Bố mẹ cần tránh: 8 câu nói tưởng vô hại nhưng lại làm tổn thương sâu sắc lòng tự trọng của trẻ
Không phải bố mẹ nào cũng biết câu nói mà mình vừa sử dụng lại làm tổn thương nghiêm trọng lòng tự trọng của trẻ như vậy.
1. “Con đang vẽ gì thế?”
Ai vẽ tranh cũng mong người khác ghi nhận bức tranh hay ít nhất là đoán biết được mình đang muốn vẽ gì, truyền tải cái gì. Điều này lại càng đặc biệt quan trọng với trẻ con. Câu hỏi “Con đang vẽ gì thế?” tưởng chừng như là sự quan tâm, muốn tìm hiểu việc trẻ đang làm.
Nhưng trong thực tế, trẻ lại cho rằng những cố gắng của trẻ để vẽ nên bức tranh đều là vô ích. Bởi ngay cả bố mẹ cũng không thể nhận ra được bức tranh vẽ về cái gì. Từ đó sự tự tin của trẻ sẽ giảm sút và biến mất. Vì vậy, thay vì hỏi câu hỏi đó, bố mẹ hãy nói rằng “Con có thể kể cho bố/mẹ về bức tranh mà con đang vẽ không?”
2. “ Sao con ngốc thế? Đáng lẽ con phải như thế này chứ!”
Đây là một câu nói mà khá nhiều bố mẹ sử dụng khi con làm gì đó sai hay bất cẩn. Bố mẹ thường nghĩ rằng đây là một câu chỉ dẫn nhưng thực ra lời chỉ trích này mang tính nhận xét phiến diện về toàn bộ con người trẻ. Điều này khiến trẻ cảm thấy vô cùng tổn thương và kém cỏi. Vì vậy hãy nói rằng: “Bình thường bố/mẹ thấy con làm rất đúng nhưng tại sao bây giờ con lại như thế này?”
(Ảnh minh họa)
3. “Là do con chưa cố gắng hết mình”
Video đang HOT
Chắc chắn sẽ có lúc bố mẹ thất vọng với một hành động hay kết quả nào đó của con mình, nhất là trong học tập. Bởi ban đầu bố mẹ thường kỳ vọng con mình sẽ làm tốt hơn nhưng vì một lý do nào đó mà kết quả không được như mong đợi. Lúc này, thay vì trách móc rằng con chưa cố gắng, bố mẹ hãy nói: “Con hãy lên kế hoạch cho mình để đạt kết quả tốt hơn trong lần tiếp theo nhé?”
4. “Nếu tiếp tục hành động như thế bố mẹ sẽ không thương con nữa”
Bố mẹ luôn là người thương con vô điều kiện nhưng trẻ con thì chưa rõ được điều này. Nếu như bố mẹ dùng câu nói phía trên, trẻ sẽ chỉ cảm thấy bất ổn mà thôi. Lòng tự trọng của trẻ sẽ nhanh chóng bị sụt giảm nếu trẻ nghĩ rằng tình yêu mà bố mẹ dành cho mình dễ dàng mất đi như vậy. Vậy thì thay vì câu nói kia, bố mẹ hãy nói rằng: “Bố/mẹ yêu con rất nhiều nhưng bố/mẹ cảm thấy không vui vì con như vậy.”
5. “Con lúc nào cũng bẩn thỉu và luộm thuộm”
Lòng tự trọng không chỉ ở năng lực mà còn ở vẻ bề ngoài và ở quần áo trẻ đang mặc. Cụ thể thì bất kỳ nhận xét tiêu cực nào về ngoại hình của trẻ cũng có thể làm giảm sự tự tin của trẻ. Vì vậy, kể cả khi trẻ có không được sạch sẽ tinh tươm cho lắm thì bố mẹ cũng đừng vội chỉ trích hay thẳng thừng chê bai mà hãy nhẹ nhàng: “Con nên giữ quần áo sạch sẽ và gọn gàng chứ. Nếu không tự mình làm được thì bố/mẹ có thể giúp con.”
