ khi trẻ bắt đầu có nhận thức về ngôn ngữ, chúng sẽ bắt đầu có khả năng định hướng tư duy.
Để xây dựng nên hệ thống suy nghĩ phát triển, bố mẹ cần nhớ: Sẵn sàng khen ngợi con hết lời vì khả năng chúng tiếp thu kiến thức hơn là khen rằng con thật thông minh.
Một vài đoạn hội thoại sau là ví dụ điển hình của mô hình này:
1. Tư duy tĩnh: “Con đọc hiểu một câu trong quyển sách này rồi sao – con thật thông minh quá!”
Tư duy phát triển: “Con đọc hiểu một câu trong quyển sách này rồi sao – mẹ biết con đã nỗ lực thế nào để đọc hiểu nó, giờ thì con thành công rồi này! Chúc mừng bé của mẹ nhé!”
2.Tư duy tĩnh: “Con xếp xong bộ xếp hình nhanh thế à – con thông minh thật quá!”
Tư duy phát triển: “Mẹ xin lỗi vì bắt con phải chơi bộ xếp hình dễ thế này – để mẹ mua cho con bộ khác khó hơn nữa nhé. Mẹ biết chúng ta có thể hoàn thành hết mà!”
Chỉ với một thay đổi tinh tế trong cách truyền đạt cũng có thể tạo ra sự khác biệt vô cùng lớn
Khi mẹ bắt đầu thay đổi cách khen ngợi trẻ là mẹ đang thay đổi chính cách đánh dấu thành tựu của con, từ đánh giá giá trị dựa trên trí thông minh có sẵn do gen thành một thông điệp xuyên suốt học tập suốt đời.
Nhờ thế, sự tự tin của trẻ khi tiếp xúc với một điều gì đó mới lạ sẽ không bị bó buộc vào suy nghĩ: “Làm thế nào để hoàn thành tốt ngay lập tức?” hay “Mình vốn thông minh sẵn như thế nào?” mà trẻ sẽ ngầm biết rằng có rất nhiều cách thức để chứng tỏ bản thân mình.
Qua nghiên cứu với một nhóm học sinh lớp 7, giáo sư Dweck đã chứng minh rằng tư duy phát triển có thể tạo nên thay đổi vô cùng to lớn.
Đội nghiên cứu đã theo dõi một nhóm trẻ thi vào trường với số điểm ngang nhau, dành sự chú ý đặc biệt tới những trẻ thể hiện tư duy phát triển ngay từ đầu và những trẻ tin rằng mình thông minh sẵn (tư duy tĩnh).
Video đang HOT
Ảnh minh họa
Tại sao lại có sự khác biệt lớn như vậy?
Theo lời giải thích của giáo sư Dweck cho rằng:
“Chúng tôi đã đánh giá tư duy của những trẻ này và phân loại chúng thành 2 loại: tư duy tĩnh và tư duy có tiềm năng phát triển. Chúng vào lớp 7 với cùng một điểm số nhưng đến cuối kì 1, điểm của chúng bắt đầu thể hiện sự khác biệt rõ rệt. Điều duy nhất tạo nên sự khác biệt này chính là cách tư duy của chúng”.
Những trẻ trong 2 nhóm này có những mục tiêu hoàn toàn khác biệt. Mục tiêu hàng đầu của những trẻ với tư duy tĩnh đó là “tỏ ra thông minh bất cứ lúc nào và bằng bất cứ giá nào”. Vì thế, cuộc sống của chúng chỉ xoay quanh việc trốn tránh những nhiệm vụ có thể khiến chúng thể hiện ra sự yếu kém.
Nhưng với nhóm trẻ có tư duy phát triển, chúng tin rằng trí thông minh của mình có thể phát triển, tiêu chí hàng đầu của nhóm này đó là “HỌC bất cứ lúc nào và bằng bất cứ giá nào”.
Ảnh minh họa
Khi nào thì nên bắt đầu giúp trẻ xây dựng tư duy phát triển?
