Bố mẹ cần biết mặt trái của phần thưởng trẻ nhận được
Phần thưởng cũng như lời khen, nói chung thường có tác dụng tích cực trong quá trình bồi đắp sự tự tin cho đứa trẻ. Tuy nhiên, theo chuyên gia Nguyễn Lâm Thúy, Văn phòng tham vấn Gia đình & Trẻ em Vala, nếu phần thưởng đứa trẻ nhận được không đúng cách, không đúng với thực lực mà chúng đáng được nhận thì sẽ có tác dụng ngược lại, thậm chí là gây hại đối với đứa trẻ.
Học sinh giỏi xưa hiếm như học sinh trung bình ngày nay?
Chị Minh Tuyết quê Nam Đàn, Nghệ An, hiện sống tại Hà Nội kể rằng, thời chị đi học cách đây hơn 25 năm, chị là người có học lực luôn đứng đầu hoặc thứ 2 lớp trong suốt thời kỳ từ cấp 1 (tiểu học bây giờ) cho đến cấp 2 (trung học cơ sở hiện nay).
Mặc dù học đứng nhất, nhì lớp nhưng xem lại học bạ trong cả hai cấp học đó, chỉ có một năm chị đạt Học sinh giỏi, còn lại là Học sinh tiên tiến. Ngay như môn Văn là môn mà dường như năm nào chị cũng đạt giải Học sinh giỏi huyện, Học sinh giỏi tỉnh thì điểm tổng kết cũng chỉ trên 7,0.
Hy hữu có năm lên 8,0. Và theo chị Tuyết, đó là số điểm tổng kết cao nhất, không chỉ trong lớp mà trong cả trường cấp 2 Vân Diên, Nam Đàn hồi đó. Cũng vì thế mà số học sinh giỏi trong trường mỗi năm mỗi khối chỉ 1-2 học sinh, thậm chí có năm không có học sinh nào.
Số học sinh tiên tiến cũng không nhiều, chỉ chiếm khoảng 2-5%. So điểm số của chị Tuyết ngày đó với học sinh hiện nay thì khác một trời một vực. Học sinh bây giờ điểm tổng kết rất cao. Số học sinh giỏi trung bình khoảng 75%, học sinh tiến tiến khoảng 18%, học sinh trung bình chiếm khoảng 1-2%. Tức là, số học sinh giỏi của thời chị Tuyết cách đây 25 năm hiếm hoi như số học sinh yếu nhất (được xếp loại trung bình trong lớp học) với tỷ lệ trung bình khoảng 2%.
“Qua theo dõi việc học tập của con tôi và các bạn trong lớp thì tôi thấy, không phải học sinh bây giờ giỏi hơn học sinh ngày xưa mà đó hoàn toàn là do cách đánh giá của giáo viên, của nhà trường mỗi thời mỗi khác.
Ngày xưa một bài văn dù hay đến cỡ nào cũng chỉ 8 điểm là cao nhất. Còn bây giờ có 10 điểm văn. Thời tôi đi học, học sinh giỏi là giỏi thực sự, giỏi như những học sinh học ở mức giỏi xuất sắc bây giờ. Cũng như vậy, nếu học ở mức bình thường thì điểm số hay danh hiệu cuối năm sẽ rất khớp, tức là ở mức trung bình.
Video đang HOT
Nhưng hiện nay, số học sinh học ở mức bình thường thì hầu như được nâng lên học sinh giỏi, còn học sinh thực sự giỏi thì sẽ nâng lên học sinh giỏi xuất sắc. Cách đánh giá như vậy theo tôi là không đúng thực lực của các em”, chị Tuyết nói.
Đáng sợ nhất là trẻ ngộ nhận về mình
Theo chuyên gia Nguyễn Lâm Thúy, việc đánh giá hay khen thưởng không đúng với thực lực của học sinh sẽ có gây nên những tác hại khó lường cho chính bản thân đứa trẻ.
Lời khen hay khen thưởng chỉ có tác dụng khi nó đánh giá đúng thực chất. Khen đúng thì được khích lệ, tự tin. Còn nếu khen sai sẽ khiến cho đứa trẻ bị tổn thương hoặc trở nên ngộ nhận về bản thân gây nên những nguy hại khôn lường.