6. “Tại sao anh chị giỏi thế kia mà con không học tập một chút”
Thực ra, sự so sánh của bố mẹ không làm trẻ cố gắng hơn mà chỉ làm trẻ tự ti. Nếu điều này còn diễn ra trong gia đình thì lại càng gây chia rẽ hơn. Bởi trẻ sẽ chuyển sự oán giận của mình lên anh/chị vì trẻ cho rằng vì anh/chị quá giỏi nên bố mẹ mới nói với mình như thế. Cho nên nếu trẻ không được như anh/chị của chúng thì hãy nói rằng bố/mẹ biết rằng con sẽ tốt hơn và có tiến bộ hơn chứ không chỉ dừng lại ở đây.
(Ảnh minh họa)
7. “Tại sao ít bạn chơi với con vậy?”
Giống như người lớn, 1 số đứa trẻ thích có vài người bạn thân thiết hơn là những tình bạn hời hợt. Do đó trẻ vẫn có thể hài lòng dù rất ít bạn. Nên nếu bố mẹ nói câu này thì lại gây cho trẻ cảm giác mình đã làm sai hoặc điều gì đó xấu xa nên mới bị các bạn xa lánh. Nếu thấy trẻ hài lòng với số lượng bạn của mình, bố mẹ hãy nói: “Bố/mẹ rất vui vì con có những người bạn tốt như thế!”
8. “Con từ bỏ mọi chuyện một cách dễ dàng quá”
Một khi trẻ đã không thể tiếp tục một công việc nào đó dù đã được bố mẹ ra sức động viên thì hãy để trẻ dừng lại. Vì trẻ con vô cùng thật thà nên trẻ sẽ chỉ dừng lại khi chắc chắn mình đã hết ý tưởng để giải quyết chứ không phải trẻ không cố gắng hay dễ dàng từ bỏ.
Theo Helino
Khi anh trai tôi giới thiệu người yêu, bố mẹ tôi sốc đến mức suýt ngất đi, đặc biệt khi "chị" cất tiếng chào, cả nhà tôi đơ người
Tuần trước, anh trai nói sẽ dẫn người yêu về ra mắt nhưng mong bố mẹ đừng quá sốc kẻo làm cô ấy bị tổn thương. Mẹ tôi nghe thấy thế, mừng hơn được vàng.
Gia đình tôi chỉ có hai người con. Trong đó, anh trai tôi được bố mẹ đặt nhiều kỳ vọng hơn. Anh ấy học giỏi từ nhỏ, lại năng động, ăn nói khôn khéo nên rất được lòng người khác. Khi anh đậu đại học Ngoại thương, bố mẹ tôi đi đâu cũng khen ngợi anh hết lời. Với bố mẹ tôi, anh tôi chính là niềm tự hào, hãnh diện của họ.
Tốt nghiệp đại học, anh tôi xin vào làm ở một công ty nước ngoài, lương tháng tính bằng tiền đô. Bố mẹ tôi lúc này đã hối thúc anh có người yêu. Nhưng mẹ tôi cũng nói thẳng nhiều lần là chỉ chấp nhận một cô gái ngang tài, ngang tầm với anh. Tôi lại cho rằng chuyện yêu đương không thể áp đặt bằng những tiêu chuẩn như vậy được. Vì chuyện đó mà mẹ tôi hay mắng tôi là "đã không giỏi bằng anh mày rồi mà khoản kén chồng cũng chẳng nên thân".
Trái lại với mong muốn của bố mẹ tôi, anh tôi cứ mải làm ăn, dự định lập công ty trong hai năm nữa. Riêng chuyện yêu đương, rất ít khi thấy anh đề cập đến.