Theo giáo sư Sal Khan tại Học viện Khan thì “không bao giờ là quá sớm và không bao giờ là quá muộn”. Ông sẵn sàng cung cấp mọi thứ để giúp trẻ có thể học, nhưng ông nhận ra rằng trẻ chỉ sử dụng nguồn học nếu chúng thích thú và sẵn sàng để “tin rằng chúng ta có thể học”.
Có vài cách để mẹ có thể giúp con nuôi dưỡng tư duy phát triển như sau:
- Ngay từ khi trẻ bắt đầu hiểu ngôn ngữ, mẹ đã có thể phát triển tư duy phát triển cho con. Về cơ bản, tự bản thân trong mỗi đứa trẻ đã có tư duy này từ khi còn nhỏ một cách tự nhiên.
- Tuy nhiên, tư duy phát triển cũng có thể luyện tập và hình thành vào những năm sau này: Sẽ khó khăn nhưng bố mẹ có thể làm được. Ai cũng có tư duy phát triển về vấn đề này nhưng lại có tư duy tĩnh về vấn đề khác.
Dù là bố mẹ, giáo viên hay người học, bằng cách khuyến khích tư duy phù hợp, bạn có thể khai phá những tiềm năng ẩn giấu ngay trong bé và trong cả chính con người mình.
Theo Helino
Bộ tranh về những hành động "kiêng kị" mà bố mẹ tuyệt đối không nên làm trước mặt con nhỏ
Trước mặt trẻ, có một số hành động bố mẹ nhất định không nên làm, đó là những hành động nào?
Trong quá trình trẻ trưởng thành, bố mẹ là người trẻ tiếp xúc nhiều nhất, cũng là người thân thuộc khiến trẻ mô phỏng mọi hành động, cử chỉ để giao lưu với thế giới bên ngoài. Khi bố mẹ nóng vội trong việc giáo dục trẻ, cũng là lúc họ quên phải điều chỉnh bản thân để trở thành tấm gương sáng cho trẻ noi theo. Trước mặt trẻ, có một số hành động bố mẹ không nên làm, đó là những hành động nào?
1. Tranh cãi phương pháp giáo dục trước mặt trẻ
Cuộc sống bận rộn, nhiều bậc cha mẹ không thể dành thời gian bên con, nên họ nhờ cậy ông bà chăm sóc trẻ. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến xung đột trong cách nuôi dạy trẻ của những người lớn tuổi và bố mẹ trẻ.
Chẳng hạn, vài giây trước người mẹ ngăn cấm con: "Hôm nay, mẹ không cho phép con chơi game trên điện thoại". Sau khi người mẹ dứt lời, bà nội liền dỗ dành và đưa điện thoại cho đứa trẻ chơi tiếp.
Khi những người nuôi dạy trẻ bất đồng quan điểm, họ sẽ quay sang phán xét và chỉ trích lẫn nhau. Đây là điều cấm kỵ trong cách giáo dục trẻ. Trẻ nhỏ chưa có khả năng nhận thức tốt sự việc, nên không thể phân biệt đúng sai rạch ròi. Khi trẻ chứng kiến người lớn bất đồng trong cách dạy dỗ trẻ, trẻ sẽ cảm thấy lúng túng, khó hiểu.
Có những đứa trẻ biểu hiện khác nhau trước mặt bố mẹ và ông bà, do đó những lời dạy dỗ của họ đối với trẻ đôi khi sẽ mất hiệu nghiệm. Những người có trách nhiệm nuôi dạy trẻ cần có sự thống nhất với nhau về phương pháp giáo dục trẻ.
2. Phá hoại đồ chơi trước mặt trẻ
Khi bố mẹ phá hoại đồ chơi hoặc cầm đồ chơi đi mất sẽ khiến trẻ cảm thấy tổn thương. Có lẽ bạn nghĩ rằng: "Chỉ là một món đồ chơi nhỏ, có gì quan trọng nhỉ?". Nhưng đối với trẻ, ngoài bố mẹ thì đồ chơi là nơi trẻ gửi gắm cảm xúc và tinh thần.
Lỗ Tấn từng viết về một câu chuyện có tên là Con Diều:
Từ nhỏ, tôi không thích thả diều, tôi nghĩ rằng chỉ những đứa trẻ không có triển vọng mới đắm mình trong trò thả diều. Một hôm, tôi phát hiện em trai lén thả diều, thế là tôi lập tức phá nát con diều của em tôi.