Nếu đứa trẻ biết bố mẹ chạy thành tích cho mình thì sau này nó sinh ra thủ đoạn, dối trá để được khen, để được tôn trọng. Đứa trẻ cũng từ đó học cách sống đối phó bằng những trò gian dối, thủ đoạn được bố mẹ tập thành từ việc chạy điểm đó.
Còn những trẻ không biết bố mẹ chạy điểm, hoặc được các thầy cô hay nhà trường tự nguyện “nâng đỡ” thì nó sẽ ngộ nhận về bản thân. Chúng tưởng rằng mình giỏi hoặc đang rất giỏi. Từ đó thiếu đi sự đánh giá chính xác về bản thân để có thể có kế hoạch học tập rèn luyện để có thể hoàn hảo hơn.
Việc đánh giá đúng về bản thân rất quan trọng bởi sẽ giúp cho đứa trẻ không ngộ nhận về mình. Việc ngộ nhận về bản thân sẽ làm cho cuộc sống của đứa trẻ đó về sau sẽ trở nên khó khăn hơn. Cho nên sợ nhất là bố mẹ ngộ nhận về con cũng như đứa trẻ ngộ nhận về bản thân chúng.
Trên thực tế có những đứa trẻ đạt được một danh hiệu trong một cuộc thi “ao làng” nào đó, vì được xung quanh tung hô và ngợi ca, cộng thêm sự thiếu hiểu biết của bố mẹ đã khiến cho đứa trẻ đó ngộ nhận rằng mình là “đệ nhất thiên hạ”, là number one.
Để rồi sau đó chúng phải chật vật lớn lên, chật vật trưởng thành với cái ảo tưởng to lớn về bản thân mình. Điều này lý giải vì sao có những ngôi sao nhí nổi tiếng từ sớm, khi lớn lên lại trượt dài trong nghiện ngập, ma túy và đời sống ăn chơi sa đọa.
Bởi vậy theo bà Thúy, việc quan trọng vô cùng đó là sự đánh giá chính xác khả năng của đứa trẻ. Khi con đạt được thành tích nào đó, hãy nói cho con biết con đang giỏi ở cấp độ nào. Cho con biết giỏi có nhiều cấp độ.
Ví dụ, giỏi trong phạm vi của lớp khác giỏi trong phạm vi của trường, giỏi trong phạm vi nhà trường khác giỏi ở cấp quận, quận khác thành phố. Rồi giỏi cấp quốc gia, cấp quốc tế, giỏi xuyên không gian và thời gian… đều có sự khác nhau rất nhiều.
Có chuyên gia đưa ra nhận xét rằng: Ngộ nhận là mặt sau của giác ngộ, là mặt trái của sự hiểu biết, tai hại vô cùng. Ví dụ ngộ nhận về quyền lực thì dẫn đến lạm quyền. Lạm quyền thì gây ra đủ thứ tai họa.
Ngộ nhận bây giờ trở nên phổ biến… xét cho cùng thì sống là một cuộc nhận thức lâu dài để con người ta vượt qua sự ngộ nhận. Làm được thế thì mới có thể có đời sống an bình, mới có hạnh phúc cho mình.
Ngân Khánh
Theo Giadinh.net.vn
'Học cũng cần có đam mê'
Là chia sẻ của em Trần Thị Ngọc Quỳnh (học sinh Trường THCS Chu Văn An, TP.HCM) tại buổi lễ tuyên dương học sinh giỏi cấp thành phố và quốc gia.
Đại diện Báo Thanh Niên trao học bổng Nguyễn Thái Bình cho học sinh giỏi - B.THANH
Ngày 7.6, Phòng Giáo dục quận 11, TP.HCM tổ chức lễ tuyên dương giáo viên đào tạo học sinh giỏi và khen thưởng học sinh đạt các giải thưởng cấp thành phố, quốc gia.
Theo đó, trong năm học 2017 - 2018, quận 11 có 77 học sinh đạt các giải thưởng học sinh giỏi cấp thành phố và 9 học sinh đạt danh hiệu học sinh giỏi cấp quốc gia. Được biết, những học sinh nói trên được tuyển chọn từ gần 300 học sinh có kết quả học tập xuất sắc, thể hiện sự tự tin về kiến thức và khả năng tư duy, thực nghiệm, sáng tạo tại các trường THCS.