Anh ấy học giỏi từ nhỏ, lại năng động, ăn nói khôn khéo nên rất được lòng người khác. (Ảnh minh họa)
Mẹ tôi ngày càng sốt ruột vì năm nay anh đã 33 tuổi. Tôi là em gái mà cũng đã có chồng rồi. Càng sốt ruột thì mẹ tôi càng hối thúc, cứ thấy mặt anh ở đâu là nói về yêu đương, vợ con ở đó. Cho đến tuần trước, anh nói sẽ dẫn người yêu về ra mắt nhưng mong bố mẹ đừng quá sốc kẻo làm cô ấy bị tổn thương. Mẹ tôi nghe thấy thế, mừng hơn được vàng. Bởi mẹ tôi sau mấy năm ròng giờ chỉ mong có con dâu, có cháu bồng thôi chứ không đòi hỏi cao xa nữa.
Thế là chủ nhật tuần này, anh tôi dẫn người yêu ra mắt thật. Nhưng thấy người yêu anh, cả nhà chúng tôi đều sốc đến á khẩu. Riêng mẹ tôi suýt ngất đi vì không thể tin nổi vào mắt mình.
Người yêu anh diện một bộ váy đỏ ôm sát, khuôn mặt trang điểm cẩn thận, tay cầm một làn trái cây. Điều quan trọng là dù "chị ấy" ăn mặc thế nào, trang điểm ra sao thì vẫn không giấu được vẻ ngoài nam tính. Đặc biệt khi "chị ấy" cất tiếng chào ồm ồm đặc trưng đàn ông, cả nhà tôi đều ngồi đơ người.
Tôi cũng quá bất ngờ trước sự thật mà anh giấu kín bao lâu nay nên cũng không biện minh được gì cho anh. (Ảnh minh họa)
Mẹ tôi sốc quá, lấy tay ôm ngực kêu khó thở rồi bảo tôi dìu lên phòng nằm nghỉ. Dìu mẹ lên rồi, tôi xuống nhà ngồi nói chuyện với mọi người. Anh tôi thừa nhận đã biết bản thân đồng tính từ rất lâu rồi nhưng không dám nói ra vì sợ mọi người chê cười. Anh và người yêu bên nhau đã hơn 5 năm nên không muốn vì chuyện lấy vợ mà phải bỏ "chị ấy". Anh tôi còn khẳng định nếu nhất định lấy vợ cũng chỉ lấy "chị ấy" mà thôi.
Bố tôi ngồi im thin thít vì sốc. Tôi hỏi anh không nghĩ đến thể diện gia đình, không nghĩ đến mẹ đang trông chờ cháu sao? Anh nói anh và người yêu đang có dự định qua Thái Lan phẫu thuật chuyển giới hoàn chỉnh. Còn chuyện con cái thì xin con nuôi là được. Tôi không biết phải nói gì trước những lời anh nói. Có nghĩa là anh đã chuẩn bị đâu vào đó hết rồi chứ nhất định không chịu cưới một cô gái bình thường.
Sau khi người yêu anh về, gia đình tôi đã xảy ra một vụ tranh cãi lớn nhất trong mấy chục năm qua. Bố mẹ tôi giận dữ đuổi anh ra khỏi nhà. Tôi cũng quá bất ngờ trước sự thật mà anh giấu kín bao lâu nay nên cũng không biện minh được gì cho anh. Nhưng dù thế nào, chắc chắn chúng tôi cũng không chấp nhận chuyện tình yêu ngược đời này của anh. Mà đuổi anh đi thế này, tôi thấy tội quá. Có cách gì để anh tôi suy nghĩ lại cho thấu đáo không?
Theo Afamily
Định làm ầm lên cho người tình của vợ biết mặt, không ngờ ông ta chỉ nói đúng điều này khiến tôi mềm nhũn và lại khúm núm Vậy là lúc ấy, ý chí tôi nhũn ra như bún. Tôi lại quay về làm thằng hèn, khúm núm trước người tình của vợ một cách vô điều kiện. Phụ nữ lúc nào cũng nói đàn ông chúng tôi làm họ khổ. Nhưng cũng có những người như vợ tôi, dù chồng yêu thương, con cái ngoan ngoãn thì vẫn ngoại tình....