Nhiều năm sau, khi nghĩ về câu chuyện này, Lỗ Tấn cho biết: "Cuối cùng, sự trừng phạt đã đến với tôi. Vào độ tuổi trung niên, khi tôi tình cờ đọc một quyển sách thiếu nhi, tôi biết được rằng, chơi với đồ chơi là hành vi chính đáng của trẻ nhỏ, đồ chơi cũng giống như thiên thần trong câu chuyện thần thoại. Hình ảnh tôi từng phá nát con diều của em trai như hiện ra trước mắt, tôi cảm thấy trái tim của mình trở nên khô khốc, giống như rơi vào vực sâu không đáy".
Khi người lớn phá hoại đồ chơi của trẻ, đối với trẻ đấy không chỉ đơn thuần là món đồ chơi, mà còn là điều tốt đẹp trong câu chuyện thần thoại.
3. Than phiền trước mặt trẻ
Một học sinh từng tâm sự với tôi, em ấy rất sợ về nhà. Bởi mỗi lần về nhà, em ấy đều nghe những lời than phiền không ngớt của người mẹ.
"Bố của con là kẻ vô dụng, mẹ không thể trông mong ông ấy làm điều gì giúp ích cho gia đình".
"Bà nội của con là một kẻ lắm chuyện, lần sau con nên hạn chế đến nhà bà nội".
"Gia cảnh nhà chúng ta rất nghèo khổ".
Than phiền, oán trách có thể lây lan sang người khác. Khi bố mẹ luôn miệng trách móc, kể khổ với trẻ, nghĩa là họ đang xem nhẹ khả năng chịu đựng và tác động xấu đối với trẻ. Điều này sẽ dẫn đến cảm xúc tiêu cực, tâm lý của trẻ không thể phát triển khỏe mạnh khi sống trong một gia đình có bố mẹ than phiền về mọi thứ.
Nếu bố mẹ không hạnh phúc với cuộc sống hiện tại, làm sao trẻ có thể hạnh phúc?
4. Phá vỡ nguyên tắc ngay trước mặt trẻ
Mọi người thời nay ca thán: "Trẻ nhỏ bây giờ được bố mẹ chiều hư, ngay cả phép tắc tối thiểu cũng không có".
Hành vi của trẻ nhỏ, chính là cái bóng phản chiếu của người lớn. Bởi trẻ bắt chước, mô phỏng theo người lớn.
Vài ngày trước, khi tôi đang xếp hàng đợi thanh toán tại tiệm bánh. Có một bé trai khoảng 5, 6 tuổi đứng sau tôi. Khi người mẹ mất kiên nhẫn vì đợi quá lâu, cô ấy đã giật cái bánh mỳ trên tay đứa trẻ, đồng thời kéo đứa trẻ ra khỏi hàng, đẩy đứa trẻ đến quầy thanh toán. Cô ấy bảo rằng: "Mua 1 ổ bánh mỳ mà đợi lâu thế, mẹ đợi con nãy giờ".
Cuộc sống hiện nay, cảnh tượng này không phải là hiếm. Không phải trẻ không hiểu nguyên tắc, mà là người lớn tuân thủ nguyên tắc ngày càng ít.
Muốn trẻ trở thành người như thế nào, đều không thể tách rời khỏi sự dạy dỗ của cha mẹ. Nếu bố mẹ phá vỡ nguyên tắc ngay trước mặt trẻ, sau này trẻ sẽ trở thành người coi thường nguyên tắc.
Theo Toutiao
Những giấc mơ vượt núi Cuối tuần Thảo lại vượt hơn 35 km đường để về nhà phụ giúp gia đình. Bạn bè khuyên Thảo nên ở lại trường nghỉ ngơi cho lại sức, sau một tuần học tập căng thẳng. Nhưng em nào nghe. Bởi hơn ai hết, Thảo hiểu, để được đến trường, lên lớp, bản thân phải giúp đỡ bố mẹ thật nhiều. Lớp học...