Tại buổi tuyên đương, học sinh Trần Thị Ngọc Quỳnh (Trường THCS Chu Văn An) đạt giải nhất cấp thành phố môn tiếng Anh, chia sẻ kinh nghiệm trước thành quả học tập đã đạt dược: "Học không chỉ để có kiến thức mà còn cần đam mê. Chỉ đam mê mới giúp mình không ngừng học, tiếp cận những điều mới mẻ...".
Lãnh đạo Phòng Giáo dục quận 11 trao bằng khen cho những giáo viên tận tâm trong công tác bồi dưỡng học sinh - B.THANH
Được biết, sau khi tuyển chọn học sinh ở cấp quận thì những học sinh này được dẫn dắt và bồi dưỡng bởi những giáo viên giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn của các môn như: toán, vật lý, sinh học, thực nghiệm khoa học tự nhiên...
Đại diện cho hơn 20 giáo viên tham gia công tác bồi dưỡng, cô Mai Thùy Anh, chuyên viên mạng lưới môn sinh học của Phòng Giáo dục quận 11, nói rằng: "Để giúp học sinh thể hiện hết khả năng tư duy, giáo viên cần xây dựng kế hoạch giảng dạy khoa học, bết các em cần gì để bổ sung và khuyến khích ".
Tham dự buổi lễ, tiến sĩ Đặng Đức Hoàng, Trưởng phòng Giáo dục quận 11, phát biểu: "Ngành giáo dục quận hãnh hiện trước những thành tích, sự nỗ lực, ý chí của mỗi học sinh cùng với sự tận tâm của thầy cô cũng như sự phối hợp chăm lo của phụ huynh học sinh".
Cũng tại buổi lễ tuyên dương nói trên, Báo Thanh Niên đã trao 20 suất học bổng Nguyễn Thái Bình, mỗi suất trị giá 1.000.000 đồng, cho học sinh vượt lên những khó khăn trong cuộc sống để đạt danh hiệu học sinh giỏi.
Theo thanhnien.vn
Chó trị liệu hỗ trợ học sinh cải thiện kỹ năng đọc và sự tự tin Hiện nay có hàng ngàn con chó đang hỗ trợ những học sinh ở Mỹ và nhiều nước khác cải thiện kỹ năng đọc, sự tự tin đồng thời giảm cẳng thẳng. Khi đọc có chó trị liệu bên cạnh, trẻ cảm thấy thoái mái hơn - CHỤP TỪ CLIP Những con chó nói trên đã được huấn luyện cách tương tác với...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Bức ảnh hiếm tiết lộ áp lực đổi mới của Ukraine đảm bảo sự sống còn trong xung đột
Thế giới
06:18:42 03/04/2025
Tháng 4, hãy dùng 3 loại thịt này nấu các món ăn giúp tăng cường miễn dịch, tốt cho não và giảm bốc hỏa
Ẩm thực
06:09:52 03/04/2025
Phim Hàn chưa chiếu đã hot rần rần: Dàn cast đẹp hơn cả nguyên tác, cặp chính là "thánh visual" hàng đầu showbiz
Hậu trường phim
06:06:19 03/04/2025
Mẹ vợ suốt ngày càm ràm con rể nhưng trước lúc mất, bà để lại cho rể một bức thư và cuốn sổ đỏ, đọc xong, ai cũng nhòe lệ
Góc tâm tình
06:03:04 03/04/2025
Hành trình hóa siêu điệp viên 'độc - lạ' của Rami Malek trong 'Tay nghiệp dư'
Phim âu mỹ
05:58:13 03/04/2025
Màn ảnh Hàn tháng 4: Bùng nổ K-drama cùng những siêu phẩm đáng mong chờ
Phim châu á
05:57:04 03/04/2025
"Nước mắt cá sấu" của HIEUTHUHAI lọt top trending sau chưa đầy 24 giờ ra mắt
Nhạc việt
23:13:30 02/04/2025
Đã khởi tố 22 bị can liên quan đến Công ty cây xanh Công Minh
Pháp luật
22:45:15 02/04/2025